Bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Chóng mặt buồn nôn là những triệu chứng mà rất nhiều người mắc phải trong đời sống hằng ngày. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không thể tập trung làm việc, sinh hoạt bình thường mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp “trục trặc”, không được chủ quan.

Vậy thực tế, chóng mặt và buồn nôn nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để giảm chóng mặt, buồn nôn hiệu quả? Theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, nó có thể xuất hiện khi bạn mệt mỏi, say tàu xe, tác dụng phụ của thuốc,… và biến mất sau đó mà không gây biến chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chóng mặt buồn nôn kéo dài, không thuyên giảm thì nó có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó cần được thăm khám, điều trị sớm.

Chóng mặt, buồn nôn thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Các nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn?

Chóng mặt buồn nôn có thể đại diện cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như:

Vấn đề về tiêu hóa

Buồn nôn và ói mửa là một số triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột… Đó là những phản ứng của cơ thể do sự rối loạn trong tiêu hóa gây ra. Nôn mửa dữ dội có thể dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, làm tăng mức độ chóng mặt và có thể có hại cho cơ thể.

Vấn đề về tim mạch

Những người thường hay bị các vấn đề về tim mạch, chủ yếu như tim đập thất thường, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp đột ngột… có thể làm cho lượng máu và oxy cung cấp lên não không đủ, ảnh hưởng đến các mô não. Điều này dễ dẫn đến chóng mặt và mất ý thức. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn động mạch dẫn máu đến não cũng có thể dẫn đến chóng mặt. Những người thường xuyên có huyết áp cao cũng có thể làm phát sinh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và ra mồ hôi nhiều hơn với người khác.

Buồn nôn chóng mặt do viêm tai trong

Tai trong đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thăng bằng của cơ thể. Chính vì vậy, một khi tai trong gặp vấn đề như viêm, nhiễm trùng, chấn thương… sẽ làm cho bạn có cảm giác chóng mặt, mất cân bằng, quay vòng mặc dù cơ thể vẫn đang đứng yên.

Rối loạn hô hấp

Rối loạn hô hấp và nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể dẫn đến khó thở. Tình trạng khó thở là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng oxy nạp vào cơ thể bị hạn chế và kéo theo những cơn chóng mặt, buồn nôn, có thể gây ra chóng mặt choáng váng khi ngủ dậy. Một số sự rối loạn hô hấp gây ra tình tình trạng này bao gồm rối loạn phổi tắc nghẽn, hen, phù phổi.

Huyết áp thấp

Khi huyết áp giảm đột ngột, người bệnh có thể bị chóng mặt buồn nôn, tim đập nhanh, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu… tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên, nhất là lúc làm việc trên cao, điều khiển phương tiện giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không nên chủ quan.

Đau nửa đầu khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn

Khi bạn thường xuyên đối mặt với cơn đau nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải kéo dài, kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, nhìn mờ… có nhiều khả năng bạn đang mắc đau nửa đầu (đau nửa đầu migraine). Trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị sớm.

Vấn đề tâm lý

Lo lắng, căng thẳng quá mức trước một sự kiện quan trọng hoặc một thử thách cần vượt qua có thể kích thích dạ dày, khiến bạn cảm thấy buồn nôn, một số trường hợp có thể cảm thấy chóng mặt, bối rối. Lo âu gây chóng mặt, buồn nôn có thể tạo thành một vòng tuần hoàn: bạn cảm thấy lo lắng, sau đó bắt đầu chóng mặt, buồn nôn và nôn; đồng thời tình trạng buồn nôn chóng mặt cũng khiến bạn căng thẳng, stress hơn.

Ngoài ra, một sự hoảng loạn về tâm lý do quá sợ hãi có thể làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau ngực, cảm giác khó thở… Những người bị ám ảnh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương… có nhiều khả năng bị hoảng loạn về tâm lý hơn so với những người khác.

Ốm nghén khi mang thai khiến hoa mắt, chóng mặt buồn nôn

Rất nhiều phụ nữ bị chóng mặt và buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu). Tình trạng này được gọi là ốm nghén và nó hoàn toàn bình thường. Nó được đặc trưng bởi biểu hiện buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ốm nghén có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nôn mửa quá mức có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải và gây ra chóng mặt. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, choáng váng do bị thiếu máu não.

