Bầu có tiêm vaccine covid dc k

Hiện nay, có rất nhiều người lo lắng về việc nguy cơ mắc COVID-19 ở phụ nữ mang thai so với những đối tượng khác cũng như những lo ngại về tính an toàn của tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp từ bác sĩ để bạn yên tâm hơn.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, những phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc COVID-19 tương đương với những người khác khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 và tử vong cao hơn so với những người không mang thai. Ngoài ra, họ có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, chẳng hạn như sinh non (trước 37 tuần).

Bên cạnh đó, thực tế đã cho thấy virus SARS-CoV-2 đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi, tuy nhiên, một số trường hợp mô hoặc màng nhau thai dương tính với SARS-CoV-2 và một số trường hợp có thể nhiễm trùng tử cung cũng đã được báo cáo. Một số trường hợp sơ sinh có thể do kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc do nhiễm trùng ngay sau khi sinh khiến trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ngay khi sinh ra.

Theo “Khuyến cáo của WHO về tiêm chủng COVID-19 cho phụ nữ có thai và cho con bú”, WHO khuyến cáo nên tiêm phòng cho phụ nữ mang thai bởi lợi ích của việc tiêm phòng đối với phụ nữ mang thai lớn hơn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần thuộc đối tượng được tiêm vắc-xin COVID-19

Trong văn bản “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin COVID-19” do Bộ Y Tế Việt Nam ban hành ngày ngày 10/8/2021 cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai trên 13 tuần thuộc đối tượng được tiêm vắc-xin COVID-19.

Kết quả nghiên cứu từ  WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, đã chỉ ra rằng từ các kết quả nghiên cứu và thực tiễn tình hình chủng ngừa vắc-xin COVID-19 đến nay cho thấy, vắc-xin COVID-19 mRNA cung cấp sự bảo vệ khỏi vi rút cho các bà mẹ đang mang thai, bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai là khoa học, an toàn, phù hợp với tình tình dịch bệnh đang diễn hết sức phức tạp; Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai kỳ xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng trước đây; Không phát hiện bất cứ nguy cơ sảy thai ở mức độ cao nào đối với những người được tiêm vắc-xin ​​​​​COVID-19 mRNA trong suốt thai kỳ khi tiêm phòng trước tuần 20 trong một nghiên cứu; Tiêm vắc-xin ​​​​​COVID-19 mRNA trong suốt thai kỳ sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh; Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

Theo QĐ 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên vào đối tượng được chỉ định tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Chọn mốc phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên (từ 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ) vì: giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi, nếu không thận trọng có thể gây dị dạng thai.

Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tiêm chủng vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con. Lợi ích của tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro.

Cũng theo hướng dẫn này, phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi khám trước tiêm cần được giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ mà mẹ và thai nhi phải đối mặt.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, WHO khuyến cáo: vắc-xin là vũ khí quan trọng để chống dịch, giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85% nếu tạo được miễn dịch cộng đồng. Tất cả các loại vắc-xin Covid-19 đều tiêm được cho Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú trừ vắc-xin SPUTNIK V – theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hiệu quả của vắc-xin là phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, giảm bệnh nặng phải thở máy, giảm tử vong. Đừng chờ đợi hay lựa chọn, hãy tiêm khi có cơ hội.

Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm chủng ở các bệnh viện có khoa Sản.

Trước tiêm: Phụ nữ mang thai trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích, tuân thủ 5K, khai báo y tế trung thực, thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân như: tiền sử dị ứng, các bệnh cấp tính, mạn tính đang mắc, các thuốc đang sử dụng,…

Sau tiêm: Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và phát hiện xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường. theo dõi tiếp 7-28 ngày sau tiêm tại nhà. Đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Nội dung

Phản ứng thông thường

Phản vệ

Giảm tiểu cầu huyết khối

Triệu chứng– Tại chỗ: Sưng, đau tại vị trí tiêm

– Toàn thân: Sốt ≥ 38°C, Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh.

