Bị sâu róm đốt thì làm gì

Cách xử lý khi bị lông sâu

- Thấy sâu róm bám, cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Dùng băng keo dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại.

- Rửa sạch da bằng nhiều nước và xà phòng.

- Đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau.

- Tránh gãi nhiều lên vết sâu đốt vì sẽ làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài sau đó.

Với trẻ nhỏ khi bị lông sâu đâm, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ vẫn ngứa dữ dội không giảm, có phản ứng nặng biểu hiện toàn thân hoặc xảy ra ở trẻ quá nhỏ.

Trường hợp nơi cư trú xuất hiện quá nhiều sâu róm thì nên cho trẻ tạm di cư đến nơi khác một thời gian vì không chỉ chạm vào sâu mới bị ngứa mà lông sâu có thể có cả trong những cơn gió thoảng qua.

Phương pháp dân gian, mẹo hay trị ngứa da do sâu róm đốt

Cách 1: Dùng nắm xôi nóng, lăn đi lăn lại trên vùng da bị lông sâu róm đốt, xôi sẽ dính và nhổ lông sâu ra. Sau đó dùng nước vôi rửa sạch (hoặc dùng trầu bà nhai để bôi lên nhé :D)

Cách 2: Giã nhuyễn lá bỏng (lá chàm, lá xuyên tâm liên) và bôi lên vùng da ngứa.

Cách 3: Dùng lá bạc hà vò nát, bôi lên da. Bạch hà có tính mát, giúp làm giảm sưng tấy. Hoặc bạn có thể dùng dâu tây dầm nát trong sữa chua và bôi lên da.

Cách 4: Tắm nước nóng hoặc rang nóng khăn mặt, giẻ và chà vào vùng da bị ngứa. Nhiệt độ sẽ làm giảm cảm giác ngứa trên da.

Cách 5: Dùng ruột của chính con sâu róm đã đốt để bôi lên vùng da bị ngứa (giống cách trị ngứa khi bị bọ nét (bọ nẹt) đốt)

Cảnh báo cho trẻ

Thời gian này đang độ mùa sâu róm. Trẻ em cần được cảnh báo mối nguy hiểm gặp sâu róm khi chơi ngoài trời, đi dã ngoại, vào vườn cây hay các khu sinh thái.

- Cho trẻ mặc áo dài tay và đội nón rộng vành khi đi chơi nơi có cây cảnh.

- Dạy trẻ không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã chết vì vẫn có độc tố như lúc sâu còn sống.

- Lưu ý đóng cửa sổ, cửa ra vào và phải vệ sinh các máy điều hòa nhiệt độ để tránh lông sâu róm phát tán trong không khí gây dị ứng.

- Không treo áo quần ngoài vườn vì lông sâu róm có thể dính vào.

- Dạy cho trẻ cách xử lý thích hợp các tai nạn do sâu róm để tránh biến chứng nặng.

  • Đời sống
  • Tổ ấm

Thứ sáu, 26/6/2009, 19:38 (GMT+7)

Chỉ nửa giờ sau khi bị một chú sâu róm bám vào tay, bé trai 13 tuổi nhà ở Đăk Lăk đã nhập viện trong tình trạng tai chân lạnh và khó thở.

Gia đình cho biết, khi đang chơi trong vườn cây thì bé kêu đau ở tay và nhìn thấy có một con sâu róm. Vùng da sâu đốt sau đó bị nổi đỏ, ngứa rát dữ dội. Không lâu sau, bé rơi vào trạng thái mệt lả.

Tại bệnh viện địa phương, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ do chất độc tiết ra từ sâu róm. Phải đến 3 ngày cấp cứu, cuối tuần qua, sức khỏe của bé mới dần ổn định.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, sâu róm là loại sâu có lông rậm. Sâu này có gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải. Trong giai đoạn chờ thành bướm, chúng dùng gai hoặc lông để tự vệ.

Những gai và lông của sâu róm có xu hướng gây ra những triệu chứng đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc tại chỗ do bị đâm vào da thịt, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. Các triệu chứng xuất huyết trên da có thể xuất hiện và có thể tồn tại trong nhiều ngày. Nặng hơn, nếu cơ địa dị ứng và với trẻ nhỏ, chất độc có thể gây sưng hạch lân cận hoặc sưng cả tay chân.

