Bé 2 tháng tuổi có uống thuốc được không

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho là vấn đề mà dường như mẹ nào đã hoặc đang nuôi con nhỏ đều phải trải qua. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cũng không đơn giản như khi chăm các bé lớn hơn, vì mẹ không thể tùy tiện cho con dùng thuốc khi đau hay ốm nhẹ, hoặc chỉ ho, sót. Riêng với việc trẻ bị ho, đôi khi nhiều người xem đây là tình trạng không nguy hiểm, nhưng nhiều trường hợp trẻ ho nhiều khiến mẹ phải bối rối lo lắng. Vậy VnShop mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau, để biết được phương pháp trị ho cụ thể an toàn cho bé nhé.

Xác định nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị ho

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho là do hệ miễn dịch cũng như hệ hô hấp của các bé còn rất yếu và không đủ khả năng để chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virú gây bệnh. Đặc biệt là những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt…thì bé sẽ bị mắc phải thường xuyên hơn khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường hoặc đôi khi là do mẹ chăm sóc bé chưa cẩn thận nên khiến con dễ bị bệnh.

Phương pháp điều trị ho cho trẻ

Nếu trẻ 2 tháng tuổi bị ho mà không kèm theo sốt cao thì mẹ có thể chữa ho cho bé tại nhà, bằng một vài phương pháp đơn giản. Cần lưu ý mẹ không tự ý cho bé uống thuốc tây mẹ nhé, bởi vì nếu mẹ cho bé dưới 3 tháng tuổi uống thuốc trị ho, thì có thể khiến trẻ gặp phải nguy hiểm, thậm chí dẫn đe dọa đến tính mạng của trẻ nữa đấy.

Trẻ 2 tháng bị ho, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng các cách như:

Dùng gừng và muối pha nước cho bé ngâm chân: Mẹ hãy giã nát một củ gừng, sau đó pha với nước ấm khoảng 40 độ rồi cho thêm một ít muối ăn vào nữa. Khi đã hoàn thành khâu “pha chế” thì mẹ bắt đầu cho bé ngâm hết cả bàn chân trong chậu nước gừng muối này, để tăng thêm hiệu quả thì mẹ nên vừa ngâm vừa mát xa chân cho con. Bên cạnh đó, nếu thấy nước đang ngâm nguội bớt thì mẹ hãy cho thêm nước ấm vào để duy trì nhiệt độ. Mỗi lần như vậy mẹ nên cho bé ngâm chân khoảng 20 phút rồi lau khô, xoa dầu gió và cho bé đi tất để giữ ấm chân. Mẹ hãy cho bé ngâm chân đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ để con đỡ ho nhanh hơn nhé.

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi: Thông thường khi trẻ bị ho thường kèm theo xuất hiện của dịch nhầy ở mũi. Chính vì thế khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp làm lỏng lượng đờm nhớt và giảm sưng đường hô hấp của bé. Đồng thời bố mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi cho bé để tống khứ lượng dịch này ra ngoài để bé dễ chịu hơn.

Cho bé bú nhiều hơn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giàu kháng thể giúp ngăn chặn tình trạng trẻ sơ sinh bị ho rất nhanh chóng. Ngoài ra thành phần chính của sữa mẹ là nước sẽ giúp đường hô hấp của bé được thông thoáng, trẻ sẽ không bị khô khốc họng khi ho.

Sử dụng máy làm ẩm không khí: Trường hợp bé 2 tháng tuổi bị ho sẽ dễ dẫn đến viêm họng và viêm phế quản nếu mẹ không xử lý kịp thời. Để giúp phổ bé luôn giữ được độ ẩm thì mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm, không gian ẩm ướt giúp trẻ thở tốt hơn và giảm kích ứng gây ho.
Sử dụng lá hẹ pha với đường phèn: Đây là bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biến trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì “thuốc” này được chế biến từ các thành phần nguyên liệu hoàn toàn là của tự nhiên nên mẹ hãy yên tâm là không có bất kì tác dụng phụ nào đối với bé cả. Cách làm thì cũng vô cùng đơn giản, đầu tiên, mẹ hãy thái nhỏ 5 lá hẹ rồi sau đó hấp cách thủy cùng với đường phèn. Khi hấp xong thì mẹ chắt lấy nước và cho bé uống 2 lần mỗi ngày, một lần như vậy khoảng 2 thìa cà phê để bé bớt ho mẹ nhé.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị ho 

