Bệnh lý tuyến giáp là gì

Bạn có gặp phải tình trạng trao đổi chất bất thường, thay đổi tâm trạng và tóc rụng không? Những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. Bạn nên đi khám và điều trị ngay để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm sắp xảy ra.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người, nó nằm ở phía trước cổ dưới quả táo của Adam. Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm, nó sản xuất hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất, thần kinh, nhiệt độ cơ thể và tâm trạng. Bên cạnh những điều đã đề cập, nó cũng liên quan đến chức năng của tim, xương và cơ.

Tiến sĩ Aroon Kongchoo, chuyên gia nội tiết và chuyển hóa của Bệnh viện Vejthani giải thích rằng bệnh tuyến giáp có thể được chia thành 2 loại là Cường giáp hay còn gọi là Nhiễm độc giáp hoặc Tuyến giáp hoạt động quá mức và Suy giáp hay còn gọi là Tuyến giáp kém hoạt động. Cường giáp tạo ra lượng hormone tuyến giáp dư thừa dẫn đến một số bất thường, chẳng hạn như đổ mồ hôi nhiều, ủ rũ, sụt cân, đau tim và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Suy giáp sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn nhu cầu của cơ thể, dẫn đến bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, khiến bạn dễ bị kiệt sức, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, dễ tăng cân và tóc rụng.

“Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp là không rõ ràng, nhưng nó liên quan đến di truyền và thường phát hiện ở nữ hơn là nam. Bệnh tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ bắt đầu từ việc lấy bệnh sử, khám cơ thể, xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ nội tiết tố tuyến giáp. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nội khoa bằng thuốc uống, nhưng đối với những bệnh nhân bị cường giáp, có thể cần dùng iốt phóng xạ để điều trị bổ sung nhằm làm teo tuyến giáp vĩnh viễn trong trường hợp thuốc thông thường không có tác dụng hoặc bệnh nhân dị ứng với thuốc. Bên cạnh cường giáp và suy giáp, có một bệnh khác liên quan đến bệnh tuyến giáp, đó là bệnh Phì đại tuyến giáp hay còn gọi là Bướu cổ. Mặc dù bướu cổ thường không đau nhưng nó có thể gây khó khăn khi nuốt và thở. Nếu có khối u trong tuyến giáp, có 4 – 5% khả năng khối u đó là ung thư, do đó, bác sĩ có thể xem xét điều trị phẫu thuật trong đó có 3 lựa chọn, đó là phẫu thuật mở, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật nội soi qua khoang miệng. Nhưng nếu nó không phải là ung thư thì không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào kích thước khối u, triệu chứng và sự cân nhắc của bác sĩ ”. cho biết, Tiến sĩ Aroon.

Bạn có thể tự quan sát bằng cách kiểm tra xem mình có bất kỳ triệu chứng nào sau đây không:

  • Dễ dàng bị kiệt sức
  • Tim đập nhanh
  • Xoay tâm trạng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mồ hôi ra nhiều
  • Tóc rụng
  • Thuốc tê
  • Thường xuyên cảm thấy đói hoặc chán ăn
  • Bài tiết bất thường
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Giảm cân cấp tính hoặc tăng cân
  • Kinh nguyệt bất thường

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng nó có thể được phát hiện bằng cách làm xét nghiệm máu hoặc kiểm tra sức khỏe hàng năm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp ngay lập tức.

Tuyến giáp, nằm ở vùng cổ trước, ngay dưới sụn nhẫn, gồm 2 thùy được nối bởi một eo tuyến giáp. Các tế bào nang trong tuyến sinh ra 2 hormone tuyến giáp chính:

  • Tetraiodothyronine (thyroxine, T4)
  • Triiodothyronine (T3)

Những hormone này hoạt động trên tế bào trong hầu hết mọi mô của cơ thể bằng cách kết hợp với thụ thể trong nhân tế bào và thay đổi biểu hiện của một loạt các sản phẩm gen. Hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của mô não và mô sinh trưởng ở bào thai và trẻ sơ sinh, và ở người với mọi lứa tuổi điều chỉnh sự trao đổi chất đạm, carbohydrate và chất béo.

