Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

  • Không tập luyện ngay sau khi ăn

  • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ

  • Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện

  • Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)

Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng phụ nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.

Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ

Ảnh minh họa

Khi bạn vận động quá sức, các bó cơ không được cung cấp oxy kịp thời, sinh ra acid lactic gây ra cảm giác nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp, sẽ khiến bạn bị chuột rút, gần như không thể cử động được. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng theo các chuyên gia, nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau.

Cơ thể mất nước

Vận động quá lâu trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị mất nước và muối khoáng, xuất hiện tình trạng hạ canxi máu hoặc hạ kali máu, gây tích tụ acid lactic làm mỏi cơ.

Sự mất nước sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vậy nên cơ thể không nhận biết được chính xác tín hiệu nào từ não, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước.

Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Thiếu canxi

Nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút bắp chân là do thiếu canxi. Nồng độ canxi trong máu bị suy giảm sẽ gây co thắt ở bắp chân. Phụ nữ đang mang thai và người già là đối tượng dễ bị chuột rút bắp chân.

Bệnh về mạch máu

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mạch máu, gây nên các bệnh như xơ cứng động mạch, thu hẹp khoang mạch máu, huyết khối… Khả năng lưu thông máu bị giảm, các chất chuyển hóa cả chân không bài tiết kịp thời, cộng thêm cơ thể không cung cấp đủ máu và oxy cho chi dưới, sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút, bắp chân tê cứng.

Dây thần kinh bị chèn ép

Các bệnh như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng, đột quỵ, động kinh… đều có thể khiến cơ bắp mất đi khả năng bảo vệ của nó, dẫn đến chuột rút. Bên cạnh đó, tư thế ngủ, đứng quá lâu và ngồi không đúng tư thế sẽ nén các dây thần kinh và mạch máu ở chân, làm chúng bị tắc nghẽn và gây ra chuột rút.

Chuột rút chân tự phát

Trường hợp chuột rút vào ban đêm xảy ra khi một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn, bị kích thích co rút liên tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt. Khi ngủ, vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong, bàn chân chỉ hơi xuống, lúc này, cơ bắp chân là tương đối ngắn nên dễ bị chuột rút.

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng gây ra tình trạng chuột rút chân hoặc khiến hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn, ví dụ người bệnh lọc thận; bệnh về tuyến giáp, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh xơ gan, nhiễm độc chì, …

Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, bạn nên đi thăm khám sớm để biết được nguyên nhân chính xác và tìm cách khắc phục tình trạng đau đớn, khó chịu này.

Phải làm gì để ngăn ngừa chuột rút bắp chân?

Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau để đẩy lùi chứng chuột rút bắp chân, tránh trường hợp bệnh xấu thêm:

Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ

Ảnh minh hoạ

- Khi cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, như vậy sẽ giảm đau rất nhiều. Bạn có thể dùng tay kéo bàn chân của bạn lên cao để kéo giãn bắp chân. Hoặc bạn có thể ngồi lên sàn nhà hoặc một cái ghế với chân bị chuột rút được duỗi thẳng.

- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước.

- Chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều rau và hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.

- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi vận động. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.

- Tránh căng thẳng, lo âu vì khiến cho hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao, có thể dẫn đến chuột rút.

- Trước khi đi ngủ, cần phải căng cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ.

- Bạn có thể sử dụng thuốc giãn cơ hay một số loại thuốc bổ sung canxi, kali, magie cho cơ thể, nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.


Chuột rút là hiện tượng co thắt không kiểm soát thường xuất hiện ở các cơ, đặc biệt là ở cơ bắp chân, đùi hoặc bàn chân. Phần lớn các trường hợp, thả lỏng cơ thể, lưu thông tuần hoàn máu chi tốt có thể giúp giảm bớt hiện tượng cơ bắp bị chuột rút.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị và phòng ngừa khác có thể được áp dụng bổ sung. Nếu chuột rút chân thường xuyên xảy ra, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ và có điều trị cần thiết.

Chuột rút diễn ra như thế nào

Chuột rút xảy ra ở cơ bắp chân vào ban đêm là khá phổ biến. Theo một số báo cáo gần đây cho thấy có đến 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút vào ban đêm. Các cơ căng lên, gây khó chịu và cực kì đau đớn ở vùng cơ bị chuột rút.