  • Mẹ không được để bé tiếp xúc với khói bụi mà đặc biệt là khói thuốc lá vì nó rất có hại cho hệ hô hấp của bé.
  • Mẹ nên hút mũi cho bé đúng cách từ 2- 3 lần mỗi ngày để trẻ hít thở được dễ dàng hơn và cũng phần nào đỡ ho hơn.
  • Mẹ nên giữ ấm cho bé khi thời tiết trở lạnh. Đồng thời, không nên mở máy điều hòa ở nhiệt độ thấp hoặc mở máy quạt to hướng thẳng đến người bé khi con ngủ.
  • Không cho bé uống thuốc tây, thuốc kháng sinh nếu chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Mẹ không nên bế con ra ngoài khi trời lạnh và nhiều gió, đặc biệt không nên đưa trẻ sơ sinh còn quá nhỏ đến chỗ đông người để tránh việc bé bị lây nhiễm thêm các bệnh khác.
  • Mẹ không nên giảm bớt cữ bú khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho, bởi vì lúc này trẻ đang cần được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho con bú đủ lượng sữa cần thiết để giúp bé đủ sức chống lại bệnh tật nhé.
  • Trong trường hợp bé bị ho kéo dài kèm theo những triệu chứng như sốt cao, khó thở, bú kém…thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bé được chữa trị đúng cách.

Con gái tôi được 2 tháng tuổi. Do thời tiết liên tục thay đổi khiến cháu lúc đầu bị sổ mũi sau đó đã đỡ nhưng lại bị viêm họng. Tôi cho cháu đi khám thì bác sĩ cho dùng kháng sinh. Tuy nhiên, vì cháu còn nhỏ nên tôi rất băn khoăn. Xin quý báo tư vấn giúp có thuốc gì chữa được bệnh của cháu mà không phải dùng kháng sinh?

Trịnh Hồng Vũ (Bắc Giang)

Trẻ sơ sinh có thể dùng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ (ảnh minh họa).

Thời tiết trở lạnh, ẩm, gió, mưa hoặc thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng…là những yếu tố thuận lợi dễ gây viêm mũi họng, nhất là trẻ sơ sinh do sức đề kháng ở trẻ còn yếu. Sau khi niêm mạc mũi họng tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ đó sẽ bị kích thích, tăng tiết nhiều dịch trong giai đoạn đầu. Lúc này, dịch mũi loãng chảy ra ngoài cửa mũi và bố mẹ thường phát hiện ra ngay, tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo dịch có xu hướng đặc hơn, có màu trắng đục hoặc vàng xanh và đóng quánh phía trong hốc mũi rồi chảy xuống thành sau họng qua cửa mũi sau mà không chảy ra phía cửa mũi trước nên một số cha mẹ nhầm tưởng là con đã khỏi nhưng thực tế đây mới là giai đoạn dễ biến chứng xuống phổi hoặc sang các bộ phận kế cận như tai, xoang...  Giai đoạn này trẻ bắt đầu bị ho do phản xạ bảo vệ phổi của cơ thể khi dịch từ mũi xuống, sau đó có thể ho là do viêm họng, ho do các bệnh lý của phế quản hoặc phổi (một trong những biến chứng của viêm mũi). Vì vậy, bé nhà chị không thấy ra mũi nữa nhưng thực chất là bệnh của bé đã nặng lên.

Thuốc kháng sinh sản xuất để điều trị những bệnh cụ thể tùy theo mục của từng cá thể khi bác sĩ khám bệnh, do đó khi có chỉ định sử dụng kháng sinh tức là cháu cần phải sử dụng, tất nhiên có những thuốc được sử dụng cho trẻ sơ sinh chứ không phải cứ 2 tháng tuổi là không thể sử dụng được kháng sinh, nếu sử dụng kháng sinh không kịp thời (tất nhiên là trong trường hợp đúng chỉ định) sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn.

TS. Phạm Thị Bích Đào


Hỏi - 28/08/2017

Thưa bác sĩ! Bé nhà em được 3 tháng 7 ngày, hiện tại bé đang bị thở khò khè, đi khám bác sĩ cho siro Codatux ngày 1 gói, Canxibone 1 óng hòa chung uống, buổi tối 1/2 viên ho Theralene. Bác sĩ cho em hỏi, em có thể hòa 1 muỗng cafe nước ấm hòa tan thuốc cho bé uống được không ạ? Vì trẻ dưới 6 tháng không được uống nước nên em lo lắng nếu uống kèm nước ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài nước ra em có thể pha với sữa đầu từ sữa mẹ cho bé uống được không ạ? Và thuốc ho Theralene em đọc thì thấy có gây ngủ, uống vào sẽ mất tỉnh táo. Bé 3 tháng uống có ảnh hưởng gì không ạ? Em cám ơn

Trả lời

Chào bạn,

Bạn có thể pha nước ấm để pha thuốc cho bé, không nên sử dụng sữa mẹ để pha thuốc để tránh tạo mùi vị lạ cho sữa mẹ khiến bé không chịu bú mẹ. 

Nếu bé có biểu hiện gì khác thường khi dùng thuốc, bạn nên đưa bé quay lại tái khám BS nhé.