– Miệng: Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi

– Da: Phát ban, sưng, tím tái

– Tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy

– Họng: Ngứa, căng cứng, tắc nghẽn, khản đặc

– Hô hấp: thở dốc, ho, khò khè, khó thở

– Tim mạch: mạch yếu, chóng mặt,choáng, tay chân co quắp…

– Đau đầu dai dẳng, dữ dội

– Yếu, liệt tay chân

– Co giật, nhìn mờ hoặc nhìn đôi

– Khó thở, đau ngực

– Đau bụng dai dẳng

– Chảy máu, xuất huyết dưới da, đi ngoài phân đen

– Đau, phù chi dưới

Thời gian xuất hiệnTrong 7 ngày đầu  sau tiêm1-2 ngày đầu sau tiêm4- 28 ngày sau tiêm

Phụ nữ mang thai cần tuân thủ thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh bao gồm:

– Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế

– Tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19

– Duy trì tâm lý thoải mái và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ

Khám thai định kỳ  tại đơn vị y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc hiện đại.

Lưu ý:                                

Thông tin trong bài có tham khảo từ các nguồn:

– WHO: //bitly.com.vn/bdbkah

– Bộ Y tế: //ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-6758

                   //ncov.moh.gov.vn/en/web/guest/-/6851640-83

– CDC: //bitly.com.vn/2kvqaa

             //www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html

Với những câu hỏi đáp nhanh gọn về tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai được cung cấp trong bài viết trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những thông tin hữu ích cho mình. Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ chăm sóc và theo dõi sau tiêm, nếu mẹ lo lắng tác dụng phụ của tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, có thể đăng lưu viện ngay sau tiêm để an tâm hơn. Liên hệ hotline  036 3881 068 – 098 1000 251 để được tư vấn chi tiết.

*Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Phụ nữ mang thai có được tiêm vaccine ngừa COVID-19?

(ĐCSVN) – Chị N.T.A. (41 tuổi, ở huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) hỏi: Tôi đang mang thai tháng thứ 4, phụ nữ mang thai bao nhiêu tuần tuổi có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho các sản phụ tại Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19, nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. Đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (ví dụ nhân viên y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (ví dụ người đang mắc bệnh nền), nên xin tư vấn của bác sĩ để cân nhắc về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19. Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin nếu có sẵn vắc xin. Tiêm vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy không phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.

Mới đây, Bộ Y tế ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Bộ Y tế xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm vắc xin, trong đó có phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Bộ Y tế lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho thai phụ cần hỏi rõ tuổi thai và giải thích lợi ích, nguy cơ. Chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi, đồng thời thai phụ cần ký cam kết nếu đồng ý tiêm. Những trường hợp này sẽ được chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine phòng COVID-19 lên sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, việc tiêm vaccine cho thai phụ không chỉ tạo được miễn dịch cho chính bản thân người mẹ mà còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi vì kháng thể được truyền qua nhau thai. Vì vậy, thai phụ hoàn toàn yên tâm vì vaccine sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

ThS.BS Nguyễn Hiền Minh, đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 phụ nữ mang thai cần lưu ý như: thăm khám bác sĩ sản khoa trước khi tiêm chủng; bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá sức khỏe thai kỳ như kiểm tra tuổi thai, tình trạng thai, đánh giá nguy cơ và lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai; loại vắc xin được chỉ định tiêm cho thai phụ là AstraZeneca, Pfizer, Moderna, chống chỉ định vắc xin Sputnik V.

Bác sĩ Minh lưu ý lịch tiêm vắc xin khác của phụ nữ mang thai như vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà... cách ít nhất là 14 ngày trước khi tiêm vắc xin COVID-19 và cách 28 ngày sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần tiếp tục theo dõi chăm sóc thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Ngoài ra, tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể gây ra một số hiện tượng bất thường về sức khỏe như các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng. Phụ nữ mang thai cần theo dõi những biến cố bất lợi sau tiêm chủng tương tự những người được tiêm chủng khác./.

TL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Từ ngày 1/10, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?
  • Quy trình đấu giá ô tô do ngân hàng phát mại
  • Có được lập bản điện tử sổ tay quản lý lao động không?
  • Phí xét nghiệm COVID-19 có thuộc đối tượng chịu thuế?
  • Xử lý tình huống quán karaoke xảy ra hỏa hoạn?
  • Cách sử dụng thông tin công dân thay sổ hộ khẩu?
  • Vì sao bánh trung thu còn hạn nhưng vẫn bị mốc?

Video liên quan

Chủ đề