Cũng theo bác sĩ Thoa, những triệu chứng nặng hơn nữa có thể khiến người bị đốt đau đầu, sốt, hạ huyết áp co giật.

Bác sĩ Thoa khuyên, khi thấy sâu róm bám nên cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Dùng băng keo dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại. Rửa sạch da bằng nhiều nước và xà phòng. Đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau. Tránh cho trẻ gãi nhiều lên vết sâu đốt vì sẽ làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài. Cuối cùng, nếu trẻ vẫn ngứa dữ dội không giảm thì nên đưa ngay đến bác sĩ.

Phương Nghi

Vết cắn của côn trùng thường gây ra những phản ứng khó chịu, trong đó có tình trạng ngứa ngáy, đau nhức do bị sâu róm cắn. Vậy phải thế nào khi bị sâu cắn? Dưới đây là những hướng dẫn xử lý cho tình huống này.

Nội dung chính

  • I – Bị sâu cắn là như thế nào? 
  • II – Sâu róm tấn công người bằng cách nào?
  • III – Dấu hiệu nhận biết bị sâu róm cắn
  • IV – Bị sâu cắn phải làm sao?
  • V – Cách tránh bị sâu đốt

Côn trùng cắn là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó có không ít trường hợp bị sâu cắn hoặc đơn giản chỉ là tiếp xúc với lông sâu – sâu róm cũng gây ra một số phản ứng trên da.

Sâu róm là loại sâu có lông rậm hoặc gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải. Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. 

Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày.

Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều có những sợi lông chứa độc tố gây ngứa.

Hình ảnh sâu róm đốt

II – Sâu róm tấn công người bằng cách nào?

Sâu róm sống và phát triển ở những nơi có nhiều cây cỏ, những khu vườn ẩm và nơi có nhiều bã thực vật.

Mùa hè là mùa sâu róm, chúng có thể xuất hiện khắp nơi, di chuyển cả vào nơi ở của con người và bò qua những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với con người như bàn ghế, tường, nền nhà, chăm màn, quần áo,…

Chúng tấn công con người bằng việc bò lên chân tay, cơ thể con người khi có điều kiện thích hợp hoặc ẩn mình trong quần áo, chăn màn hoặc khi có gió, lông sâu róm bay dính vào người.

Những chùm lông gai chứa độc tố trên thân giúp sâu róm ngụy trang và tự vệ nhưng rất hại cho sức khoẻ con người. Lông gai có khả năng xù lên, chích vào da khi bị chạm đến, lông chích cũng có thể tự gãy rời khỏi thân sâu, bám vào da người gây tổn thương, đặc biệt nguy hiểm khi vào mắt.

Sâu róm có mặt ở khắp mọi nơi trong khu vực sinh sống của con người

( >> Xem thêm: Kiến ba khoang đốt sẽ như thế nào? )

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu đốt như:

– Quần áo màu sẫm tối

– Tiếp xúc với ổ hoặc tổ côn trùng;

– Vui chơi, làm việc ngoài trời hoặc đi qua khu vực nhiều sâu

III – Dấu hiệu nhận biết bị sâu róm cắn

Vết cắn và đốt của sâu róm thường gây ra phản ứng nhẹ. Cơ thể của bạn phản ứng với lông sâu róm bám vào da, mắt mũi miệng có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  •  Phản ứng tại chỗ: Mề đay và viêm da

Lông sâu róm khi bám vào da sẽ gây ngứa, đỏ và đau. Tại vị trí này có hình lằn sâu bò hoặc lan rộng ra xung quanh gây sưng tấy. Tình trạng này có thể hết trong một vài giờ. Cũng có một số trường hợp nặng gây nhức đầu, khó thở, co giật. 

  • Phản ứng dị ứng:

Gây ra mề đay hoặc phù mạch cho cơ thể. Trẻ con bị sâu róm đốt có biểu hiện khò khè, nôn ói, đau bụng, hoặc sốc phản vệ có thể gặp.

Lông sâu có thể làm sưng mí mắt khi tiếp xúc

( → Xem thêm: Ruồi trâu là con gì? Bị ruồi trâu đốt có sao không? Xử lý khi bị ruồi trâu cắn)

  • Tiếp xúc qua mắt

Ngoài bám vào da thì lông sâu róm còn có thể bay vào mắt hoặc tay có lông dụi vào mắt. Mí mắt sẽ lập tức sưng đỏ và phù kết mạc.

