Bé bú bao nhiêu phút được sữa béo cuối năm 2024

ó nên vắt sữa đầu bỏ đi không là một trong những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm nhất. Sữa đầu và sữa cuối đều chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Hãy cùng đi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sữa đầu là gì?

Để biết được có nên vắt sữa đầu bỏ đi không thì trước hết mẹ cần hiểu sữa đầu là gì và nó có ích gì đối với sự phát triển của bé. Sữa đầu hay còn gọi là colostrum, là loại sữa được tiết ra trong vòng 10 phút đầu cữ bú. Đây là loại sữa tuy loãng nhưng rất giàu dinh dưỡng nhất, chứa nhiều kháng thể, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Sữa đầu giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Lượng sữa đầu của mẹ thường có khoảng 15ml, có mẹ có nhiều lên đến 30ml. Thông thường bé sẽ cần khoảng 15 đến 20 phút để bú hết sữa đầu. Sữa đầu khá loãng và có màu trắng trong như nước vo gạo.

Sữa đầu mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé

Tham khảo thêm: Sữa non – nguồn dưỡng chất kỳ kiệu cho bé yêu

Vậy có nên vắt sữa đầu bỏ đi không? Sữa đầu loãng vậy có tốt không? Có nên bỏ sữa đầu và chỉ cho bé bú sữa cuối hay không? Nên cho bé bú nhiều sữa đầu hay sữa cuối? Câu trả lời là mẹ hãy cho bé bú liên tục từ đầu đến cuối cữ bú.

Như đã đề cập ở trên, sữa đầu tuy loãng nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất. Và sữa đầu – sữa cuối đóng vai trò khác nhau trong việc giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Khi mẹ vắt sữa đầu bỏ đi sẽ khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì thế mẹ không nên vắt bỏ sữa đầu đi mà hãy cố gắng cho cho con bú được đủ cả lượng sữa đầu và cuối.

Không ít mẹ cho rằng sữa đầu không tốt bằng sữa cuối do không giúp bé tăng cân. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Với sữa mẹ, dù là sữa nào cũng đều mang giá trị dinh dưỡng quý giá. Sữa đầu tuy không chứa nhiều chất béo cũng như năng lượng giúp bé tăng cân nhưng lại là nguồn cung cấp nước, vitamin, kháng thể dồi dào cho bé.

So với sữa cuối, sữa đầu không hề thua kém về chất lượng và có vai trò quan trọng tương đương đối với sự phát triển của bé. Cả 2 loại sữa đều là nguồn dinh dưỡng đặc biệt mà cơ thể mẹ tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà bé cần. Vì thế, các chuyên gia nhấn mạnh bé cần được bú đủ cả 2 loại sữa này. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý cho bé bú cân bằng tỷ lên của sữa đầu và sữa cuối để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé.

Mẹ vắt sữa đầu bỏ đi khiến mất cân bằng dinh dưỡng cho bé

Tham khảo thêm: [Góc tư vấn] Có nên vắt sữa cho trẻ bú bình?

3. Lời khuyên cho mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất, mang những dưỡng chất mà sữa công thức không thể có được. Vì thế mẹ hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Nếu mẹ không thể cho bé bú sữa mẹ trực tiếp, mẹ có thể vắt sữa mẹ và cho trẻ bú bằng thìa hoặc bình sữa.

Khi cho bé bú mẹ hãy chú ý để con bú hết sữa trong một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại để bé có thể nhận đủ được lượng sữa đầu và sữa cuối. Đây cũng là cách giúp bé cân bằng dinh dưỡng có trong hai loại sữa này. Thay đổi bên bú liên tục có thể khiến bé bú quá nhiều sữa đầu, làm bé bị no và không thể bú được phần sữa cuối.

Tuy câu trả lời có nên vắt sữa đầu bỏ đi không là “không”. Nhưng nếu mẹ nhận thấy bé đang bú nhiều sữa đầu hơn sữa cuối thì có thể vắt một ít sữa đầu ra rồi tiếp tục cho bé bú. Cách làm này sẽ giúp mẹ điều chỉnh lượng sữa đầu và sữa cuối cho cân bằng, từ đó đảm bảo bé yêu nhận được đủ dưỡng chất từ sữa mẹ.

