Bảo hiểm xã hội bắt buộc tự nguyện là gì

Về mức đóng BHXH tự nguyện: Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn. Trong đó: Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.

Khi tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo bằng 30%, cận nghèo là 25%, đối tượng khác là 10% (tính theo mức chuẩn hộ nghèo nông thôn).

Mức đóng thấp nhất:

* Hộ nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 99.000 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 231.000 đồng/tháng.

* Hộ cận nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 82.500 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 247.500 đồng/tháng.

* Người tham gia không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 33.000 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 297.000 đồng/tháng; Mức đóng cao nhất: 6.523.000 đồng/tháng.

4 hình thức đóng BHXH tự nguyện

Về hình thức đóng BHXH tự nguyện, người tham gia có thể lựa chọn các hình thức đóng như sau:

- Hằng tháng, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong tháng.

- 3 tháng một lần, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong 3 tháng.

- 6 tháng một lần, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong 4 tháng đầu tiên.

- 12 tháng một lần, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong 7 tháng đầu tiên.

Theo đó, ông có thể lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập bản thân.

Để tham gia BHXH tự nguyện, ông có thể liên hệ với Đại lý thu (Bưu điện, Viettel hoặc UBND xã, phường, thị trấn…) hoặc có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công (hướng dẫn chi tiết theo đường link //baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?CateID=168&ItemID=20011).

5 quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

* Được hưởng lương hưu.

- Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Đủ tuổi nghỉ hưu trong năm 2023:

Nam: Đủ 60 tuổi 9 tháng. Sau đó, mỗi năm tăng thêm 3 tháng. Tuổi nghỉ hưu với lao động nam sẽ đạt 62 tuổi vào năm 2028.

Nữ: Đủ 56 tuổi. Sau đó, mỗi năm tăng thêm 4 tháng. Tuổi nghỉ hưu với lao động nữ sẽ đạt 60 tuổi vào năm 2035.

- Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (tối đa 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

* Hưởng trợ cấp BHXH một lần khi:

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.

- Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.

- Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.

- Ra nước ngoài để định cư.

* Hưởng chế độ tử tuất.

- Trợ cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH tự nguyện chết (hiện tại được hưởng là: 14.900.000 đồng).

Những người sau đây khi chết thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng:

+ Người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng (5 năm) trở lên.

+ Người tham gia BHXH tự nguyện nhưng đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng (1 năm) trở lên.

+ Người đang hưởng lương hưu.

- Trợ cấp tuất một lần: Số tiền thực nhận căn cứ vào số tiền đóng và số tháng đóng BHXH.

* Được cấp thẻ BHYT.

Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cấp thẻ BHYT trong suốt quá trình hưởng lương hưu với mức hưởng đến 95%.

* Được Nhà nước điều chỉnh lương hưu tăng lên phù hợp với mức giá tiêu dùng.

Trong thời gian đóng mà không tiếp tục tham gia nữa, nếu có yêu cầu, sẽ được hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH tự nguyện. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.

- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại thì mong muốn được bảo vệ, được an toàn cũng trở thành một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi người. Và bảo hiểm là một trong những công cụ bảo vệ tốt nhất trước những rủi ro nguy hiểm mà con người có thể phải đối mặt. Vậy bảo hiểm tự nguyện là gì? Cùng Bảo hiểm Liberty tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm tự nguyện (trong tiếng anh là non-compulsory insurance hoặc optional insurance) là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với tất cả đối tượng bảo hiểm không thuộc loại bắt buộc. Nó bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà trong đó hợp đồng bảo hiểm được kí kết dựa trên sự tự nguyện, mong muốn của bên mua bảo hiểm và hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Tức là không có điều luật hay chính sách nào bắt buộc hay yêu cầu các cá nhân và doanh nghiệp phải mua bảo hiểm đó.

Một số loại bảo hiểm tự nguyện phổ biến nhất hiện nay là bảo hiểm du lịch, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản (bảo hiểm vật chất ô tô, bảo hiểm nhà cửa, …vvv) và bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó ở Việt Nam còn có 2 loại bảo hiểm tự nguyện rất được nhiều người quan tâm hiện nay đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế tự nguyện.

Ai cần tham gia bảo hiểm tự nguyện?

Bất kỳ ai cũng có thể cần đến bảo hiểm tự nguyện, bởi lẽ cuộc sống luôn tiềm ẩn rủi ro khó lường. Khi tham gia bảo hiểm, bạn đang tạo ra một “hàng rào bảo vệ” tài chính cho chính bản thân và gia đình, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đồng hành cùng bạn với mọi rủi ro sức khỏe (bệnh tật, tai nạn,...vvv), rủi ro tài sản (ô tô, nhà cửa,…vvv).

Đặc biệt với những người lao động tự do chưa có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế việc tham gia các loại bảo hiểm tự nguyện lại càng trở nên cần thiết.

