Băng thông quốc tế nhà mạng nào tốt nhất

Hiện nay, để cạnh tranh nhau thì cả 3 nhà mạng đều có những mức giá hợp lý hơn và dễ chịu với khách hàng.

Giá cước của FPT Telecom

Băng thông quốc tế nhà mạng nào tốt nhất

Nhà mạng FPT thì có gói cước thấp nhất là 150Mbps, không có gói cước tốc độ thấp hơn. Giá cước vào khoảng 200k/tháng

Giá cước mạng Viettel

Băng thông quốc tế nhà mạng nào tốt nhất

Nhà mạng Viettel có gói cước thấp nhất là 80Mbps, giá cước là 220k/tháng. Còn gói cước tương đương là 140Mbps thì giá cước là 300k/tháng

Giá cước mạng VNPT

Băng thông quốc tế nhà mạng nào tốt nhất

VNPT có gói cước thấp nhất là 40Mbps giá 180k/tháng. Gói cước 150Mbps thì 255k/tháng

Theo như những bảng giá cước trên, thì VNPT có giá cước thấp nhất là 180k nhưng tốc độ chỉ dừng ở mức 40Mbps, còn FPT Telecom tối ưu nhất khi gói cước thấp nhất là 150Mbps nhưng giá chỉ 195.000đ/tháng. Ngoài ra, FPT Telecom có gói cước tốc độ 1Gbps (1024Mbps) duy nhất tại Việt Nam. FPT Telecom có gói cước này thôi, các nhà mạng khác chưa có gói cước 1Gbps.

Trên thực tế trải nghiệm, nhiều người cho biết cực kỳ hài lòng với gói cước 1Gbps của FPTTelecom.net, ngay cả thời điểm bị đứt cáp quang biển thì với tốc độ này mình sử dụng cũng thoải mái, có chậm hơn chút nhưng không đáng kể nên đánh giá cao về chất lượng mạng FPT.

Tốc độ nhà mạng nào ổn định nhất?

Hiện tại, chủ yếu là so sánh về kết nối đi quốc tế, vì cả Việt Nam đang sử dụng chủ yếu 5 tuyến cáp quang biển, nên khi đứt cáp quang biển thì cực kỳ tệ. Còn so sánh trong nước thì tốc độ Internet là ngang nhau.

Viettel: Tốc độ kết nối khá nhanh. Kết nối cáp quang chủ yếu qua tuyến biển nên bình thường là nhanh nhất và vượt trội. Nhưng khi gặp sự cố cáp quang biển thì cũng hơi chậm. Tuy không phải chậm nhất nhưng ảnh hưởng khá nhiều.

FPT Telecom: Tốc độ kết nối nhanh, ổn định ngay cả khi bị đứt cáp quang biển. Theo tìm hiểu của mình thì FPT Telecom sử dụng cáp quang đất liền nhiều hơn (qua Singapore) nên cơ bản thì đứt cáp quang biển nó cũng chỉ ảnh hưởng một phần thôi, không phải toàn bộ lưu lượng đều qua cáp quang biển nên ổn định ngay cả khi gặp sự cố.

VNPT: Thực sự thì bình thường cũng tạm chấp nhận, không bằng FPT Telecom và Viettel, tuy nhiên nếu thực sự vào thời điểm đứt cáp quang biển thì coi như không dùng được.

Nhà mạng nào hỗ trợ khách hàng tốt nhất

Khi mà người dùng có thể lựa chọn thoải mái cho nhu cầu lắp đặt, thích lắp đặt nhà mạng nào thì chọn nhà mạng đó, nên việc cạnh tranh các nhà mạng là điều bắt buộc, không phải cơ chế xin cho như ngày xưa nữa. Thì cái này mình có sử dụng và đánh giá như sau:

Viettel: Chất lượng chăm sóc khách hàng đợt này có tốt hơn xưa khá nhiều,

FPT Telecom: Dùng tầm hơn 10 năm nay thì trước giờ họ cũng là nhà mạng chăm sóc khách hàng khá tốt. Như việc miễn phí modem wifi (cũng đầu tiên do FPT khởi xướng các nhà mạng khác đi theo), đổi lên cáp quang FTTH hoàn toàn miễn phí, và gần đây nhất chính là việc lắp đặt gói cước Internet 1Gbps, trang bị modem wifi 6 băng tần kép. Họ có ép chỉ tiêu về chất lượng chăm sóc khách hàng, khi mà khách hàng báo sự cố thì bắt buộc nhân viên kỹ thuật phải có mặt sớm để kiểm tra và khắc phục, nếu không sẽ bị trừ điểm. Có lẽ luật nghiêm thì sẽ khiến nhân viên có trách nhiệm với khách hàng sử dụng nên chưa bao giờ bị chờ lâu nếu mạng có vấn đề.

