Bằng xe máy a1 a2 là gì năm 2024

Căn cứ theo quy định hiện nay tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì giấy phép lái xe hạng B hay bằng lái xe hạng B (B1, B2) được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe ô tô và máy kéo 1 rơ mốc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

Đối với bằng lái xe hạng A1, A2, những bằng lái xe này được cấp cho người lái xe điều khiển xe máy có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên và xe mô tô 3 bánh chuyên dùng cho người khuyết tật.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định chính thức nào để cập đến việc người được cấp bằng lái xe được phép sử dụng bằng lái dành cho ô tô để thay thế bằng lái xe khác.

Do đó, bằng lái xe hạng B không thể thay thế bằng lái xe hạng A1, A2. Người dân vẫn cần phải mang đầy đủ giấy tờ khi điều khiển phương tiện giao thông tương ứng (trường hợp giấy tờ đã tích hợp tài khoản định danh VNeID thì có thể thay thế).

*Những giấy tờ phải xuất trình khi CSGT yêu cầu

- Giấy phép lái xe

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng

- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe)

- Giấy chứng nhận đăng kiểm, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);

- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.

(Căn cứ: khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA)

Bằng xe máy a1 a2 là gì năm 2024

Bằng lái xe hạng B có thay thế bằng lái xe hạng A1, A2? Quy định hiện nay có mấy loại bằng lái xe?

Quy định hiện nay có mấy loại bằng lái xe?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc phân hạng giấy phép lái xe cho từng loại xe được quy định như sau:

STT

Hạng Giấy phép lái xe

Loại xe

1

A1

- Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

- Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2

A2

Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3

A3

Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

4

A4

Máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

5

B1

Bằng B1 số tự động được lái các loại xe sau đây:

- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Bằng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Máy kéo kéo theo 01 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg..

6

B2

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

7

C

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

8

D

- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

9

E

- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

10

FB2

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2

11

FE

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

12

FD

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

13

FC

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Thời hạn sử dụng của từng hạng bằng lái xe ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe được xác định nhưu sau:

STT

Hạng Giấy phép lái xe

Thời hạn sử dụng

1

A1

Không có thời hạn

2

A2

Không có thời hạn

3

A3

Không có thời hạn

4

A4

10 năm

5

B1

Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Bằng A1 và A2 xe máy khác nhau như thế nào?

Nếu giấy phép lái xe máy hạng A1 là dành cho người điều khiển phương tiện mô tô 2 bánh từ 50 đến dưới 175cc thì đối với giấy phép hạng A2 sẽ dành cho những xe có dung tích từ 175cc trở và không giới hạn dung tích xi-lanh. Điều này được pháp luật nước ta ban hành vào năm 1992.

Bằng lái xe A2 chạy được xe gì 2023?

Theo đó, bằng lái xe A2 sẽ lái được những loại xe mô tô hai bánh từ có phân khối từ 175cm3 trở lên (xe phân khối lớn) và các loại xe mô tô hai bánh từ 50 cm3 đến dưới 175cm3.

Giấy phép lái xe hạng A1 A2 A3 là gì?

Bằng lái xe A là một loại giấy phép lái xe phổ biến, trong bao gồm bằng A1, A2, A3, A4 đây là các chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh khác nhau theo quy định của pháp luật.

Giấy phép lái xe hạng A1 là gì?

Như vậy, giấy phép hạng A1 cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích từ 50 cm³ đến dưới 175 cm³ còn giấy phép lái xe hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.