Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

Cảm giác khó tiêu và nóng rát dạ dày xảy ra với rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Nóng rát dạ dày là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng. Cảm giác nóng rát ở dạ dày có thể dẫn đến những triệu chứng khác như đau, mệt mỏi, chướng bụng… Triệu chứng nóng rát ở dạ dày này có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, nhiễm trùng, lạm dụng kháng sinh,…

Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

Nguyên nhân nóng rát dạ dày là gì?

1. Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn

Nóng rát dạ dày, đặc biệt ở vùng thượng vị, có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với những loại thực phẩm gây dị ứng hoặc không thể tiêu hóa được. Khi đó, những triệu chứng đi kèm có thể là buồn nôn và nôn. Đối với triệu chứng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dị ứng để khoanh vùng loại thức ăn nào là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

2. Dùng thuốc

Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

Việc dùng thuốc (ví dụ như thuốc kháng sinh) có thể phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều đó khiến nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày tăng lên.

3. Dư axit dạ dày

Dịch axit quá nhiều cũng có thể làm cho dạ dày của bạn bị nóng lên.

4. Căng thẳng

Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

Nhiều vấn đề về tiêu hóa bắt nguồn từ việc bạn không thể kiểm soát và quản lý căng thẳng của mình. Căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng dịch axit trong dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.

5. Ung thư dạ dày

Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

Triệu chứng nóng rát dạ dày cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Bạn nên theo dõi triệu chứng này nếu thấy kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, sụt cân, đi ngoài lẫn máu, nôn hoặc buồn nôn...thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất

Ngoài ra triệu chứng nóng rát dạ dày cũng xuất phát từ thói quen ăn uống như

- Ăn cay nóng: Thức ăn cay, nóng sẽ làm tăng nguy cơ khó tiêu, khiến cho bạn cảm thấy dạ dày rất nặng nề, thường ói mửa và đau sau khi ăn. Ngoài ra, thực phẩm cay có chứa rất nhiều capsaicin (chất tạo vị cay của ớt) có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày và làm dạ dày bạn nóng lên.

- Sử dụng đồ uống có cồn: Uống rượu cũng có thể gây cảm giác bỏng rát trong dạ dày. Tiêu thụ rượu cồn thường xuyên còn có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của đường tiêu hóa, gây đau dạ dày.

Sở dĩ rượu gây ra triệu chứng nóng rát do các thành phần trong rượu được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể. Khi quá trình này xảy ra, một loại oxy hoạt tính làm ức chế quá trình oxy hóa đối với tế bào và các mô dọc theo đường tiêu hóa.

Khi đó, một lượng nhiệt quá mức sản sinh khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn không để tâm kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Có một số nguyên nhân phổ biến gây nóng ruột như sau:

- Viêm dạ dày: Đây là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài việc gây nóng, viêm dạ dày còn có thể làm bạn buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị loét, chảy máu dạ dày và nguy cơ ung thư dạ dày.

Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

- Loét dạ dày: Đây là những vết loét phát triển trên niêm mạc bên trong của dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của vết loét là nóng, rát dạ dày. Bạn cũng dễ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi liên tục, ợ chua, buồn nôn và không dung nạp một số loại thực phẩm.

- Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn phổ biến và có thể ảnh hưởng đến ruột và dạ dày. Bạn sẽ thấy khó chịu ở bụng, đôi khi đau rát kèm theo đầy hơi, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy.

- Khó tiêu: Chứng đau bụng, khó tiêu gây khó chịu ở vùng bụng trên. Nó có thể là một triệu chứng của một vấn đề tiêu hóa khác.

- Trào ngược axit: Khi axit trong dạ dày trào ngược vào thực quản, bạn sẽ có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc dạ dày kèm theo đau ngực và khó nuốt.

- Ăn thực phẩm cay: Chất capsaicin trong một số thực phẩm cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc ruột và gây ra đau bụng cùng các triệu chứng tiêu hóa khác.

- Nhiễm khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển dẫn đến nóng dạ dày.

- Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, làm đau rát dạ dày.

Một số nguyên nhân khác khiến nóng dạ dày là ăn quá no, ăn khuya, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động, hút thuốc lá.

Cách khắc phục hiện tượng nóng ruột

Nóng bụng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Để điều trị nóng bụng hiệu quả nhất, bạn có thể áp dụng một số giải pháp như sau:

Sử dụng thuốc

Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có kể kê cho bạn một số loại thuốc như sau:

Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Giúp giảm lượng axit bên trong dạ dày, cải thiện tình trạng thường xuyên bị nóng bụng.

Kháng sinh: Các trường hợp mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Mucosta, Rebamipid,…

Uống các loại trà tốt cho dạ dày

Để giảm nhanh hiện tượng nóng ở bụng, bạn có thể sử dụng một số loại trà như sau:

Trà hoa cúc

Bị nóng bụng là bệnh gì năm 2024

Có tác dụng làm dịu các cơn co thắt ở dạ dày và hệ tiêu hoá. Người dùng chỉ cần rửa sạch hoa cúc khô, hoặc sử dụng trà được chế biến sẵn, hãm với nước sôi để uống mỗi ngày hoặc khi cảm thấy nóng bụng.

Trà gừng mật ong

Loại trà này có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện cũng hết sức dễ dàng như sau:

Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi thái lát mỏng.

Cho 1 lát gừng cùng một túi trà hãm với 100ml nước sôi.

Uống vào buổi sáng để thu được hiệu quả tốt nhất.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cần loại bỏ các thực phẩm có hại cho dạ dày ra khỏi bữa ăn như: đồ cay nóng, rượu bia, nước uống có ga,…

Thêm vào bữa ăn các loại thực phẩm làm dịu dạ dày như: sữa chua, trà thảo mộc, rau xanh, trái cây,… Tuy nhiên hạn chế ăn các trái cây họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit không tốt cho dạ dày.