VNPT: Chất lượng chăm sóc khách hàng ở những khu vực trung tâm dạo này cải thiện đáng kể, ở vùng quê như ở quê mình sử dụng VNPT thì cũng đã có những thay đổi tích cực.

Cuối cùng thì có lẽ hiện tại, chất lượng chăm sóc khách hàng của cả 3 nhà mạng đều ngang nhau rồi. Họ chắc hiểu ra vấn đề chăm sóc khách hàng tốt thì người dùng mới ở lại lâu hơn.

Kết luận: Bạn nên sử dụng nhà mạng nào?

Trên các trang mạng xã hội, diễn đàn và cũng như trải nghiệm thực tế thì lựa chọn đầu tiên chính là chọn FPT Telecom. Họ có chất lượng chăm sóc khách hàng cực tốt từ xưa đến nay rồi. Thêm nữa, là nhà mạng tư nhân nên khách hàng là yếu tố cốt lõi nên thường xuyên phải cải thiện và nâng cấp lên cho phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Viettel chia sẻ 100Gbps dung lượng hỗ trợ VNPT từ 11/2, nhằm đảm bảo mạng lưới thông suốt trong giai đoạn kết nối Internet đi quốc tế gặp sự cố.

Hoạt động này nhằm hưởng ứng chỉ đạo của Bộ về việc đề nghị các nhà mạng ứng cứu nhau, những doanh nghiệp có băng thông tốt hỗ trợ doanh nghiệp đang thiếu băng thông, chưa đàm phán mở kịp thêm dung lượng kết nối qua cáp đất liền.

Là một trong những doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông lớn và hiện đại nhất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu bốn tuyến cáp quang biển và hai hướng cáp đất liền kết nối quốc tế. Khi cáp quang biển gặp sự cố, Viettel còn tuyến AAE-1 hướng đi Singapore và tuyến IA hướng đi Hong Kong (chỉ có Viettel khai thác từ trước đến nay).

Theo đó, Viettel dành một nhánh trong hai tuyến này để hỗ trợ VNPT mở rộng thêm 100Gbps trong thời gian VNPT đàm phán chưa xong việc mở thêm dung lượng cáp đất liền. Theo kế hoạch, vào đầu tuần tới, VNPT sẽ mở rộng thêm được dung lượng kết nối quốc tế, sau khi hoàn thành thủ tục với đối tác quốc tế.

Băng thông quốc tế nhà mạng nào tốt nhất

Trung tâm vận hành khai thác toàn cầu Viettel chịu trách nhiệm vận hành và đảm bảo chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ tại Việt Nam và 10 thị trường nước ngoài. Ảnh: Viettel

Trước đó, khi cáp quang biển gặp sự cố, Viettel đã đầu tư bổ sung thêm 30% dung lượng đường truyền quốc tế với đối tác để đẩy nhanh tiến độ khôi phục các tuyến cáp biển. Nhờ chủ động duy trì tối thiểu 40% dung lượng kết nối quốc tế trong trường hợp cáp quang biển gặp sự cố, các dịch vụ của Viettel về cơ bản vẫn được đảm bảo. Nhóm khách hàng kênh thuê riêng, data 3G và 4G không bị ảnh hưởng do đã được cấu hình ưu tiên từ trước.

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng băng thông hàng năm và dự phòng số lượng tuyến cáp quang biển thường xuyên đứt, Viettel triển khai thêm bốn tuyến cáp biển từ nay đến năm 2030. Trong đó, tuyến ADC đã hoàn thành triển khai cập bờ và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm nay. Tuyến cáp này tăng thêm 18Tbps, giúp tăng gấp ba dung lượng so với hiện tại (dung lượng kết nối quốc tế của Viettel hiện gần 9Tbps).

Bên cạnh đó, Viettel luôn dự phòng 40% dung lượng đi quốc tế để sẵn sàng cho các tình huống đứt cáp, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Khi có hiện tượng cao tải, các hệ thống công nghệ thông tin do nhân sự của tập đoàn xây dựng sẽ tự động cân bằng tải, định tuyến và điều tiết dung lượng trên những hướng cáp biển còn lại và cáp đất liền.

Dự kiến, APG sẽ là tuyến cáp đầu tiên được khôi phục trong tháng 3/2023, giúp củng cố 25% dung lượng kết nối quốc tế cho Viettel.

Băng thông quốc tế nhà mạng nào tốt nhất

Kỹ thuật viên của Viettel khắc phục sự cố. Ảnh: Viettel

Trung bình, cáp quang biển tại Việt Nam gặp sự cố khoảng 10 lần mỗi năm, mỗi lần sửa kéo dài cả tháng, ảnh hưởng lớn tới người dùng. Ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc bốn tuyến cáp quang biển liên tục gặp sự cố gây mất một phần hoặc hoàn toàn dung lượng trên tuyến, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều bị ảnh hưởng.