Bồ câu ra ràng bao nhiêu ngày tuổi năm 2024

Dạo gần đây thấy có nhiều bạn thắc mắc vấn đề bồ câu ra ràng là gì? Vấn đề này thực ra cũng chẳng có gì mới, bồ câu ra ràng là bồ câu non mới nở được khoảng 10 đến 15 ngày. Trong giai đoạn này mọi người hay gọi là ra ràng chứ ra ràng không phải là tên gọi của một loại chim bồ câu đâu nhé.

  • Máy ấp trứng Mactech
  • Bồ câu thích ăn gì nhất
  • Trứng bồ câu ăn được không
  • Bồ câu sợ mùi gì
  • Chim bồ câu ăn gì
  • Máy sấy hạt điều
  • Bồ câu chung thủy không
  • Máy sấy măng khô
  • Chọn hướng đặt chuồng bồ câu

Chim bồ câu ra ràng là gì

Như vừa nói ở trên, chim bồ câu mới nở được 10 đến 15 ngày thì gọi là bồ câu ra ràng hay chim ra ràng. Đây chỉ là một cách gọi chung chứ không phải là tên gọi của một giống bồ câu nào cả. Trọng lượng của mỗi con bồ câu ra ràng tùy theo giống chim, loại giống to như bồ câu pháp mỗi chim ra ràng có thể nặng tới 400 - 450 gam.

Những công dụng của bồ câu ra ràng

Các cụ ngày xưa vẫn có nhiều câu tục ngữ nhắc đến chi ra ràng như “Nhất chim ra ràng, nhì nàng bỏ guốc” hoặc “Cau phơi tái, gái mãn tang, bồ câu ra ràng, gà mái ghẹ”. Những câu nói này đều có hàm ý rằng chim ra ràng là loại thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng.

Theo y học cổ truyền thì chim câu ra ràng là loại thực phẩm không độc, hơi ấm, tính bình, vị mặn rất tốt để bồi bổ cơ thể, tăng cường khí huyết, kích thích tiêu hóa. Bồ câu ra ràng thường được dùng để làm các món ăn cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mới ốm dậy để bồi bổ sức khỏe.

Giá bồ câu ra ràng

Chim câu ra ràng ít được bán phổ biến ở các chợ nhưng nếu biết nơi đặt thì vẫn có thể mua được. Giá bồ câu ra ràng vào khoảng 100 - 150 ngàn một đôi tùy theo trọng lượng của chim ra ràng.

Có thể bạn sẽ thấy giá bán chim ra ràng như vậy cũng hơi đắt nhưng nếu tính công thì không hề đắt vì chim non cũng phải ấp 17 ngày mới nở. Tỉ lệ nở cao thì được 90% mà tỉ lệ nở thấp thì được 70%. Chưa kể trong thời gian khoảng nửa tháng chim non cũng có tỉ lệ bị chết do bồ câu bố mẹ nuôi vụng dẫm chết con. Vậy nên giá của chim ra ràng như vậy thực ra cũng không phải là đắt.

(Toquoc)- Trong thịt các loài chim, thịt chim bồ câu ra ràng được xem là món ngon đại bổ. Chính vì ngon và bổ dưỡng nên giá khá cao, chỉ nhà giàu có mua ăn thưởng lãm hoặc chỉ khi đau ốm người ta mới mua để chăm cho người ốm chóng bình phục. Giá chim bồ câu cao gấp 5- 7 lần gà, vịt thông thường.

Bồ câu là con vật nuôi được loài người thuần hoá từ rất sớm. Loài chim này rất hiền lành và rất dạn với người. Chúng có thể ăn thức ăn ngay chỗ đông người, dưới chân người một khi đã quen. Chúng ăn rất khoẻ, không hiểu có phải vì đặc tính này mà có tên là bồ câu (diều lớn). Bồ câu thường ăn lúa, đậu ngô, lạc. Bồ câu sống thành từng đôi một và ở chung cùng một chuồng. Bồ câu ưa ở đẹp, mỗi cặp thường tự chọn tổ, chọn hướng, nên thường người làm chim bồ câu phải trang trí cho bắt mắt và làm chuồng có cả 4 hướng. Con trống và con mái sống rất tình cảm, đỡ đần cho nhau. Chim trống cũng biết ấp trứng và nuôi con như chim mái. Nếu chẳng may một con chết thì nó thường bỏ đàn mà đi chứ không sống chung với chim khác cùng đàn. Đặc điểm này con người ta cho là sự chung thủy nên thường lấy chim bồ câu làm biểu tượng cho sự chung thủy và hoà bình. Ở các nước Châu Âu và các nước theo Đạo Hồi người ta không ăn thịt chim bao giờ nên chim cứ thế mà sinh đàn, sinh lũ đông vô kể.

Ở nước ta chim bồ câu được nuôi ở khắp nơi với mục đích chăn nuôi làm thịt. Chim bồ câu có khả năng sinh sản nhanh, cứ 45 ngày là sinh cặp mới, nên chẳng mấy chốc mà đông đàn. Chim non lại được chăm sóc chu đáo nên lớn nhanh trông thấy. Nhìn cảnh chim chún mồi cho con mới cảm hết được tình mẫu tử của chúng, chin non lớn từng ngày.

Bồ câu ra ràng là chỉ chim bồ câu đã được 10 - 15 ngày tuổi, thường vươn cổ thập thò ở tổ và ra ràng để đón ăn mồi. Chúng to chừng nắm tay và mọc lông măng thưa thớt, chỉ có phần cánh và phần lưng là mọc dày hơn chút đỉnh. Lúc này là lúc chim háu ăn và đòi ăn suốt ngày. Chim trống và chim mái phải thay nhau chún mồi, ăn nhiều khiến chim mập ú, núc ních những thịt là thịt. Người ta thường chọn chim ở cữ này để ăn thịt cho bổ dưỡng. Lúc này thịt chim rất nhiều đạm, thơm béo.

Chim ra ràng thích hợp cho việc chế biến thành hai món bồ câu hầm và cháo chim bồ câu.

Với bồ câu hầm chỉ việc bẻ quặt đầu chim và kẹp vào cánh nhúng nước sôi vặt lông cho kỳ sạch. Mổ chôn moi ruột, phần tim gan dạ dày làm cho kỳ sạch, xắt nhỏ trộn gạo nếp, hạt sen, đậu xanh, ỹ dĩ và mộc nhĩ cùng muối trắng nhồi vào bụng chim. Hầm cách thủy là cách hầm tốt nhất để giữ được toàn bộ dưỡng chất. Thịt chim chín mềm thấm gia vị thơm lừng ăn vào tỉnh người, no lâu.

Cháo chim bồ câu chế biến cầu kỳ hơn. Phải cắt tiết chim cho vào bát nước to lạnh sẵn để tiết không bị đông. Sau khi làm sạch lông, mổ moi ruột làm sạch và đem băm nhỏ toàn phần. Xương chim phần lớn là sụn mềm, băm chẳng mấy chốc mà được. Thịt chim đem phi thơm với hành mỡ cho kỳ chín. Cháo trắng nấu đã nhuyễn cho nước tiết vào đun sôi trở lại. Đem thịt chim đã tao chín cho vào đảo đều sẽ được nồi cháo như ý. Cháo chim ăn nóng cùng gia vị là mùi tàu, mùi ta và hành hoa. Cái ngọt ngon thơm thảo của cháo chim ra ràng thật khó gì sánh kịp, ăn ngon đến hết nồi, sạch bát.

Chim bồ câu đem quay lại thơm ngon hấp dẫn ở một kiểu khác, thích hợp với việc uống rượu đưa cay. Để có được đĩa thịt chim như ý, chọn con chim đã đủ lông cánh, lúc con chim suốt ngày ra ràng vỗ cánh tập bay, chim bám vào ràng vỗ cánh liên tục, ríu rít ra vào, thịt chim giai đoạn này săn chắc hơn. Thịt chim đã làm sạch đợi khi chảo nóng già cho vào chở lửa liu riu. Mỡ từ thân chim tiết ra đủ rán cho chim chín. Phải quay bằng chính mỡ chim mới ngon. Vừa rán vừa phết lên mình chim gia vị: nước mắm, mật ong, ngũ vị hương cho đến khi kỳ chín vàng. Mùi chim chín thơm khôn tả, có vội vã là mấy cũng hít hà cho sướng, lúc ấy thôi thì nước miếng chẳng hiểu từ đâu cứ trào lên ừng ực. Đĩa muối chanh, tiêu ăn cùng xà lách dễ ngon đến thụt lưỡi. Người miền Nam đem thịt chim quay để trên đĩa xà lách đã bày sẵn đặt cho cái tên mỹ miều: “Phượng hoàng ngoạ thảo”.

Khi xưa chim bồ câu hiền lành dễ bị đánh bắt trộm, nếu nuôi ít chim lại chỉ hay quanh quẩn ở nhà rỉa ráy nát cả mái, nhất là thời còn nhà tranh nên người ta thường phá đàn, bỏ nuôi. Ngày nay do nguồn lợi từ giá trị của chim thịt đưa lại, chim bồ câu đã được chăn nuôi cả đàn lớn, trở thành hàng hoá nên cũng sẵn, chỉ tội giá vẫn cao. Các cụ xưa vẫn có lý khi nói “đắt cắt nên miếng” là vậy. Chim bồ câu món ngon đáng mặt đồng tiền cũng là thế.

Chủ đề