Thân mến,

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Khoa Dược

Các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn. Trong giai đoạn 0 – 5 tuổi, các cơ quan trong cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện, do vậy việc dùng thuốc trị bệnh ở lứa tuổi này cần đặc biệt lưu ý.

Các mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Giai đoạn trẻ từ 0 đến 18 tháng tuổi: Đây là thời kỳ rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Cơ thể và tâm lý có nhiều sự thay đổi lớn, các cơ quan phát triển đạt kỷ lục trong giai đoạn này. Những thay đổi trong thời kỳ sơ sinh, thời kỳ bú mẹ và thời kỳ răng sữa là để trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung, tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ và thức ăn bổ sung. Trong giai đoạn này, các giác quan phát triển để tiếp nhận mọi kích thích từ môi trường sống mang tính tâm lý đầu tiên. Giai đoạn này sự gắn bó mẹ - con đảm bảo các nhu cầu hợp lý cho trẻ, nhờ đó tạo được sự yên tâm cho trẻ và khuyến khích được tiềm năng sinh học phát triển ban đầu. Chăm sóc trẻ hợp lý trong giai đoạn này tạo nền tảng không chỉ cho sự phát triển trí não mà còn tăng cường miễn dịch giúp trẻ phát triển khỏe mạnh lâu dài. Tuy nhiên do các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn chỉnh, trẻ rất dễ bị tổn thương từ các yếu tố môi trường, trong đó dinh dưỡng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng tới cuộc sống trong giai đoạn 2 năm đầu đời và sau này. Trong thời kỳ sơ sinh 28 ngày sau đẻ, trẻ có thể mắc các dị tật bẩm sinh, các bệnh liên quan đến cuộc đẻ, các bệnh nhiễm trùng...

Giai đoạn từ 18 đến 36 tháng tuổi: Trẻ lớn chậm hơn so với thời kỳ bú mẹ, chức năng các bộ phận được hoàn thiện dần. Chức năng vận động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh, hệ thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Trẻ biết đi, biết nói, nhờ đó trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vậy những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ. Trẻ bước đầu tách mẹ tự lập: Cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn vì phải ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất tính độc lập, giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường gặp là trẻ khó ăn ngủ, hiếu động, hay quấy khóc…

Giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi: Trong thời kỳ này, trẻ đã nói và đi thành thạo, dùng ngôn ngữ để giao tiếp, phát triển tính độc lập, tò mò tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động, hay tháo gỡ hoặc phá đồ vật để tìm hiểu. Nhận thức phát triển, biết phân biệt đúng sai, hư thực nhưng chưa thành thục và nhận thức “cái tôi” đơn giản. Trẻ biết phân biệt giới tính và xu hướng phát triển tính cách theo giới, trong các trò chơi mang đặc thù về giới. Thời kỳ này, hệ thống đáp ứng miễn dịch đã phát triển, cho nên dễ bị các bệnh dị ứng hay nhiễm trùng - dị ứng như: Mẩn ngứa, hen, viêm cầu thận cấp…

Các giai đoạn phát triển của trẻ.

Đặc điểm lứa tuổi cần cẩn trọng khi dùng thuốc

Chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Chuyển hóa thuốc trong cơ thể chủ yếu ở gan và thải trừ qua thận. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chức năng gan thận chưa hoàn chỉnh, chẳng hạn như bề mặt tiểu cầu thận trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% người lớn và mức độ lọc cầu thận chỉ bằng 5% nên việc sử dụng các dung dịch còn chậm. Ống thận trẻ nhỏ còn ngắn nên sự tái hấp thụ các chất còn ít, khả năng thải trừ thuốc cũng chậm hơn nhiều so với trẻ lớn và người lớn nên dễ bị ngộ độc thuốc. Ví dụ: Thời gian bán huỷ của cloramphenicol ở sơ sinh là 24 giờ, trong khi đó ở người lớn là 4 giờ, nên khi dùng cloramphenicol ở trẻ sơ sinh có thể gây ngộ độc (gây hội chứng xám: “gray syndrome” ở sơ sinh). Do vậy, khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ đẻ non thì phải giảm liều và kéo dài khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc.

Khả năng gắn thuốc với protein kém: Các thuốc vào máu phần lớn gắn với protein để vận chuyển tới nơi có tác dụng. Khi ở dạng gắn với protein, thuốc không có tác dụng sinh học và không độc. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khả năng gắn thuốc với protein kém nên thuốc ở dạng tự do có tác dụng sinh học và dễ gây ngộ độc. Ngoài ra, thuốc có thể cạnh tranh với bilirubin tự do để kết hợp với protein nên có thể làm tăng bilirubin tự do dẫn tới vàng da.