Việc tham gia bảo hiểm tự nguyện đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài chính cho bản thân cũng như gia đình. Bảo hiểm tự nguyện không chỉ là sự quan tâm đến bản thân mình mà còn là sự chia sẻ trách nhiệm với gia đình.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Điều kiện và thủ tục tham gia

Theo Khoản 4, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bất kể công dân Việt Nam nào trên 15 tuổi và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tại Khoản 2, Điều 31 và Điều 33, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 36, 37, 38, 56, 92 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

  • Bước 1: Lập hồ sơ: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lập và nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH các cấp ở địa phương, tại các đại lý thu, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công //dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn hoặc //dichvucong.gov.vn. Việc lập hồ sơ bao gồm kê khai tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
  • Bước 2: Người tham gia đóng tiền
  • Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
  • Bước 4: Nhận kết quả giải quyết là sổ BHXH và thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.

Mức đóng, mức hưởng lợi

Tại Khoản 2, Điều 87, Luật BHXH 2014 quy định mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.

Hiện nay, mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng là 1.500.000 vnd. Như vậy, mức đóng tối thiểu cho bảo hiểm xã hội tự nguyện là 330.000 VNĐ/ tháng.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hộ nghèo sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ cận nghèo là 25%, và các trường hợp khác là 10%.

Có 4 hình thức đóng BHXh tự nguyện:

  • Hàng tháng
  • 3 tháng một lần
  • 6 tháng một lần
  • Hàng năm

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi như sau

  • Hưởng lương hưu
  • Hưởng trợ cấp BHXH một lần
  • Hưởng chế độ tử tuất
  • Được Nhà nước điều chỉnh lương hưu tăng lên phù hợp với mức giá tiêu dùng

Sự khác biệt của BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Về cơ bản bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện khác nhau ở đối tượng tham gia, chế độ của bảo hiểm, trách nhiệm đóng bảo hiểm, cách đóng và các mức phí.

Về đối tượng tham gia, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động, và các cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, … được quy định ở Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Còn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc.

Về chế độ, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia sẽ được hưởng 5 chế độ nghỉ sau: Khi ốm đau, khi mang thai, khi gặp tai nạn hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu trí, tử tuất. Còn nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia chỉ nhận được 2 chế độ là nghỉ hưu trí và tử tuất.

Về trách nhiệm, khi tham gia BHXH bắt buộc ở doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho bạn còn khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia phải tự mình đóng BHXH tại cơ quan BHXH.

Về cách đóng và mức phí, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức phí bảo hiểm sẽ được chia theo tỷ lệ cho người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó tỷ lệ đóng là người sử dụng lao động tức doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 18%, người lao động đóng 8% từ tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng BHXH. Đối với bảo hiểm tự nguyện, mức phí bảo hiểm là 22% mức lương người tham gia đã chọn để đóng bảo hiểm.

Bảo hiểm y tế tự nguyện

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế áp dụng cho các đối tượng không thuộc đối tượng tham bảo hiểm y tế bắt buộc quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.

Với bảo hiểm y tế tự nguyện, người dân được tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia, chấm dứt hợp đồng, tự do lựa chọn mức đóng và mức hưởng.

Điều kiện và thủ tục đăng ký BHYT tự nguyện

Theo quy định của pháp luật về thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, tất cả mọi người đều có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện, trừ những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo đó, những người chưa tham gia bảo hiểm y tế theo diện bắt buộc đều có thể mua BHYT tự nguyện. Ngoài ra, theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, cá nhân muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Điều này đồng nghĩa với nếu bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì tất cả các thành viên trong gia đình (có mặt trong sổ hộ khẩu) đều phải tiến hành mua thẻ bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

  • Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện và cơ sở bạn ban đầu sẽ khám chữa bệnh ban đầu.
  • Bước 2: Đến tại đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế. Xuất trình giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.
  • Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội và đóng tiền tham gia BHYT tự nguyện theo quy định. Sau khi kiểm tra đối chiếu không có vấn đề gì người mua BHYT sẽ được cấp BHYT sau khoảng 10 ngày làm việc.
  • Bước 4: Nhận kết quả và thẻ bảo hiểm y tế theo đúng giấy hẹn tại nơi đã nộp hồ sơ. Thời hạn cấp mới không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Mức đóng và mức hưởng hưởng lợi

Tại khoản 5 Điều 12 của Luật Bảo Hiểm y tế sửa đổi năm 2014, mức đóng hằng tháng của đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.

Mức hưởng BHYT có thể từ 80 - 100%% chi phí khám chữa bệnh tùy thuộc bạn ở nhóm đối tượng nào.

Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định bảo hiểm chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Kết luận

Bài viết giúp bạn tìm hiểu bảo hiểm tự nguyện là gì và một số loại bảo hiểm tự nguyện hiện nay.

Bên cạnh việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện còn rất nhiều loại bảo hiểm tự nguyện khác giúp mọi người được bảo vệ tốt hơn trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Ví dụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, …

Để tìm hiểu các loại bảo hiểm này và cách tham gia, hãy liên hệ với Liberty Insurance Việt Nam. Các chuyên gia tư vấn tại Liberty sẽ giúp bạn và gia đình tìm được một gói bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của bạn.

Chủ đề