Bé bú sữa cũng tương tự như việc ăn cơm của người lớn, trong đó sữa đầu được xem như món khai vị và sữa cuối là món chính. Để sản xuất sữa cuối, cơ thể mẹ cần có một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, các mẹ hãy cố gắng kéo dài thời gian bú của bé đến khoảng 30 phút để đảm bảo cơ thể bé nhận được đủ dinh dưỡng từ cả sữa đầu và sữa cuối.

Bé cần được bú cả sữa đầu và sữa cuối

Tham khảo thêm: [Góc hỏi đáp] Có nên vắt sữa bằng tay không?

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi có nên vắt sữa đầu bỏ đi không. Không gì tốt cho bé hơn sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Vì thế mẹ hãy cố gắng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời để mang đến những điều tốt nhất cho sự phát triển của con các mẹ nhé!

Bú mẹ là câu chuyện hết sức riêng tư, chẳng cặp mẹ con nào giống nhau. Một số bé bú rất nhanh, một số khác lại rất từ tốn. Thời gian các cữ bú dao động ở cùng một bé và có thể kéo dài 10-20 phút, thậm chí là 45-60 phút cho một bên vú. Số lần bú cũng dao động từ 6-12 lần/24 giờ trong những tuần đầu.

Nói chung, trẻ đủ lớn thường bú mẹ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên. Tuy nhiên, nếu bé ngậm bắt vú đúng cách thì việc cữ bú kéo dài bao lâu không hề quan trọng. Yếu tố duy nhất có thể gây tổn thương núm vú là ngậm bắt vú không đúng cách, không phải bú lâu hay nhanh.

Một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ kéo dài hơn cần thiết

- Ngậm bắt vú không đúng cách

Nếu ngậm bắt vú không đúng cách, bé sẽ không thể bú mẹ hiệu quả, thời gian cữ bú sẽ kéo dài và bé có thể đòi bú thường xuyên hơn. Ngậm bắt vú sai có thể gây tổn thương hoặc gây đau ở núm vú.

- Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ

Nhiều bé thường ngủ thiếp đi trên ngực mẹ khi đang bú (thường khi đã no bụng), rồi tỉnh giấc nhiều lần và có vài động tác mút, xen kẽ giữa những lúc mơ màng. Kiểu bú này có thể gây tổn thương núm vú vì khi ngủ gà ngủ gật các bé thường lười biếng và không ngậm bắt vú đúng cách. Nếu bạn muốn ngừng cữ bú thì hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay út vào góc miệng của bé (giữa vú mẹ và môi của con) rồi ấn xuống lợi dưới. Đừng tìm cách rút núm vú, làm vậy có thể gây tổn thương bộ phận này.

Các bé hay ngủ thiếp đi trong khi bú mẹ sẽ đòi ăn thường xuyên hơn. Vì vậy, để đánh thức con, nhiều mẹ chọn cách thay tã giữa bữa bú khi bé bắt đầu mơ màng. Sau khi thay tã, bé thường đủ tỉnh táo để hoàn thành cữ bú. Trường hợp đã thực sự no nê, bé có thể ngủ luôn một mạch kể cả khi được mẹ thay tã, hoặc ngủ lại ngay sau khi thay tã xong.

- Bú chơi

Một số trẻ tiếp tục bú mẹ chỉ để cho vui chứ không phải vì đói. Nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú. Trường hợp ngược lại, nếu không gặp bất lợi, một số mẹ chọn cách cho con bú chơi để dỗ dành hoặc ru bé ngủ. Tuy nhiên, nếu được tiếp diễn tới khi trẻ đủ lớn, thói quen này có thể gây rắc rối, khiến bé không thể đi vào giấc ngủ nếu thiếu ti mẹ. Cũng cần thận trọng với việc cho con bú chơi vào ban đêm. Nhiều bà mẹ đã phải bật khóc lúc tỉnh dậy vào buổi sáng vì núm ví bị xây xát nặng sau một đêm cho bé thỏa sức "nhằn" ti mẹ, trong lúc cả hai cùng ngủ gà ngủ gật.

Các bữa bú cần cách nhau bao lâu?

Bé cần được bú 8-12 lần mỗi ngày trong tháng đầu tiên. Khi sữa chưa về đầy đủ, mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu (khi bé đói), thường là 1,5 tới 3 giờ. Khi lớn hơn, bé sơ sinh có thể hình thành lịch bú ổn định, tuy nhiên cũng không nên để bé nhịn lâu hơn 4 giờ, kể cả ban đêm. Khi được 1-2 tháng, trẻ thường bú 7-9 lần. Nói chung, trẻ bú mẹ cần ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hơn, di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa khiến bé mau đói. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu.