Chuột rút chân về đêm gây ra các vấn đề khác như làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon. Điều này khiến người mắc phải cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Có thể nhầm lẫn chuột rút chân về đêm với hội chứng chân bồn chồn. Một số nghiên cứu cho rằng sự thiếu hụt khoáng chất gây ra chuột rút về đêm, tuy nhiên, hiện chưa có kết luận nào thực sự chính xác về thông tin này. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung khoáng chất, chẳng hạn như canxi, magiê hoặc vitamin B-12…không làm giảm chứng chuột rút chân vào ban đêm ở hầu hết các cá thể tiến hành nghiên cứu.

     

Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro

Các nguyên nhân sau đây có thể là nguyên nhân khiến một người có nhiều khả năng bị chuột rút về đêm.

  • Mỏi cơ : Nghiên cứu cho thấy mệt mỏi cơ bắp là nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Các vận động viên có nhiều khả năng bị chuột rút chân sau khi tập luyện. Tập luyện quá sức trong thời gian dài ban ngày, có thể khiến một số người gặp phải tình trạng chuột rút nhiều hơn về đêm.
  • Lười vận động: Việc không hoạt động thể chất thường xuyên khiến các cơ bắp không được co giãn có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm. Mặt khác, các cơ ở những người ít tập thể dục có thể ngắn hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ chuột rút hoặc co thắt.
  • Vị trí cơ thể: Ngồi hoặc nằm theo một tư thế liên tục trong thời gian dài làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, chẳng hạn như đặt một chân lên chân kia hoặc hai chân bắt chéo, có thể dẫn đến chuột rút. Có thể thử nghiệm bằng cách nằm ngủ ở tư thế thoải mái hơn để xem điều này có làm giảm chứng chuột rút ban đêm không.
  • Người cao tuổi: Những người lớn tuổi cũng có thể dễ bị chuột rút vào ban đêm. Một nghiên cứu cho thấy có tới 33% số người trên 50 tuổi trải qua chứng chuột rút chân về đêm mãn tính.
  • Thai kỳ: Do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên hoặc thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai, phụ nữ  cũng có thể mắc chứng chuột rút chân vào ban đêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc có các tác dụng phụ gây chuột rút cơ bắp như: sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch), naproxen, teriparatide, raloxifene, levalbuterol, albuterol/ipratropium, estrogen liên hợp, pregabalin…
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh mãn tính cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị chuột rút ở chân, chẳng hạn như:
    • Bệnh tim mạch, tiểu đường
    • Rối loạn sử dụng rượu
    • Suy thận, suy gan, suy giáp
    • Hẹp ống sống thắt lưng
    • Chứng bàn chân dẹt
    • Viêm xương khớp
    • Tổn thương hay rối loạn thần kinh

Nếu nghi ngờ các bệnh này là nguyên nhân của chứng chuột rút chân, nên tư vấn bác sĩ để biết thêm thông tin và được hướng dẫn.

Phương pháp điều trị

Nếu xảy ra chuột rút vào ban đêm, cần bình tĩnh thả lỏng cơ thể để giảm các mức độ chuột rút. Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể thực hiện trong thời điểm này bao gồm:

  • Duỗi cơ nhẹ nhàng
  • Mát-xa vùng bị chuột rút bằng tay
  • Sử dụng con lăn bọt để xoa bóp chân
  • Uốn cong và không co chân để giúp kéo dài cơ chân
  • Chườm bằng túi hoặc khăn ấm lên vùng bị chuột rút
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) sẽ không giúp giảm bớt chuột rút vì chuột rút không liên quan đến viêm. Nó có thể giúp giảm cơn đau do chuột rút nhưng sẽ không làm giảm chuột rút.

Ngăn ngừa chuột rút chân vào ban đêm

  • Bài tập nhẹ: Một số người cảm thấy không mắc phải các cơn chuột rút nếu thực hiện một số bài tập nhẹ vào cuối ngày. Điều này có thể bao gồm các động tác như đi bộ hoặc đạp xe đạp nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến và mang chất thải ra khỏi cơ bắp. Uống nước đủ và đều đặn trong suốt cả ngày có thể giúp ngăn ngừa chuột rút đồng thời giữ cho cơ bắp hoạt động tốt.
  • Mang giày, dép phù hợp: Mang giày dép phù hợp và thoải mái sẽ giảm được việc mắc các cơn chuột rút về đêm.

Khi nào đi khám bác sĩ

Chuột rút chân về đêm có thể rất khó chịu và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và nếu phương pháp tại nhà không có ích, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các nguyên nhân và phương pháp điều trị có thể.

Tương tự như vậy, nếu chuột rút lan sang các cơ ở vùng khác hoặc trở nên nghiêm trọng, cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ.

Xem thêm: Hạ canxi máu là gì?

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ
  facebook.com/BVNTP

Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ
  youtube.com/bvntp