Hệ thần kinh trung ương chưa hoàn thiện và hàng rào máu não chưa bền vững: Chính điều này dẫn đến phản ứng của trẻ với một số thuốc cũng khác người lớn. Ví dụ: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với morphin và các chất tương tự khi dùng dễ bị ức chế trung tâm hô hấp, nhưng lại chịu được một liều lượng tương đối cao với các thuốc ngủ.

Sự hấp thụ, đào thải thuốc có nhiều đặc điểm riêng: Sự hấp thụ một số thuốc ở dạ dày và ruột phụ thuộc vào độ pH và vào thời gian thuốc lưu lại ở ống tiêu hoá. Ở trẻ sơ sinh, acid ở dạ dày sau 7 ngày mới bắt đầu tiết dịch vị và đến 3 tuổi mới đạt mức bình thường. Thời gian lưu thuốc tại dạ dày ở lứa tuổi này kéo dài 6-8 giờ và phải 2 tháng sau mới đạt mức của người lớn. Bên cạnh đó, ruột trẻ em tương đối dài so với ruột người lớn, dạ dày và thực quản dốc thẳng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và thức ăn. Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể, sự chuyển hoá được đánh giá bằng sự đào thải qua gan hoặc qua thận. Thuốc bài tiết qua gan phụ thuộc vào sự chuyển hoá nhờ các enzym và phụ thuộc vào dòng máu qua gan. Chức năng thận cũng chưa được hoàn thiện. Cả hai yếu tố này đều khác nhau theo lứa tuổi nên việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ: Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) nhu động ruột hoạt động mạnh, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày nên không dùng những thuốc uống ở dạng tác dụng kéo dài vì nếu dùng thì thuốc chưa kịp hấp thu, phát huy tác dụng đã bị nhu động ruột tống ra ngoài theo phân. Cơ thể trẻ chiếm tới 80% là nước (nhất là trẻ sơ sinh) nên cơ bắp chưa phát triển. Đây là lý do trẻ không dùng thuốc theo đường tiêm bắp mà tiêm đường tĩnh mạch. Hơn nữa, do đặc điểm này nên những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng khiến trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn thì mới đạt hiệu quả điều trị. Ngoài ra, da trẻ em rất mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, diện tích bề mặt da so với trọng lượng cơ thể lớn nên khả năng hấp thu thuốc qua da cũng rất lớn, đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt. Do vậy, những thuốc bôi ngoài da dễ gây kích ứng, dị ứng hoặc gây độc toàn thân. Hãy nhớ rằng: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và vì nhiều lý do khác nhau, những thuốc bạn tự ý dùng có thể gây độc cho trẻ. Đặc biệt, với những trẻ dưới một tuổi, đã có trên 75% số ca bị ngộ độc là do sử dụng thuốc thiếu chính xác của gia đình.

Cách nào sử dụng thuốc an toàn cho trẻ?

Chính vì đặc điểm phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 0-5 tuổi với sự phát triển chưa hoàn thiện các bộ phận quan trọng liên quan đến hấp thụ, thải trừ thuốc nên cha mẹ cần có kiến thức đúng để lựa chọn loại thuốc có thành phần phù hợp cũng như cách sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý sử dụng đúng dạng thuốc như thuốc uống hay thuốc tiêm..., không nên trộn thuốc với thức ăn, không lạm dụng các thuốc bôi da sử dụng tại chỗ như kem, thuốc mỡ…, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, tránh sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương, sụn, hormon, mạch máu... Ngoài ra, trong quá trình trẻ dùng thuốc, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý dùng đúng thuốc và liều được chỉ định, chọn đúng dụng cụ để đong thuốc, hạn chế dùng các thuốc tác dụng đến thần kinh trung ương vì nguy cơ ức chế hô hấp, không dụ dỗ trẻ uống thuốc... Để tránh các tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc, cha mẹ cần lưu ý các loại thuốc trẻ được kê dùng cần để ở vị trí cao khỏi tầm tay trẻ em, thuốc của người lớn khi dùng phải uống ngay, tránh để tạm một nơi nào rồi quên, trẻ sẽ dễ dàng bỏ vào miệng. Trường hợp trẻ uống nhầm phải thuốc, cần phải làm cho trẻ nôn càng sớm càng tốt. Cố gắng tìm xem trẻ đã uống phải loại thuốc gì bằng cách kiểm tra thuốc đang dùng dở dang, thuốc thiếu còn nằm trong túi, thuốc rơi vãi dưới bàn ghế hay trên mặt đất... và mang theo khi đưa trẻ nhập viện để các bác sỹ dễ dàng nhận biết nguyên nhân ngộ độc và dùng thuốc giải độc phù hợp. Có thể gọi điện thoại đến khoa cấp cứu để được hướng dẫn xử trí tạm thời và nhập viện càng sớm càng tốt vì sau 4 giờ thuốc có thể ngấm vào cơ thể trẻ.

Theo suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ đề