  • Tiếp xúc qua miệng

Môi, lưỡi sẽ mẩn đỏ và sưng đau, ngứa khi lông sâu róm đốt. Nặng hơn vòm họng, thực quản cũng bị ảnh hưởng.

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể được gọi là phản vệ. Nó có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

IV – Bị sâu cắn phải làm sao?

Khi phát hiện bị sâu róm đốt mà có phản ứng nghiêm trọng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời, chữa sâu đốt hiệu quả. Nếu dấu hiệu phản ứng không nghiêm trọng, có thể điều trị vết cắn/ vết đốt theo cách sau:

– Dùng nhíp, que hoặc kẹp để loại bỏ sâu và lông sâu róm ra khỏi da. Bạn đang băn khoăn làm thế nào khi bị sâu róm đốt thì đây là bước đầu tiên cần làm. 

– Có thể dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm rồi bóc ra nhẹ nhàng để sợi lông sâu không bị sót lại.

– Rửa vùng da bị sâu róm đốt bằng xà phòng và nước.

– Đặt một miếng gạc lạnh hoặc túi đá lên khu vực này trong khoảng 10 phút mỗi lần để giảm đau và sưng. 

– Bôi kem dưỡng da, giảm ngứa lên vết đốt vài lần một ngày. 

Trong trường hợp này, sâu đốt bôi gì có thể tham khảo sử dụng kem Yoosun rau má để làm dịu da, giảm ngứa rát.

Khi bị sâu đốt nên làm gì? Kem Yoosun rau má giúp làm dịu da, giảm sưng ngứa

Với thành phần Asiatic acid, Asiaticosid và Madecassic acid chiết xuất từ cây rau má kết hợp cùng vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexindine, kem Yoosun rau má giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ do côn trùng cắn nhanh chóng, đồng thời làm nhanh lành tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. 

Cách sử dụng kem Yoosun rau má khi bị côn trùng đốt như sau: Rửa sạch vết thương, chườm đá để giảm sưng, lau khô da sau đó bôi một lượng kem Yoosun rau má lên vết đốt và xung quanh vùng da đó. Giữ nguyên trên da không cần rửa lại với nước.

Mỗi ngày có thể sử dụng 2-3 lần để nhanh chóng khắc phục vết thương côn trùng cắn.

V – Cách tránh bị sâu đốt

Đối tượng dễ bị sâu róm cắn nhất chính là trẻ em vì chúng hay chơi ngoài trời, đi dã ngoại hoặc vào các vườn cây vì thế ngoài việc nắm rõ bị sâu đốt bôi thuốc gì chúng ta cần chú ý một số cách phòng tránh sâu như sau:

– Trong mùa hè nơi có nhiều sâu róm nên mặc áo dài tay và đội mũ vành rộng khi đi qua những vùng cây xanh này.

Cẩn trọng khi cho trẻ vui chơi ở khu vực nhiều cây cối trong mùa sâu hoành hành

– Thường xuyên đóng cửa sổ, cửa ra vào và vệ sinh các thiết bị điều hòa không khí để lông sâu róm không có cơ hội phát tán trong không khí.

– Hạn chế phơi áo quần ngoài vườn vì lông sâu róm có thể dính vào.

– Cảnh báo trẻ không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã chết vì vẫn có độc tố.

– Dạy trẻ cách xử lý thích hợp bị sâu đốt làm thế nào như không dụi mắt, không gãi dí lông sâu trên da, không đưa tay lên miệng.

Như vậy, tình trạng bị ngứa do sâu cắn hay tiếp xúc với sâu nếu không xử lý đúng cách có thể gây ngứa kéo dài rất khó chịu. Hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh và tham khảo gợi ý trên, nắm được khi bị sâu róm đốt phải làm sao để giảm thiểu tác hại do côn trùng gây ra.

Nếu cần tìm hiểu thêm về sản phẩm kem bôi da khi bị côn trùng cắn, có thể liên hệ tổng đài 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Bạn có thể mua Yoosun Rau Má ở đâu?

Yoosun rau má được bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ nhà thuốc gần bạn TẠI ĐÂY!

Đặt mua trực tuyến tại:

HOẶC MUA TUÝP LỚN ( 50g) NGAY TẠI ĐÂY:

Đơn giá: 45.000VNĐ/tuýp 50g

Số lượng

Tổng: 0 vnđ

Δ

*Lưu ý: Tuýp 25g không bán tại website

Chủ đề