Bình xịt salbutamol dùng cho trẻ bao nhiêu tuổi

Hen phế quản là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Điều đáng lo ngại là bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn. Trẻ bị hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ lên cơn hen cấp thường xuyên, ảnh hưởng xấu đến chức năng của phổi, gây biến dạng lồng ngực, thậm chí cơn hen phế quản cấp nặng có thể khiến trẻ bị suy hô hấp dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, khi trẻ bị lên cơn hen tại nhà cha mẹ và người thân cần biết cách xử trí cơn hen phế quản tại nhà đúng cách.

Nguyên nhân của căn bệnh này do nhiều yếu tố gây nên: Di truyền, có bố hoặc mẹ bị hen thì tỷ lệ hen ở con là 25%, cả bố mẹ bị hen tỷ lệ hen của con là 50%, bố và mẹ không bị hen thì tỷ lệ hen của con từ 10 - 15%; những trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị hen hơn. Yếu tố chủ thể: cơ địa dị ứng, trẻ béo phì… Yếu tố môi trường như dị nguyên (mạt bụi nhà, lông chó mèo, nấm mốc…), nhiễm trùng, khói thuốc lá, khói xe; thay đổi thời tiết, hoạt động thể lực quá nhiều…

Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Thị Kim Dung, khoa Nhi hô hấp Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi cho biết: “triệu chứng điển hình của hen là trình trạng ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại ở trẻ nhỏ. Ho tăng lên đặc biệt là khi trẻ ngủ; trẻ mệt mỏi, giảm các hoạt động thể thao; trẻ giảm các hoạt động thường ngày, kể cả ăn và bú. Cơn hen thường xuất hiện lúc nửa đêm về sáng sớm hoặc khi chạy nhảy, gắng sức. Đây là bệnh mạn tính (suốt đời) có thể phá hủy cấu trúc của đường hô hấp”.

Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Thị Kim Dung đang khám bệnh cho trẻ bị bệnh hen

Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu một cơn hen đang đến, bố mẹ cần phải biết cách nhận biết và xử trí khi trẻ lên cơn, tránh nguyên nhân làm khởi phát cơn hen. Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Thị Kim Dung nhấn mạnh: “phun khí dung giãn phế quản tác dụng nhanh Salbutamol: 2,5mg/lần với trẻ dưới 5 tuổi và 5mg/lần với trẻ hơn 5 tuổi, phun lặp lại tối đa 3 lần cách nhau mỗi lần 20 phút nếu cần. Nếu sử dụng bình xịt định liều (MDI) Salbutamol thì xịt 2 nhát (cơn hen nhẹ) lặp lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần. Hay MDI salbutamol với buồng đệm kèm mặt nạ (ở trẻ < 6 tuổi hoặc cơn hen trung bình) 4 - 8 nhát, lặp lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần. Đồng thời, phải theo dõi tri giác, dấu hiệu gắng sức và mức khò khè của trẻ. Sau 1 giờ nếu bé hết khò khè, không thở gắng sức, da môi hồng thì có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Nếu không đỡ, phải đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất”.

Bệnh hen phế quản tuy không thể chữa khỏi hẳn, nhưng hoàn toàn có thể phòng và kiểm soát được. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho trẻ. Để phòng bệnh cần lưu ý: Tránh tiếp xúc các dị nguyên không khí; không để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói xe, ô nhiễm môi trường; dọn dẹp nhà cửa, nơi trẻ sinh hoạt, vui chơi sạch sẽ, ngăn nắp, không trải thảm; thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, chăn màn của trẻ sử dụng bằng nước nóng và phơi khô ngoài nắng; loại bỏ chất nặng mùi kích thích; cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng phòng tránh nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ./.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và rất dễ mắc bệnh liên quan tới đường hô hấp, đặc biệt là tình trạng hen suyễn. Đây là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, trẻ cần được chăm sóc và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung. Trong đó, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và cho bé sử dụng thuốc Ventolin nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh.

