Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024

Những ngày này, tại Hà Nội thời tiết ban ngày chạm mốc 40 độ C, nhiều người chọn cách đến phố đi bộ hồ Gươm vào buổi tối cuối tuần để tản bộ, vui chơi, hóng mát.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Rất đông người đổ về phố đi bộ, hồ Gươm đông vui tấp nập ngày cuối tuần. Ảnh: Bích Lộc

Làm nghề vẽ tranh trên bờ hồ Gươm được 5 năm, ông Hoàng Minh Đức (75 tuổi, quận Hoàn Kiếm) cho biết, vào những ngày cuối tuần trong mùa hè lượng khách đến với phố đi bộ đông, tập trung nhiều nhất vào tối thứ 7.

Những người đến đây chủ yếu là các bạn trẻ, hộ gia đình đến vui chơi ngày cuối tuần.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Ông Hoàng Minh Đức làm nghề vẽ tranh bên bờ hồ Gươm đang trò chuyện với khách. Ảnh: Bích Lộc

Vừa chọn cho mình một cốc trà giải nhiệt trên đường, chị Nguyễn Ngọc Diệu Linh (21 tuổi, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, chị đến phố đi bộ để tránh nóng vào cuối tuần sau những ngày học tập và làm việc mệt mỏi.

“Ở lại phòng trọ vào cuối tuần thì nóng lắm! Mình chọn cách đi chơi tối để giải nhiệt. Lên phố đi bộ hồ Gươm vừa có không khí mát mẻ lại có nhiều hoạt động để mình vui chơi giải trí", chị Linh cho biết.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Chị Nguyễn Ngọc Diệu Linh cho biết mình lên phố đi bộ để tránh nóng vào cuối tuần. Ảnh: Bích Lộc

Theo ghi nhận, phố đi bộ hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm những ngày cuối tuần luôn đông đúc, tấp nập người dân đến vui chơi, giải trí. Khi trời tắt nắng, dòng người đổ về khu vực phố đi bộ hồ Gươm đông hơn hẳn.

Các tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay... tại phố đi bộ hồ Gươm luôn nhộn nhịp. Từ khi được đưa vào hoạt động đến nay, phố đi bộ quanh hồ Gươm đã trở thành điểm vui chơi ưa thích của rất đông người dân Thủ đô, đặc biệt là vào dịp cuối tuần.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Người dân đến phố đi bộ hồ Gươm vui chơi vào cuối tuần. Ảnh: Bích Lộc

Không gian phố đi bộ có nhiều hoạt động hấp dẫn thú vị diễn ra. Người dân tập trung thành nhiều tụ điểm để chơi trò chơi như nhảy dây, chuyền cầu,....

Ngoài ra cũng có nhiều hoạt động như ca hát, chơi nhạc cụ, nhảy tự do,...thu hút người tham gia.

Nhiều em nhỏ được gia đình đưa đi chơi vào cuối tuần. Nhiều trò chơi trên phố đi bộ hấp dẫn các em như chơi xe điện mini hoặc ô tô điều khiển từ xa. Các hàng quán bán đồ chơi thủ công cũng thu hút nhiều khách đến chọn mua.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Em nhỏ được gia đình dẫn đi chơi tại phố đi bộ hồ Gươm. Ảnh: Bích Lộc
Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Quán bán đồ chơi truyền thống thu hút khách đến chọn mua. Ảnh: Bích Lộc

Hòa vào không khí nhộn nhịp, đông vui trên phố, bà Silvia (43 tuổi, du khách Đức) cảm thấy hào hứng và vui vẻ khi đến đây. Được trải nghiệm nhiều hoạt động cùng người dân, bà cảm thấy người Việt Nam thân thiện và hòa đồng.