Say tàu xe

Khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi, xe lửa, tàu hay máy bay… một số người có thể xuất hiện cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn ói. Nó được gây ra bởi sự xáo trộn hoặc xung đột giữa các tín hiệu được gửi đến não từ mắt, hệ thống tiền đình (tai trong và ốc tai) và các thụ thể cảm giác ở các khớp, gân và mô cơ thể… Khi não nhận được tín hiệu mâu thuẫn liên quan đến vị trí của con người, nó sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt buồn nôn và nôn.

Thức khuya

Khi thức khuya, sẽ bị khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, sẽ khiến các dây thần kinh hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn từ đó làm co lại các mạch máu và tăng huyết áp. Từ đó có thể gây ra cảm giác chóng mặt và choáng váng

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc không kê đơn, thuốc chống trầm cảm, thuốc cải thiện tăng huyết áp… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt buồn nôn khi sử dụng. Ngoài ra, ngừng thuốc một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng này.

Một số loại thuốc không kê đơn có nguy cơ gây chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng

Cách cải thiện chóng mặt buồn nôn

Dù xuất phát từ nguyên nhân gì đi nữa, chóng mặt buồn nôn cũng gây ra không ít cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Để cắt cơn chóng mặt, buồn nôn, ngăn chặn tình trạng này tái phát bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Ngậm một miếng gừng tươi hoặc uống một ly trà gừng có thể giúp giảm cảm giác chóng mặt, buồn nôn tạm thời.
  • Chọn nơi yên tĩnh có bóng mát, không bị ánh sáng làm chói mắt nằm nghỉ ngơi, lấy lại sức, đồng thời ổn định lại tinh thần.
  • Ăn nhẹ một thỏi socola, một quả chuối hoặc một hũ sữa chua ngay khi có cảm giác chóng mặt.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất 2 lít nước/ngày.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan. Luyện tập thể dục thể thao phù hợp, điều độ để nâng cao sức khỏe.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe khi bạn thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn để biết nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này, từ đó có giải điều trị sớm.

Ngoài ra, mỗi người cũng cần chủ động bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, hạn chế sự tổn thương thành mạch, cải thiện lưu lượng máu lên não. Từ đó hỗ trợ giảm thiểu rối loạn cảm giác cũng như các triệu chứng chóng mặt buồn nôn, mất thăng bằng, đau đầu, mất ngủ, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry ở Bắc Mỹ.

OTIV – Với công thức đặc biệt chứa tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene chiết xuất từ Blueberry có khả năng hỗ trợ cải thiện chóng mặt, đau đầu, mất ngủ hiệu quả

Như vậy, khi biết rõ nguyên nhân và áp dụng các mẹo hay để cắt cơn chóng mặt buồn nôn sẽ không còn quấy nhiễu bạn, giúp bạn thoải mái, vui tươi hơn để tận hưởng cuộc sống.

Buồn nôn chóng mặt là triệu chứng bệnh gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.

Hoa mắt chóng mặt buồn nôn nên uống gì?

Nước lọc, trà gừng, nước mật ong, nước chanh,... đều có công dụng cải thiện nhanh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị chóng mặt, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn nên uống thuốc gì?

8 loại thuốc trị chóng mặt phổ biến.

Thuốc kháng Histamin. Thuốc kháng Histamin bao gồm các loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine… ... .

Thuốc kháng cholinergic. ... .

Thuốc chống nôn. ... .

Thuốc an thần. ... .

Thuốc chẹn Ca. ... .

Thuốc lợi tiểu. ... .

Thuốc Corticoid. ... .

Acetyl-leucine..

Làm thế não để hết đầy bụng buồn nôn?

Cách chữa đầy bụng, buồn nôn chướng bụng tại nhà.

Chế độ ăn khoa học..

Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước..

Bổ sung nhiều chất xơ.

Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày 30 phút và không quá sức..

Mát xa bụng..

Tắm nước ấm..

Thoa 2 giọt dầu tràm vào bụng và ngực..

Thái lát 2 miếng gừng tươi mỏng pha với nước sôi. Để nguội và uống từng ngụm..

Chủ đề