1. Tìm hiểu chung về thuốc Ventolin

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chúng ta cũng phải nắm được một số thông tin cơ bản. Đặc biệt khi điều trị cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh càng phải cẩn trọng và tìm hiểu cẩn thận các thành phần của thuốc để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Thuốc Ventolin khá quen thuộc với bệnh nhân hen suyễn

Chắc hẳn đối với bệnh nhân hen suyễn, thuốc Ventolin không còn quá xa lạ, đây là một trong những dược phẩm thường dùng trong điều trị cũng như dự phòng bệnh hen suyễn. Cụ thể, thành phần chính của thuốc gồm có Salbutamol sulfate, thành phần này có khả năng kích thích trực tiếp tới cơ phế quản. Nếu bệnh nhân đang đối mặt với hiện tượng co thắt phế quản, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp thì nên điều trị bằng loại thuốc này.

Bên cạnh đó, thành phần của Ventolin tương đối lành tính và hiếm khi để lại ảnh hưởng xấu đối với hoạt động của hệ tim mạch. Đó là lý do vì sao dược phẩm này được khuyến khích sử dụng đối với trẻ nhỏ mắc hen suyễn. Nếu điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng sức khỏe của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh hen phế quản hoặc viêm phế quản có thể sử dụng thuốc để cải thiện hoạt động của hệ hô hấp. Trong đó, hiện tượng tắc nghẽn phổi sẽ được giải quyết nhanh chóng, như vậy các triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt nhất. Ngoài ra, người mắc bệnh phổi mạn tính cũng nên duy trì điều trị với thuốc, như vậy bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó thở.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ, chúng ta sẽ cho bé sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp

2. Hướng dẫn cách sử dụng Ventolin cho trẻ nhỏ

Như đã phân tích ở trên, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới đường hô hấp rất cao. Việc điều trị là vô cùng cần thiết, giúp bé nâng cao sức khỏe và sớm quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đối với trẻ nhỏ bị hen suyễn hoặc viêm phổi mạn tính, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Ventolin. Vậy trẻ nhỏ nên dùng thuốc với liều lượng như thế nào thì đảm bảo an toàn?

Loại thuốc này sẽ được xịt qua miệng của bệnh nhi và có tác dụng tương đối nhanh chóng. Tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bé, chúng ta sẽ xịt thuốc với liều lượng thích hợp nhất. Trong đó, với trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ chỉ cần xịt 2,5ml mỗi lần, với trẻ từ 5 tuổi trở lên, chúng ta có thể xịt 5ml mỗi lần. Trong khi xịt khí dung, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ hít sâu, thở ra từ từ để tránh bị sặc hoặc cảm thấy khó chịu nhé.

Trung bình mỗi ngày, trẻ cần được xịt khí dung Ventolin khoảng 3 - 4 lần, mỗi lần thực hiện cách nhau khoảng 4 - 6 tiếng đồng hồ. Nhìn chung, sau vài ngày sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe của bé sẽ có những tiến triển tốt hơn. Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, cha mẹ nên chủ động đi con đi khám để được theo dõi và điều trị theo phác đồ thích hợp nhất nhé.

Cha mẹ không nên để bé lạm dụng thuốc

3. Sử dụng thuốc Ventolin quá liều có nguy hiểm không?

Nhiều bậc phụ huynh thấy trẻ bị hen, viêm phổi mạn tính thì tỏ ra khá lo lắng, họ cho bé sử dụng Ventolin liên tục với mong muốn cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo trẻ nhỏ không nên xịt thuốc quá 4 lần/ngày. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ và khó kiểm soát hơn nhiều.

Lạm dụng thuốc có thể khiến trẻ nhỏ bị phụ thuộc vào thuốc, tình trạng hen suyễn diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn. Nhiều bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh hen dai dẳng và buộc phải thay đổi thuốc để cải thiện sức khỏe, kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Tốt nhất khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh không nên tự ý tăng/giảm liều dùng thuốc Ventolin đối với trẻ nhỏ để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe nói chung.

