Bao nhiêu tuổi được đứng tên chủ quyền nhà

Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, người có quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm: Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước…Tuy nhiên, khi nhắc đến độ tuổi thì luật hiện nay không có quy định.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:

Với cá nhân trong nước thì ghi: “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;

Như vậy, pháp luật đất đai không phân biệt hay quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp sổ đỏ.

Xem thêm: Quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự [Năm 2022]

2. Một số câu hỏi thường gặp

Lưu ý gì khi tặng cho người dưới 18 tuổi quyền sử dụng đất?

Khi thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho người chưa thành niên, cần lưu ý vấn đề sau:

Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

“Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Như vậy, người dưới 18 tuổi cũng là đối tượng được tặng cho bất động sản nhưng khi làm thủ tục nhận tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Đồng thời trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có tên của người đại diện hoặc giám hộ và sẽ ghi rõ là đại diện/giám hộ cho người chưa thành niên.

Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì được thi IELTS? [Năm 2022]

Quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất theo độ tuổi như thế nào?

Mức độ tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến sổ đất tùy theo độ tuổi mà có sự khác nhau. Cụ thể:

Một là: đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thì đương nhiên có quyền đứng tên trên sổ đất và tự mình xác lập các giao dịch liên quan.

Hai là: đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì khi muốn xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất đó thì phải có sự đồng ý của người đại diện.

Ba là: đối với người dưới 6 tuổi thì việc này do người đại diện trực tiếp thực hiện, do nhận thức của người dưới tuổi còn hạn chế.

Như vậy, qua nội dung bài viết bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ, bạn đọc có thể biết được pháp luật đất đai không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà chỉ cần người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là được cấp và đứng tên sổ đỏ.

Ngoài ra, pháp luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Với người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện (người chưa thành niên mà có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…thông qua nhận thừa kế, nhận tặng cho nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho – dù chưa đủ 18 tuổi).

Người đứng tên sổ đỏ, sổ hồng có quyền lợi gì?

Người đứng tên Sổ đỏ có các quyền được quy định tại Điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất và Điều 10 Luật nhà ở 2014 ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở.

Như vậy, về cơ bản người đứng tên trong sổ đỏ, sổ hồng có các quyền của chủ sở hữu tài sản là bất động sản bao gồm: Sử dụng và định đoạt, mua bán, cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Bao nhiêu tuổi có thể đứng tên sổ đỏ? [Năm 2022]. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Câu hỏi khách hàng: Chào Luật sư! Tôi có thắc mắc về độ tuổi đứng tên quyền sử dụng đất, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi muốn hỏi trẻ em bao nhiêu tuổi được đứng tên quyền sử dụng đất? Khi được tặng cho quyền sử đất có được đứng tên không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đơn vị tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục: Chi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Minh Châu (Đoàn Ls tỉnh Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Số 18 đường Việt Bắc, phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên
  • Điện thoại: 091.663.2282
  • Email: luatminhchautn@gmail.com
  • Cv tư vấn trực tiếp: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)

Đối với thắc mắc về độ tuổi đứng tên quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 1 Điều 97 Luật đất đai năm 2013 quy định: Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về việc ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 37/2017/TT-BTNMT:

“a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”

Như vậy, theo quy định của pháp luật đất đai không quy định cụ thể độ tuổi đứng tên quyền sử dụng đất. Theo đó không phân độ tuổi mà chỉ quy định, hướng dẫn nói chung đối với cá nhân. Tuy nhiên, liên quan đến các vấn đề tài sản và giao dịch liên quan đến tài sản của người chưa thành niên được Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh như sau:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo quy định trên, người chưa thành niên được tặng cho riêng quyền sử dụng đất được quyền đứng tên, tuy nhiên cần được sự đồng ý của người đại diện nhằm đảm bảo quyền của người chưa thành niên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến độ tuổi đứng tên quyền sử dụng the quy định của pháp luật, trường hợp cần tư vấn thêm về thủ tục mua bán nhà, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Bấm vào đây

Hỗ trợ pháp lý của luật sư

Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thêm về độ tuổi đứng tên quyền sử dụng đất tại Thái Nguyên, chúng tôi có thể cung cấp thêm các dịch vụ sau:

– Tư vấn pháp luật về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật đất đai: Quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng; chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất…

– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ liên quan.

– Đại diện cho quý khách hàng trong hoạt động tranh tụng nếu phát sinh vấn đề khởi kiện, đại diện quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và môi trường….

Lưu ý: Quý khách có thể sử dụng trọn gói dịch vụ với các nội dung công việc nêu trên hoặc yêu cầu cung cấp một phần dịch vụ hoặc điều chỉnh gói dịch vụ theo nhu cầu.

Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách sự hỗ trợ tận tình, chu đáo, uy tín với một mức giá dịch vụ hết sức hợp lý trên tiêu chí: “Sự hài lòng của quý khách là động lực làm việc của chúng tôi”.

Bao nhiêu tuổi được đứng tên mua nhà?

Pháp luật hiện không có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên sổ đỏ và không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên hay trẻ em mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nên về nguyên tắc, việc đứng tên trên sổ đỏ không hạn chế về độ tuổi.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được đứng tên tài sản?

Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý). 4. Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.

Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người?

Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì sổ đỏ là tên gọi thông thường của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không giới hạn số lượng người đứng tên trong sổ đỏ.

Người đứng tên sổ đỏ có quyền lợi như thế nào?

Người đứng tên sổ đỏ có quyền định đoạt việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Chủ đề