Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua năm 2024

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành vào ngày 22/12/2014 – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.

1. Mục đích.

Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ.

Sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ được mở theo từng tài khoản, đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

– Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ

– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

– Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản thanh toán ghi trong sổ này.

– Cột 1: Ghi tỷ giá ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam.

– Cột 2: Ghi thời hạn được chiết khấu thanh toán trên hoá đơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.

– Cột 3: Ghi số tiền ngoại tệ (nguyên tệ) phát sinh bên Nợ.

– Cột 4: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ được quy đổi ra đồng Việt Nam (Cột 4 = Cột 1 x Cột 3).

– Cột 5: Ghi số tiền ngoại tệ phát sinh bên Có của tài khoản.

– Cột 6: Ghi số tiền phát sinh bên Có của tài khoản được quy đổi ra đồng Việt Nam (Cột 6 = Cột 1 x Cột 5).

– Cột 7,9: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ sau từng nghiệp vụ thanh toán.

– Cột 8, 10: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) đã được quy đổi ra đồng Việt Nam sau từng nghiệp vụ thanh toán.

Quản lý công nợ phải thu khách hàng và công nợ phải trả người bán theo sổ chi tiết công nợ bằng Excel hiện đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vậy những thông tin trong sổ chi tiết công nợ bằng Excel cần có những nội dung gì? Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhất.

Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua năm 2024

1. Sổ chi tiết công nợ là gì? Mục đích và vai trò của sổ chi tiết công nợ

Thông thường chúng ta sẽ mở sổ chi tiết cho từng đối tượng, ví dụ đối với các tài khoản như tài khoản 331,131,141. Trong đó sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả người bán là những mẫu sổ chi tiết công nợ phổ biến nhất.

Các khoản công nợ được cập nhật kịp thời vào sổ chi tiết ngay khi phát sinh; Cuối tháng, kế toán công nợ sẽ tổng hợp lại để tính tổng công nợ với từng khách hàng, nhà cung cấp, sau đó đối chiếu số liệu 2 bên.

Vai trò của sổ chi tiết công nợ:

  • Sổ chi tiết công nợ giúp theo dõi công nợ theo từng đối tượng cụ thể, riêng biệt, từ đó doanh nghiệp biết được công nợ của mình với từng đối tác ra sao để thanh toán/thu hồi.
  • Hỗ trợ kiểm tra, rà soát lại dễ dàng hơn nếu phát hiện số liệu công nợ bị sai lệch.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện công tác kế toán bằng phần mềm hoặc lập sổ trên các file quản lý công nợ bằng excel. File excel có lợi ích là không mất chi phí, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như tổng hợp công nợ. Tuy nhiên, kế toán sẽ mất khá nhiều thời gian để nhập liệu, đối chiếu và khó khăn khi theo dõi tuổi nợ, hạn nợ. Do đó, phần mềm kế toán là một giải pháp tiện lợi hơn đang được các doanh nghiệp quan tâm.

Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua năm 2024

2. Cách lập sổ chi tiết công nợ bằng excel

Để thực hiện lập sổ chi tiết công nợ phải thu, kế toán doanh nghiệp thực hiện lập sổ với các thông tin như:

Đơn vị, công ty: Ghi rõ tên công ty, đơn vị lập sổ chi tiết công nợ phải thu này, kèm theo địa chỉ (Có thể chỉ ghi tên thành phố hoặc tỉnh)

Tên loại sổ: Sổ chi tiết công nợ phải thu/phải trả

Thông tin đi kèm: Tên đối tượng khách hàng/nhà cung cấp; Số tài khoản tương ứng

Thời gian ghi sổ: Ghi rõ sổ theo dõi công nợ phải thu của khách hàng trong giai đoạn nào (Từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu)

Chi tiết bảng ghi chép của sổ chi tiết công nợ phải thu:

– STT: Số thứ tự của các khoản được theo dõi

– Chứng từ:

+ Số hiệu chứng từ: Số hiệu chứng từ dùng để đối chiếu, làm căn cứ

+ Ngày, tháng chứng từ

– Hóa đơn

+ Ký hiệu hóa đơn: Ký hiệu của hóa đơn giá trị gia tăng

+ Số hóa đơn: Số của hóa đơn giá trị gia tăng

Diễn giải: Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

TK đối ứng

Số phát sinh

+ Số phát sinh bên Nợ

+ Số phát sinh bên Có

+ Cộng số phát sinh bên Nợ

+ Cộng số phát sinh bên Có

Số dư

+ Số dư bên Nợ

+ Số dư bên Có

+ Số dư đầu kỳ bên Nợ

+ Số dư cuối kỳ bên Nợ

+ Số dư đầu kỳ bên Có

+ Số dư cuối kỳ bên Có

– Ngày, tháng, năm: Ngày, tháng, năm lập sổ chi tiết công nợ phải thu

– Những người có liên quan ký tên: Người lập, kế toán trưởng, giám đốc

Phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý công nợ của doanh nghiệp. Nhanh tay đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để công tác kế toán chính xác hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn.