Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bao nhiêu km?

Thị xã: Hương Trà, Hương Thủy; các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.

Dân tộc: Việt (Kinh), Tà Ôi, Cơ - Tu, Bru - Vân Kiều, Hoa...

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt - Lào, phía đông trông ra biển. Thành phố Huế cách Hà Nội 660km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080km.

Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ. Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở biên giới Việt - Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải, phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng của tỉnh là một phần của đồng bằng duyên hải miền Trung, bề ngang hẹp và chiều dọc kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, song song với bờ biển. Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ và đồng bằng lẫn với cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400km². Trong miền đồng bằng ven biển có nhiều đầm phá, chúng đổ ra biển ở cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.

Ngoài ra ở vùng đồng bằng sát núi có một số hồ nhỏ, nước ngọt. Một dạng địa hình phân bố khá phổ biến trong vùng đồng bằng là những cồn cát chạy song song với bờ biển có độ dài từ 5 - 30m, hai sườn không cân xứng.

Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi... Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực khoảng 300km².

Bờ biển của tỉnh dài 120km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây độ sâu 18 - 20m. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi đối với Thừa Thiên Huế.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu dàng và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 nămtrước đến tháng 4 năm sau.

Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt đó là sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo đã tạo ra cho Thừa Thiên Huế một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ. Sông Hương chảy giữa lòng thành phố, những khu vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh, những đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh, trải rộng, những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn.

Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, Thừa Thiên Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát độc đáo của Đông Dương Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỷ XIII vùng đất thơ mộng này đã hoà nhập vào Đại Việt bởi là quà tặng của vua Chiêm Thành khi cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế có một vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 - 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 - 1945).

Trong hơn 400 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã là trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Chính vì vậy, nơi đây còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Thừa Thiên Huế còn là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.

Ngày 11/12/1993 quần thể các di tích văn hoá Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn...

- Điểm cực Bắc: 160 44’30’’ vĩ Bắc và 1070 23’48’’ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 150 59’30’’ vĩ Bắc và 1070 41’52’’ kinh Đông ở đỉnh núi cực Nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 160 22’45’’ vĩ Bắc và 1070 00’56’’ kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Luới.

- Điểm cực Đông: 160 13’18’’ vĩ Bắc và 1080 12’ 57’’kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Trà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bao nhiêu km?
Nét Huế - Ảnh : Đào Hoa Nữ

Giới hạn, diện tích:

- Phía Bắc, từ Đông sang Tây Thừa Thiên Huế tiếp giáp với huyện Hải Lăng, huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị với đường biên dài 111,671km

- Từ mặt Nam, tỉnh Thừa Thiên - Huế có biên giới chung với huyện Đông Giang và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82km.

- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) dài 87,97km.

- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.

Thừa Thiên - Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và cuối cùng là vùng đầm phá.

Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bao nhiêu km?
Núi Ngự - Ảnh : Đào Hoa Nữ

Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Núi chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m, trong đó có núi Bạch Mã và đèo Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng. Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm là đỉnh rộng, sườn thoải 20 - 250.

Có thể chia địa hình Thừa Thiên - Huế thành hai phần:

- Phần phía Tây và Nam chiếm phần lớn diện tích của lãnh thổ với địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh. Ở đây có hai địa hình chủ yếu là địa hình thung lũng xâm thực - tích tụ và địa hình đồi núi.

- Phần phía Đông là dải đất thấp được tạo thành bởi phù sa sông, biển và sự bào mòn các đồi thấp chạy dọc theo bờ biển, với chiều dài 70 km, chiều rộng trung bình 12 km. Địa hình tuy không cao nhưng lại phân hoá phức tạp với sự đan xen của gò đồi, cồn cát, đồng bằng, đầm phá và các cửa sông.

Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp giữa gió mùa á xích đạo của miền Nam và gió mùa nội chí tuyến của miền Bắc với ngăn cách tự nhiên là dãy núi Bạch Mã. Nhìn chung, Thừa Thiên - Huế có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng phân hoá phức tạp cả về thời gian và không gian. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C. Tổng nhiệt trong năm khoảng 9.100 - 9.2000C. Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 2.700 mm đến 3.490 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Đây là một trong những những tỉnh có lượng mưa cao nhất nước ta. Tính chất mưa mùa cộng với địa hình dốc nên tỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán và lũ lụt. Thừa Thiên - Huế lại là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, tập trung nhất vào các tháng 8 - 9 - 10. Mỗi năm đều có ít nhất 1 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào lãnh thổ.

Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bao nhiêu km?
Sông Hương - Ảnh : Hoàng Chí Hùng

Khí hậu của Thừa Thiên - Huế có thể chia thành 2 vùng:

- Vùng đồng bằng phía Đông có đặc trưng là nhiệt độ trung bình năm trên 240C. Vùng này có 3 tiểu vùng là tiểu vùng đồng bằng phía Bắc thành phố Huế, tiểu vùng từ Phú Bài đến Truồi và tiểu vùng đồng bằng - đầm phá huyện Phú Lộc.

- Vùng đồi núi phía Tây có đặc điểm là tổng nhiệt và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, mùa mưa đến sớm hơn. Vùng này được chia thành 5 tiểu vùng : tiểu vùng gò đồi, tiểu vùng thung lũng Nam Đông, tiểu vùng Bạch Mã, tiểu vùng A Lưới và tiểu vùng Núi Ngại.

Thừa Thiên - Huế có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng các sông đều nhỏ, độ dốc lớn. Tổng chiều dài các sông chính chảy trên lãnh thổ của tỉnh là khoảng 300 km trong đó hệ thống sông Hương chiếm đến 60%.

Sông Hương là hệ thống sông dài nhất và có lưu vực lớn nhất trong tỉnh, gồm 3 nhánh hợp thành là sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch, chảy qua các huyện Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Vang và thành phố Huế, đổ cửa biển Thuận An.

Sông Bồ là ranh giới giữa các huyện Hương Điền và Hương Trà, đổ ra phá Tam Giang. Sông có các phụ lưu là Rào Tráng, Rào Nái.

Sông Ô Lâu có hai phụ lưu là sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh, bắt nguồn từ vùng núi huyện Phong Điền ở độ cao khoảng 900m.

Phía Nam tỉnh có sông Truồi ở huyện Phú Lộc, đổ ra đầm Cầu Hai. Sông bắt nguồn từ khu vực Vườn quốc gia Bạch Mã, chủ yếu chảy trong địa phận huyện Phú Lộc, có chiều dài 24km.

Ngoài ra, tỉnh còn có sông Nông, sông Bu Lu, sông Cầu Hai.

Nhìn chung, sông ngòi ở Huế ngắn và dốc, ít có sông lớn. Các sông có sự chênh lệch rất lớn về dòng chảy trong năm. Tổng lượng nước trong ba tháng mùa lũ lớn gấp 2 lần tổng lượng nước trong 9 tháng mùa cạn.

Thừa Thiên - Huế có nhiều loại đất, thuộc hai hệ chủ yếu là hệ feralit ở vùng đồi núi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 506.530 ha với khoảng 10 loại đất chính. Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát, mặn… phân bố trên các vùng khác nhau. Có thể chia đất tự nhiên ở đây thành 3 nhóm chính: nhóm feralit phát triển trên các loại đá, phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi phía Tây của tỉnh; nhóm đất phù sa tập trung phần lớn ở dải đồng bằng duyên hải và một diện tích nhỏ nằm dọc theo thung lũng các sông suối; nhóm đất mặn có diện tích không lớn, được hình thành ở những nơi bị ảnh hưởng của thuỷ triều.

Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất được khai thác vào mục đích nông - lâm nghiệp chiếm 47,6% lãnh thổ, đất chuyên dùng và đất ở chỉ có 4,78%, phần còn lại là đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống, đồi trọc, được phân bố chủ yếu ở vùng đất cát và vùng đồi núi.

Đến năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395 ha rừng trồng. Diện tích rừng chia theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558 ha và rừng đặc dụng 52.605 ha. Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3. Hiện nay, đất trống, đồi trọc hơn 40% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng trong những năm tới. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ và chim thú quý như trầm hương, giáng hương, gụ, lim, mun, kiền kiền, thông, bách, hoàng đàn, voi, tê giác, hươu, nai, công, trĩ.

Nhìn chung, Thừa Thiên - Huế là tỉnh nghèo về khoáng sản. Toàn tỉnh có hơn 100 điểm khoáng sản, trong đó có các loại chủ yếu như đá vôi, đá granít, cao lanh, titan, than bùn, sét, nước khoáng… nhưng hầu hết có trữ lượng nhỏ, chỉ có ý nghĩa hạn hẹp đối với địa phương.

Thừa Thiên - Huế có bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn nên có lợi thế về khai thác thuỷ hải sản. Ngoài ra, vùng đầm phá cũng là nơi cung cấp một lượng hải sản đáng kể. Riêng hệ đầm phá của tỉnh đã có 162 loài cá thuộc 57 họ, 17 bộ trong đó có nhiều bộ, loài có giá trị kinh tế cao.

tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu?

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Huế (tỉnh lỵ) và 4 huyện: A Lưới, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc.

Lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế gồm bao nhiêu bộ phận?

Các đơn vị hành chính: Thừa Thiên - Huế bao gồm Thành phố Huế và 8 huyện: A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, với 119 xã, 24 phường, 9 thị trấn.

Sơn Trà ở Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng bao nhiêu?

Sơn Trà có tổng diện tích đất là 5687,73 ha; dân số trung bình 161.550 người, mật độ dân số 2.548 người/km2 (Niên giám TK 2020). Quận Sơn Trà có ba mặt giáp sông, biển: phía Bắc và Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Vũng Thùng (vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn; phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.

Thành phố Huế rộng bao nhiêu?

266 km²Thành phố Huế / Diện tíchnull