T3 là dạng hoạt động mạnh nhất trong liên kết với thụ thể trong nhân tế bào; T4 chỉ có hoạt động nội tiết tối thiểu. Tuy nhiên, T4 có thời gian bán hủy dài hơn và có thể được chuyển đổi sang T3 (trong hầu hết các mô) và do đó đóng vai trò như là một kho dự trữ và tiền hormone cho T3. Một dạng hormone tuyến giáp thứ 3, T3 tạo ngược (rT3), không có hoạt động trao đổi chất; nồng độ rT3 tăng trong các bệnh nhất định.

Tổng hợp hormone tuyến giáp cần iốt (xem hình ). Iốt được ăn vào qua thực phẩm và nước chứa iodide, được tập trung chủ yếu vào tuyến giáp và chuyển hóa thành iốt hữu cơ trong các tế bào nang bằng peroxidase tuyến giáp. Các tế bào nang bao quanh một không gian (nang) chứa đầy keo, bao gồm thyroglobulin, một glycoprotein chứa tyrosine trong ma trận của nó. Tyrosine khi tiếp xúc với màng tế bào nang được iốt hóa ở vị trí 1 (monoiodotyrosine) hoặc 2 (diiodotyrosine) và sau đó kết hợp với nhau để tạo ra 2 dạng hormone tuyến giáp.

  • Diiodotyrosine + diiodotyrosine → T4
  • Diiodotyrosine + monoiodotyrosine → T3

Tổng hợp các hormone tuyến giáp.

T3 và T4 vẫn được kết hợp với thyroglobulin trong nang cho đến khi các tế bào nang lấy thyroglobulin làm giọt keo. Khi vào trong các tế bào nang giáp, T3 và T4 được tách ra từ thyroglobulin.

T3 và T4 tự do sau đó được giải phóng vào máu, nơi chúng được liên kết với các protein huyết thanh để vận chuyển. Protein vận chuyển chính là globulin gắn với thyroxine (TBG), có ái lực cao nhưng khả năng thấp đối với T3 và T4. TBG thường gắn khoảng 75% các hormone tuyến giáp được mang bởi protein.

Các protein liên kết khác là

  • Thyroxin gắn prealbumin (transthyretin), có ái lực cao nhưng có dung tích thấp với T4
  • Albumin, có ái lực thấp nhưng dung lượng cao đối với T3 và T4

Khoảng 0,3% tổng T3 huyết thanh và 0,03% tổng T4 huyết thanh là tự do và cân bằng với các hormone được mang. Chỉ T3 tự do và T4 tự do là sẵn sàng để hoạt động ở các mô ngoại vi.

Tất cả các phản ứng cần thiết cho sự hình thành và giải phóng T3 và T4 được kiểm soát bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH), do các tế bào hướng giáp tuyến yên tiết ra. Sự tiết TSH được kiểm soát bởi cơ chế điều hòa ngược âm tính trong tuyến yên: Lượng T4 và T3 tự do tăng làm ức chế quá trình tổng hợp và tiết TSH, trong khi lượng giảm thì làm tăng tiết TSH. Tiết TSH cũng bị ảnh hưởng bởi thyrotropin hormone kích thích tuyến giáp (TRH), được tổng hợp ở vùng dưới đồi. Cơ chế chính xác điều chỉnh tổng hợp và giải phóng TRH không rõ ràng, mặc dù điều hòa ngược âm tính từ các hormone tuyến giáp ức chế tổng hợp TRH.

Hầu hết T3 lưu hành được sản xuất ra bên ngoài tuyến giáp bằng cách khử 1 iod từ T4. Chỉ một phần năm T3 lưu hành được tiết ra trực tiếp bởi tuyến giáp.