Cần lưu ý rằng, khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau. Chẳng hạn, nếu các cữ bú của bé thường bắt đầu vào 6h, 8h, 10h..., bạn có thể nói bé bú 2 giờ một lần, hay nói cách khác là các cữ bú cách nhau 2 giờ.

Bú một bên hay bú hai bên?

Không nhất thiết phải luôn cho bé bú cả hai bầu sữa trong cùng một cữ bú. Nếu bé cảm thấy mãn nguyện sau khi bú một bên thì trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên. Một số bé đòi bú cả hai bên ngay từ những ngày đầu, một số khác chỉ có nhu cầu bú mỗi lần một bên suốt những tuần đầu.

Nếu bé đã bú đủ lâu ở một bên bầu vú và vẫn còn đói thì mẹ có thể cho bé bú tiếp bên kia. Trong lần bú tiếp theo, mẹ nên cho bé bắt đầu ở bầu vú bé đã kết thúc trong lần bú trước. Ví dụ nếu lần cuối bé đã bú bên phải rồi chuyển sang bên trái thì lần tiếp theo bạn nên bắt đầu từ bên trái rồi chuyển sang bên phải. Các bé thường bú mạnh nhất ở bầu vú đầu tiên, trong khi bầu vú thứ hai thường chỉ được coi như của "thêm nếm".

Một số trẻ chỉ thích bú ở một bầu vú nhất định và mẹ có thể vô tình nuôi dưỡng sự "kén chọn" này ở con bằng cách cho bé bú bên này thường xuyên hơn. Mẹ thường làm vậy khi thấy bé bú tốt hơn ở một bên hoặc núm vú bên đối diện bị dẹt, nứt nẻ hoặc đau đớn. Mẹ càng cho con bú thường xuyên một bên thì bầu vú bên này càng sản sinh nhiều sữa và bầu vú đối diện càng sản xuất ít sữa. Điều này có thể tạo nên chiếc vòng luẩn quẩn: Bé chỉ nhận đủ sữa từ một bên vú và lại chọn bú ở bên đó nhiều hơn. Một số bé có thể bỏ hẳn bầu vú không yêu thích, khiến việc cân bằng hai bầu vú càng trở nên khó khăn.

Nếu mẹ thấy sữa ở một bên về nhiều hơn thì nên chăm chỉ cho con bú bên ít sữa và bắt đầu các cữ bú bằng bầu vú này. Thông thường trong vòng một vài ngày, nguồn sữa bên bầu vú bị chê sẽ được cải thiện.

Làm sao biết mẹ không đủ sữa cho con bú?

7 dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ: Cần nhận biết kịp thời.

Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh sau khi ngưng bú.

Con tăng cân chậm hoặc không tăng cân..

Trẻ thường há miệng, thè lưỡi, mút môi..

Trẻ đi tiểu ít, số lượng tã ướt ít..

Các bữa bú quá ngắn hoặc quá dài..

Trẻ làm nhiều cách để tìm kiếm mẹ.

Sữa mẹ quá ít không đủ cho trẻ bú.

Nên cho bé bú sữa mẹ bao lâu?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sản phụ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi. Việc nuôi con bằng sữa mẹ tiếp tục kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi kèm theo chế độ ăn dặm hợp lý và không có khuyến cáo khi nào nên dừng sữa mẹ.

Sữa đầu búa và sữa cuối bữa khác nhau như thế nào?

Sữa đầu là lượng sữa được tạo ra lúc bắt đầu cho bé bú, có vị ngọt, sữa có màu trong và hàm lượng lactose cao nhưng ít béo. Ngược lại, sữa cuối được tạo ra khi sữa về, di chuyển qua các tuyến sữa rồi thu thập chất béo trên đường đi, do đó thường có chứa hàm lượng calo cao và sữa thường đục hơn.

Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn gì?

Dưới đây là 11 loại thực phẩm cụ thể..

Cà phê Phụ nữ sau sinh nên kiêng uống cà phê để chất lượng sữa không bị ảnh hưởng. ... .

Bia, rượu. Phụ nữ sau sinh nên kiêng uống rượu, bia. ... .

Hải sản chứa nhiều hàm lượng thủy ngân. ... .

Chocolate. ... .

Rau bạc hà, mùi tây. ... .

Thức ăn cay, có mùi hăng. ... .

Đồ ăn nhanh. ... .

Thức ăn chứa các chất bảo quản..

Chủ đề