“Thời tiết buổi sáng ở Việt Nam rất nóng nhưng khi về đêm đỡ hơn nhiều. Tôi chọn cách đi dạo cùng chồng vào buổi tối để trải nghiệm thêm về văn hoá, con người Việt Nam. Không khí tại phố đi bộ rất vui và nhộn nhịp, tôi rất thích nơi này", bà Silvia chia sẻ.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Vợ chồng bà Silvia cảm thấy thích thú với không khí phố đi bộ hồ Gươm. Ảnh: Bích Lộc

Phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) là tuyến phố đi bộ đầu tiên của Hà Nội, hoạt động từ tháng 9.2016. Sau 7 năm hoạt động, phố đi bộ Hồ Gươm đã trở thành thương hiệu, điểm đến của người dân và du khách trong, ngoài nước.

Theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch, lượng du khách đến tham quan trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000-5.000 người, buổi tối lên đến 15.000-20.000 người đến tham quan.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, do vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển, sau đó bị nén dịch xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc nên ngày ngày 21.5 và 22.5, Hà Nội tiếp tục xảy ra nắng nóng, nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.

Nhiệt độ cao nhất tại khu vực trung tâm thành phố và các quận, huyện: Hà Đông, Hoài Đức, Gia Lâm là 37-39 độ C, phía Nam và phía Bắc 36-38 độ C; thời gian xuất hiện nắng nóng có nhiệt độ cao hơn 35 độ C là từ 10 đến 17h.

Hiện nay, Hà Nội có 5 tuyến phố đi bộ: phố đi bộ Hoàn Kiếm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, và phố đi bộ Trần Nhân Tông. Mỗi tuyến phố lại mang những đặc điểm riêng biệt về không gian, hoạt động và khách tham quan. Không chỉ là nơi để đi dạo, hóng mát, phố đi bộ còn là không gian tập trung nhiều công trình lịch sử - di sản, nơi thường xuyên tổ chức những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là không gian rộng rãi cho các trẻ em vui chơi với những trò chơi bổ ích.

Với vị trí đắc địa, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng không gian hội tụ di sản văn hóa, ẩm thực, âm nhạc đặc sắc, phố đi bộ Hoàn Kiếm đã trở thành biểu tượng không thể thiếu mỗi khi có ai đó nhắc về Hà Nội, là địa điểm thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi dịp cuối tuần. “Giữa những con đường tấp nập trung tâm Hà Nội, nhà cửa chật hẹp, đông đúc thì phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm là nơi để dừng chân, để sống chậm và thư giãn sau một tuần đầy bận rộn….”, bà Nguyễn Thị Hằng, nhà 76 Hàng Bồ tâm sự. Tại đây, du khách có thể thử sức với các trò chơi truyền thống như ô ăn quan, kéo co, nhảy dây… hay nghe nhạc từ các thể loại khác nhau như Mỹ Latinh, nhạc nhẹ, nhạc hòa tấu…

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Du khách hào hứng lưu lại hình ảnh đẹp qua nét bút của các họa sĩ trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Linh hồn của phố đi bộ Hoàn Kiếm không chỉ là thương mại mà còn là nét lịch sử độc đáo thể hiện qua không gian hội tụ di sản văn hóa, ẩm thực, âm nhạc (truyền thống và hiện đại) và qua những danh lam thắng cảnh của Thủ đô như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Nhà hát lớn… Ban quản lý cũng đưa vào không gian phố đi bộ những loại hình nghệ thuật "từng bị lãng quên" như hát xẩm, tuồng, chèo…, nhằm tạo sự đa dạng trong thưởng thức nghệ thuật cho nhân dân.

Mỗi cuối tuần là mỗi hình thức biểu diễn nghệ thuật khác nhau, các chương trình, sự kiện được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, có sự phối hợp giữa các đơn vị và chính quyền địa phương. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các ngày cuối tuần, lượng người tham gia không gian đi bộ quanh Hồ Gươm lên tới 18.000 - 20.000 người. Thời điểm lễ, Tết, con số này tăng lên 40.000 - 50.0000 người/ngày.

Tiếp theo sự thành công của phố đi bộ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội đã thí điểm mở thêm nhiều tuyến phố đi khác. Việc mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm phục vụ người dân có thêm nhiều không gian vui chơi, thư giãn là chủ trương đúng đắn của Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, các tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn và Trần Nhân Tông lại khá vắng vẻ, không thu hút nhiều khách du lịch.

