Bón thúc cho cây ăn quả vào thời kì nào

Để có được một vụ mùa bội thu, bà con nông dân luôn phải chủ ý đến toàn bộ giai đoạn phát triển vườn cây ăn quả của mình. Mỗi giai đoạn cây trồng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau, vậy bón phân như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia nông nghiệp tại FUNO.

Những loại phân bón cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của cây ăn quả

  • Giai đoạn cây trồng còn nhỏ, chưa ra quả:

Trong giai đoạn này, cây trồng cần được bón phân đạm với phân lân nhằm kích thích quá trình phát triển rễ và chồi. Do đó, bà con cần phải biết tận dụng thời điểm này để bón phân giúp cây mau lớn. Ví dụ phân lân sẽ bón lót vào đầu mùa và cuối mùa, phân đạm với phân kali nên chia thành nhiều lần bón khác nhau.

  • Giai đoạn cây trồng ra hoa, tạo quả

Khi cây trồng có hoa thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng càng cần thiết bởi khi được bổ sung dưỡng chất, cây sẽ có tài nguyên để kích thích ra hoa, tạo quả. Nhưng nếu cung cấp thừa lượng phân bón yêu cầu thì cây cũng khó có thể ra hoa hơn. Với quá trình phát triển tạo quả, bà con cần bón thêm kali có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng để quả phát triển, bảo đảm cả chất lượng và năng suất.

  • Trước khi thu hoạch quả

Trước khi thu hoạch quả khoảng 1 hoặc 2 tháng chỉ nên bón kali, mục đích để tăng chất lượng quả, màu sắc quả thêm tươi ngon và đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng.

  • Sau khi thu hoạch quả

Sau một vụ nuôi dưỡng quả phát triển, cây gần như kiệt quệ dinh dưỡng nên sau khi thu hoạch; bà con cần nhanh chóng giúp cây phục hồi bằng cách bón phân. Mặt khác, sau một thời gian bộ rễ cũng bị già đi, cây cần hấp thụ nhiều dưỡng chất từ phân lân và phân đạm để tiếp tục ra rễ. Ngoài ra vôi sống có tác dụng làm giảm độ chua, phóng thích dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, cải thiện kết cấu của đất nên cũng được sử dụng chung với phân lân và phân đạm.

Những lưu ý khi bón phân cho cây ăn quả

Khi bón phân cho cây trồng, chúng ta nên bón theo tán của cây, với khoảng cách từ gốc là 1m cho tới 1.5m do khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rễ cây không còn tốt như trước, mà thay vào đó rễ tơ bên ngoài sẽ có chức năng hút chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Điều quan trọng là khi phân đã bón cho cây rồi thì nó cần có nước để hòa tan, ngấm vào rễ, lúc đó cây trồng mới được cung cấp dưỡng chất. Do đặc điểm của phân bón dễ bị trôi đi khi gặp nước cho nên bà con hãy đào hốc hoặc rãnh từ trước rồi mới bón phân cho cây ăn quả. Điều này sẽ giúp nước không bị thất thoát.

FUNO – Đơn vị cung cấp phân bón cho cây ăn quả đảm bảo chất lượng

Để tìm mua phân bón cho cây ăn quả không phải quá khó bởi hiện nay trên thị trường có khá nhiều nơi bán đủ các loại phân bón cho cây trồng, nhưng chất lượng và giá thành sản phẩm thì cũng chưa chắc đã phải là tốt nhất.

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này thì hãy đến với FUNO - Đơn vị cung cấp phân bón cho cây ăn quả đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm chúng tôi cung cấp đều đảm bảo chính hãng, có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, FUNO nhập phân bón trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua bất kỳ nhà trung gian nào nên đảm bảo giá thành phân bón cạnh tranh nhất.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bón phân cho cây ăn quả trong từng giai đoạn phát triển hiệu quả nhất. FUNO rất hi vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ, giúp ích cho bà con trong việc trồng cây ăn quả cho mình. Và nếu còn bất cứ băn khoăn gì trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng, mời bà con liên hệ ngay với FUNO để được các chuyên gia tư vấn kỹ càng nhất.

Câu 1:

rước khi ra hoa (chủ yếu bón đạm và lân), Khi quả mới hình thành còn nhỏ (chủ yến bón đạm và kali). Giai đoạn từ khi chuẩn bị ra hoa đến khi quả đang lớn nên phun thêm phân bón qua lá. Mỗi năm bón thúc 2 – 3 lần: vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Câu 2:

* Chọn đấ trồng cây ăn quả: Tầng canh tác dày, kết cấu tơi xốp, Tưới tiêu thuận lợi, thoát nước tốt, giàu mùn.

– Thiết kế vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngoài.

+ Chống xói mòn để giữ độ phì cho đất (đối với đất dốc)

+ Đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại.

Sơ đồ thiết kế vườn trồng cây: Tuỳ theo địa hình đất cao hay thấp để bố trí bề rộng, bề sâu của mương thoát nước cho phù hợp.

– Xác định mật độ trồng: Mật độ trồng phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: Giống, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc, kỹ thuật cắt tỉa,…

Chuẩn bị đất trồng

– Đào hố trồng cây: Kích thước hố trồng có cạnh và chiều sâu từ 40 – 60cm tuy từng loại cây và chân đất. Để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy

– Bón lót: bằng 1 lượng phân chuồng hoai mục, super lân

Toàn bộ hỗn hợp bón lót được trộn đều với phần đất mặt và được lấp đầy trở lại hố, định vị lại vị trí trồng cây (tâm hố). Công việc này phải được hoàn thiện trước khi trồng cây 15 – 20 ngày

Tiêu chuẩn giống trồng

Cây giống : Đúng giống, được cung cấp bởi cơ sở có uy tín, giống đồng đều, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.

Trồng cây

– Thời vụ trồng: Với điều kiện thời tiết các tỉnh miền Bắc nên trồng cây ăn quả vào vào vụ xuân, T3-T4 và vụ thu T8 – T10. Đây là thời gian trồng thuận lợi để tỉ lệ sống cao.

– Trồng cây: Xé túi bầu cây giống, lưu ý tránh làm vỡ bầu, xới đất đặt cây giống vào vị trí đã xác định (tâm hố), cắm cọc buộc cây để tránh gió lay gốc.

– Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2- 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10- 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

Lưu ý: Sau trồng thường xuyên thăm vườn, duy trì độ ẩm trong khoảng 1 tháng, kịp thời trồng dặm cây chết, cây có biểu hiện sinh trưởng phát triển kém, đảm bảo mật độ trồng

* Chăm sóc sau khi trồng

– Tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.

Chủ đề