Bệnh giun chó là gì

Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người (ngoài ra còn gọi là bệnh sán chó) gây nên do 2 loại giun đũa: Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt và thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.

Sự lây truyền của giun toxocara là do các điều kiện về khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó mèo.

Ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara

1. Những nguyên nhân gây ra bệnh giun Toxocara – Bệnh giun đũa chó mèo (Bệnh sán chó)

Các nguồn truyền nhiễm ấu trùng giun Toxocara:

Ổ chứa: Chó là ổ chứa của toxocara canis và mèo là ổ chứa của toxocara cati; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó mèo.

Thời gian ủ bệnh: Từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh. Trường hợp mắc bệnh do ăn phải gan có mầm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày hoặc chỉ là vài giờ.

Tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó mèo là nguyên nhân gây ra bệnh giun Toxocara

Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các bộ phận khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt… gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các bộ phận nhiều năm nếu không được điều trị.

Thời kỳ lây truyền: Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun toxocara ra ngoại cảnh.

Bệnh giun toxocara lây truyền qua đường ăn uống do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó mèo. Ngoài ra ấu trùng giun có trong thịt chó mèo, nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Có thể bạn quan tâm:

Xét nghiệm ký sinh trùng ở Buôn Ma Thuột

2.Các triệu chứng của bệnh giun Toxocara – Bệnh giun đũa chó mèo (Bệnh sán chó)

Bệnh giun Toxocara không có những triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Một số bệnh nhân có biểu hiện như:

– Gan to, sốt

– Các triệu chứng về phổi như: ho, đau ngực

– Về đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu

– Tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên.

Sốt – Là một trong những biểu hiện của bệnh giun Toxocara

Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng thì các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm gây ra hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú do sự di trú của ấu trùng giun toxocara và bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.

3. Những biện pháp phòng chống bệnh giun Toxocara – Bệnh giun đũa chó mèo (Bệnh sán chó)

– Tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.

– Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.

– Tẩy giun cho chó mèo thường xuyên: với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

Nếu bạn đang lo sợ mình có bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara) hay không ? Bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm xét nghiệm của chúng tôi để được tư vấn cụ thể và làm xét nghiệm máu. Các xét nghiệm Ký sinh trùng tại Trung tâm xét nghiệm BMT sẽ có kết quả chỉ sau 2h xét nghiệm:

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Nguồn bài viết: //www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giun-tocoxara-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong/

  Tác giả: Bác sĩ. Lê Thị Hương Giang 

  Tham vấn y khoa: Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh   

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo là gì?

Là loại giun tròn ký sinh trong ruột non của chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati) Toxocara canis gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17-20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột non của chó con dưới 3-6 tháng tuổi; khi chó lớn, do cơ chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngoài. Mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun có thể tồn tại nhiều tháng ở môi trường ngoại cảnh.

Ai có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo?

Người nhiễm trứng thường là trẻ em và người lớn tiếp xúc với đất nhiễm ấu trùng giun đũa chó, người ăn rau sống, thịt tái sống, trẻ em ngậm mút ngón tay nhiễm ấu trùng, ở những người thường tiếp xúc với chó, mèo. Là nhưng đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh giun đũa chó

Dịch tễ học bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo

Bệnh có ở khắp nơi, người lớn và trẻ nhỏ đều có thể nhiễm bệnh. Những người thường thường nuôi chó, mèo bị nhiễm cao hơn người không nuôi chó mèo… 

Bệnh giun đũa chó mèo gây bệnh chàm tribenhgiunsan.com.vn

Ở người lớn thường ít có biểu hiện triệu chứng, thỉnh thoảng sốt nhẹ, mệt, nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, thể lực, thị lực giảm, hay quên, làm việc mất tập trung, số ít có biểu hiện châm chích, nhột nhột dưới da.

Bệnh giun đũa chó mèo nguy hiểm không?

Bệnh giun đũa chó mèo hay còn gọi là bệnh sán chó, thường ít gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên có nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân có ngứa da dị ứng, tổn thương mắt, tổn thương nội tạng và não.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giun đũa chó mèo?

Triệu chứng định hướng

- Người mệt mỏi hay quên, ngứa da dị ứng, khám và trị da liễu bớt ngứa, hết thuốc ngứa lại.

- Bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng trên 7%

- Globulines nâng cao hơn bình thường 10 – 15 lần, nhất là IgE và IgG.

- Ở trẻ em, bệnh diễn biến từ từ,  đôi khi có sốt nhẹ, đau bụng thoáng qua, biếng ăn, gầy yếu, đi tả, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp, ho khạc ra đàm, khó thở dạng suyễn, thâm nhiễm phổi, da nổi dát đỏ hoặc mề đay, hồng ban đa dạng, phù Quinck; gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau, đôi khi lách to.

Bệnh giun đũa chó mèo có thể di chuyển đến mắt tribenhgiunsan.com.vn

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

- Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật ELISA tại phòng khám chuyên khoa với kết quả chuẩn xác cao

- Ấu trùng làm tổ trong gan khi sinh thiết gan có thể thấy ấu trùng giun đũa chó mèo trong nhu mô gan giũa một vùng gan hoại tử, sung quanh là các tế bào giả thượng bì, tế bào khổng lồ.

Điều trị bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

Bệnh giun đũa chó mèo nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, vì tại phòng khám chuyên khoa có các bác sĩ chuyên ngành và máy móc phương tiện xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để tìm ra bệnh và trị bệnh đúng thuốc đúng liều lượng.

Thời gian trị dứt bệnh giun đũa chó mèo 1 đến 3 tháng, mỗi tháng một liệu trình từ 7 đến 15 ngày. Bệnh nhân thường được khám lại sau một tháng để kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc giúp, không nên để trên 6 tháng mới khám lại vì giun đũa chó có thể lờn thuốc và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Các thuốc thường được sử dụng là

- Thiabendazole (Mintezol) 50mg/kg/ngày

- Albendazole (Zentel) 2 viên 200mg/ngày Corticoides hay thuốc kháng histamine nên sử dụng vào buổi chiều cho những trường hợp có dấu hiệu khó thở , viêm nặng… 

Phòng bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

- Tẩy giun định kỳ cho chó 6 tháng 1 lần

- Ăn chín uống sôi, rửa rau sạch dưới vòi nước, không ăn thịt tái sống

- Hạn chế cho trẻ chơi chơi với chó, nhất là chó con; rửa tay sạch sẽ cho trẻ khi chơi với chó, khi tay dính đất cát.

- Không nên thả rông chó mèo, phân chó cần đựng trong bịch bịt kín và thả vô thùng rác.

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

Video liên quan

Chủ đề