Chỉ từ đầu năm đến nay, phố đi bộ Trịnh Công Sơn đã phải tạm đóng cửa 2 lần vì quá vắng. Lý do là bởi phố đi bộ Trịnh Công Sơn chưa đồng bộ hoạt động nên khó tiếp cận du khách. Khách tới đây chủ yếu để đi dạo, hóng mát, tập thể dục… Ngoài ra, dù là con phố có không gian đẹp nhưng chưa đủ hấp dẫn, chưa tạo ra các dịch vụ thương mại phục vụ nhân dân.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn vắng vẻ, không thu hút người dân.

Tương tự như phố đi bộ Trịnh Công Sơn, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận (quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) cũng khá thưa thớt, vắng vẻ. Tuyến phố có không khí trong lành, rộng rãi, thuận lợi để đi bộ, tập thể dục, không lo trẻ lạc. Nhưng không gian ở đây chưa có nhiều các hoạt động văn hóa, hầu như chỉ có dịch vụ cho thuê xe điện cho trẻ em, tô tượng và một vài hàng quán uống nước.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Anh Đức, sống tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng nêu ý kiến: “Cần đánh giá lại một cách khách quan ưu, nhược điểm của các tuyến đi bộ vừa đưa vào hoạt động trước khi mở thêm. Tôi thấy tuyến đi bộ Hồ Thiền Quang chỉ gây ra ùn tắc giao thông cho khu vực lân cận, trong khi cửa công viên Thống Nhất thì vắng tanh, chỉ thấy những người cho thuê xe ô tô trẻ em hành nghề.”

Theo kế hoạch, năm 2023, UBND quận Đống Đa sẽ lập đề án thực hiện tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết; xây dựng không gian văn hóa, phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Năm 2024, quận Đống Đa sẽ mở tuyến phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam, kết hợp không gian đi bộ Hồ Hoàng Cầu, ga Cát Linh - Hà Đông. Sau khi khai trương phố ẩm thực đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, quận Ba Đình cũng đang hoàn thiện đề án khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh.

Bao nhiêu người lên phố đi bộ hoàn kiếm năm 2024
Phố đi bộ Trần Nhân Tông hầu như chỉ có dịch vụ cho thuê xe ô tô điện, không có nhiều hoạt động hấp dẫn.

Trước thông tin này, nhiều người dân đã có ý kiến góp ý. Chị Phạm Thu Quyên (24 tuổi, quận Ba Đình) cho biết, việc mở thêm phố đi bộ là chưa cần thiết: “Mình thấy thay vì mở rộng thêm số lượng, cần cải thiện về mặt chất lượng của các tuyến phố đang hiện có như là môi trường, hoạt động kinh doanh hay là các hình thức giải trí”.

Khi nghe thông tin về việc phát triển phố đi bộ Ngọc Khánh, anh Phạm Minh Lâm (33 tuổi, quận Đống Đa) nêu quan điểm: “Tuyến phố đi bộ Ngọc Khánh không nên ăn vào đường La Thành do ở đây tập trung 2 bệnh viện lớn là Bệnh viện phụ sản Hà Nội và Bệnh viện nhi Trung ương. Việc phố đi bộ lấn làn vào sẽ gây khó khăn giao thông cho 2 bệnh viện này, khi tuyến phố vốn đang quá tải. Phố đi bộ Ngọc Khánh chỉ nên lấy đến viền hồ Ngọc Khánh là đủ. Hơn nữa nếu không tạo được điểm nhấn, nơi này sẽ vắng khách".

Đa số người dân đều thấy phố đi bộ là cần thiết vì Hà Nội đang thiếu nhiều điểm vui chơi cho người dân. Tuy nhiên, muốn phố đi bộ không bị “chìm”, nhàm chán thì cần có những đầu tư về không gian văn hoá, những hoạt động bổ ích thu hút người dân thay vì chỉ mở một cách cơ học khoanh vùng các tuyến phố.