Bệnh lý tuyến giáp là gì

T4 huyết thanh toàn phần là định lượng cả hormone tự do và hormone được mang bởi protein. Sự thay đổi về nồng độ các protein huyết tương gắn hormone tuyến giáp tạo ra những thay đổi tương ứng trong nồng độ T4 toàn phần, mặc dù nồng độ T4 tự do hoạt động sinh lí không thay đổi. Vì vậy, bệnh nhân có thể bình thường về mặt sinh lý nhưng có nồng độ T4 toàn phân bất thường. T4 tự do trong huyết thanh có thể được đo trực tiếp, tránh được những sai lầm trong việc diễn giải nồng độ T4 toàn phần.

Chỉ số T4 tự do là một giá trị được tính toán hiệu chỉnh theo nồng độ T4 toàn phần do ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ các protein huyết thanh gắn hormone tuyến giáp và do đó ước tính nồng độ T4 tự do khi đã đo nồng độ T4 toàn phần. Tỷ lệ gắn hormone tuyến giáp hoặc sự hấp thu T4 nhựa được sử dụng để ước tính protein mang. Chỉ số T4 tự do có sẵn và so sánh tốt với phép đo định lượng trực tiếp T4 tự do.

T3 huyết thanh toàn phần và T3 tự do đều có thể đo được. Do T3 gắn chặt chẽ với TBG (mặc dù ít hơn 10 lần so với T4), nồng độ T3 huyết thanh toàn phần bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ TBG trong huyết thanh và do các thuốc ảnh hưởng đến sự gắn kết với TBG. Nồng độ T3 tự do trong huyết thanh cũng được đo bằng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp (chỉ số T3 tự do) như đã được mô tả đối với nồng độ T4 và là chỉ số chính đánh giá ngộ độc giáp.

Tuyến giáp là nguồn dự trữ thyroglobulin duy nhất, có thể phát hiện được dễ dàng trong huyết thanh của người khỏe mạnh và thường tăng ở những bệnh nhân có bướu giáp nhiễm độc hoặc không nhiễm độc. Việc sử dung nguyên tắc định lượng thyroglobulin huyết thanh là đánh giá bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc gần toàn bộ (có hoặc không sử dụng điều trị bằng iốt-131) cho các ung thư tuyến giáp khác nhau. Các giá trị thyroglobulin huyết thanh bình thường hoặc tăng cao cho thấy sự hiện diện của mô tuyến giáp bình thường hoặc mô giáp ung thư ở bệnh nhân dùng liều ức chế TSH levothyroxine hoặc sau ngừng sử dụng levothyroxine. Tuy nhiên, các kháng thể với thyroglobulin làm nhiễu sự đo lường thyroglobulin.

Việc tầm soát định kỳ cho người lớn không có triệu chứng, kể cả phụ nữ mang thai không có các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh tuyến giáp không được khuyến cáo do không có đủ bằng chứng về lợi ích. Đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ, TSH huyết thanh nên được đo và là xét nghiệm tốt nhất để tầm soát cả cường giáp và suy giáp.

Có thể đo lường sự hấp thụ iốt phóng xạ. Một lượng vi lượng iốt phóng xạ được cho uống hoặc qua đường tĩnh mạch; một máy quét sau đó phát hiện lượng iốt phóng xạ mà tuyến giáp hấp thụ. Đồng vị phóng xạ hay dùng hơn là iốt-123, do chất này cho bệnh nhân phơi nhiễm với liều phóng xạ tối thiểu (ít hơn nhiều so với iốt-131). Sự hấp thu iốt-123 tại tuyến giáp rất đa dạng khi hấp thụ iốt và thấp ở bệnh nhân đã phơi nhiễm với quá nhiều iốt.

Chẩn đoán hình ảnh sử dụng một máy chụp hình nhấp nháy sau khi uống đồng vị phóng xạ (iốt phóng xạ hoặc technetium 99m pertechnetate) để biểu hiện sự hấp thu Iod phóng xạ. Các vùng tăng tập trung (nóng) hoặc giảm (lạnh) giúp phân biệt các vùng có thể là ung thư (ung thư tuyến giáp gặp ở < 1% các nhân nóng so với 10 đến 20% các nhân lạnh).

Bệnh lý tuyến giáp là gì

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.