4. Một vài tác dụng phụ thường gặp của thuốc Ventolin

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: thuốc Ventolin có gây tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ hay không? Nhìn chung, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra triệu chứng không mong muốn. Các bậc phụ huynh nên chủ động theo dõi sức khỏe của bé và có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho con.

Ống hít cần được vệ sinh cẩn thận

Rối loạn hệ thần kinh là một vấn đề thường gặp, đặc biệt là triệu chứng đau nhức đầu hoặc rùng mình,… Tuy nhiên, triệu chứng này không quá nguy hiểm, vì vậy cha mẹ có thể bớt lo lắng phần nào. Chúng ta nên thận trọng khi trẻ hoạt động nhiều hơn so với bình thường, đây có thể là dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh, trường hợp này khá hiếm xảy ra.

Khi sử dụng thuốc, nhiều trẻ cảm thấy nhịp tim đập nhanh hơn, đây cũng là tác dụng phụ do thuốc Ventolin gây ra. Ngoài ra, tình trạng đánh trống ngực cũng có thể xuất hiện đối với bệnh nhân đang điều trị thuốc.

5. Lưu ý khi điều trị cho trẻ bằng Ventolin

Loại thuốc này được sử dụng thông qua ống hít. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị, cha mẹ nhớ giữ gìn dụng cụ này luôn sạch sẽ và khô thoáng. Tốt nhất, sau mỗi lần sử dụng, các bạn nên rửa sạch ống hít với nước ấm, như vậy dụng cụ luôn được giữ sạch và không tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Ngoài ra các bạn cần chú ý bảo quản thuốc cẩn thận, luôn đặt trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Khi bé sử dụng thuốc Ventolin, cha mẹ nên theo dõi và chủ động thực hiện, tuyệt đối không để bé tự ý sử dụng để tránh những tai nạn không đáng có xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị hen suyễn cho trẻ

Để được tư vấn, hướng dẫn kỹ hơn về cách sử dụng thuốc, các bậc phụ huynh có thể đưa con đi khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để đặt lịch thăm khám cho bé, quý khách hàng có thể đặt lịch qua Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện.

Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã biết cách sử dụng thuốc Ventolin dành cho trẻ nhỏ. Đồng thời, các bậc phụ huynh sẽ cẩn trọng khi bé điều trị bệnh hen suyễn với loại thuốc kể trên.

Khi nào cho trẻ uống salbutamol?

Do vậy salbutamol thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ khí dung khi nghe thấy tiếng khò khè trong ngực trẻ ở những cơn hen suyễn hoặc những cơn khò khè nghi ngờ suyễn. Lý tưởng nhất là bác sĩ cho bé khí dung tại phòng khám hoặc bệnh viện vài lần để đánh giá đáp ứng của bé với salbutamol.

Uống salbutamol bao lâu thì có tác dụng?

Dược động học của thuốc phụ thuộc vào cách dùng. Nếu dùng thuốc dưới dạng khí dung, tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 2 - 3 phút, tối đa từ 5 đến 15 phút và kéo dài 3 - 4 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương thấp, đạt tối đa trong vòng 2 - 4 giờ.

Khí dung Ventolin trong bao lâu?

Tác dụng của Ventolin nên kéo dài khoảng 4 đến 6 giờ. Ventolin phải được lắc kỹ trước mỗi lần sử dụng. Liều lượng sử dụng có thể thay đổi trong quá trình sử dụng, tuy nhiên việc thay đổi liều cần có sự chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều.

Tại sao lại cấm salbutamol?

Bởi vì, các chất tạo nạc cho gia súc, gia cầm thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là salbutamol, clenbutarol. Đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấm sử dụng trong nhiều năm nay.

Chủ đề