Bảng so sánh fdi và oda năm 2024

ĐẶC ĐIỂM

ODA

(Official Development Assistance)Hỗ trợ phát triển chính thức

FDI

(Foreign Direct Investment) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiKhái niệmTheo OECD, ODA bao gồm tất cả các khoản hỗ trợ chính thức không hoàn lại,các khoản tín dụng ưu đãi theo hình thức cho vay dài hạn với lãi suất thấp của các Chính phủ, tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB), các tổ chức phi Chính phủ (NGO) dành cho các quốc gia nhận viện trợ.Là khoản đầu tư mà nhà đầu tư từ nước ngoài có được một tài sản ở một nước khác và cùng với đó là nắm quyền quản lý tài sản đó. Mục đíchODA có mục đích là hỗ trợ và viện trợ với một số điều kiện ràng buộc.FDI mục đích là đầu tư và kiếm lợi nhuận.Đối tượng tiếp nhậnvốnĐối tượng tiếp nhận nguồn vốn ODA chính là chính phủ của các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển. Đối tượng tiếp nhận nguồn vốn FDI là các cá nhân hay công ty nước ngoài nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh.Bản chấtQuyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn vốn ODA được tách rời với nhau.Chủ đầu tư vốn FDI là người trực tiếp nắm quyền sở hữu nguồn vốn và cũng như quyết định phương thức sử dụng vốn.Thời gianThời gian cho vay dài và thời gian ân hạn dài.FDI không có thời gian cho vay và ân hạn.Phân loại– Viện trợ không hoàn lại: là nguồn ODA mà nước vay sẽ không cần phải hoàn trả lại và nó được sử dụng vào mục đích xây dựng các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 bên. Điều kiện kèm theo chính là các nhà thầu củadự án này sẽ do bên cho vay đảm nhận. – Viện trợ có hoàn lại: Là khoản vay ODA với nhiều ưu đãi như lãi suất thấp,khoảng thời gian trả nợ dài, thậm chí có những khoảng thời gian không cần trả lãi suất. Viện trợ có hoàn lại thường được sử dụng chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng. – Viện trợ hỗn hợp: là nguồn vay ODA bao gồm một phần ODA không hoàn lạivà ODA vay tín dụng ưu đãi. – Theo bản chất đầu tư, FDI phân thành: + Đầu tư theo phương tiện hoạt động: Bên chủ đầu tư (công ty mẹ) sẽ đầu tư mua sắm cũng như thiết lập các phươngtiện hoạt động kinh doanh mới ở tại nước nhận đầu tư. + Mua lại và sáp nhập: Là hình thức đầutư FDI mà 2 hay các doanh nghiệp đanghoạt động theo nguồn vốn FDI tiến hành sáp nhập vào nhau hoặc doanh nghiệp này thực hiện việc mua lại doanh nghiệp khác. – Theo tính chất của dòng vốn, FDI gồm:+ Vốn chứng khoán: Bên chủ đầu tư FDI tiến hành mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của doanh nghiệp trong nước pháthành. Số lượng mua ở mức đủ lớn để cóthể tham gia và quản lý cũng như đưa racác quyết định ở trong công ty, doanh nghiệp đó. + Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ở trong quá khứ để đầu tư thêm vào hoạt động kinh doanh.

Bảng so sánh fdi và oda năm 2024

+ Vốn vay nội bộ (Giao dịch nợ nội bộ):Là nguồn vốn FDI mà các công ty con hoặc chi nhánh công ty trong các tập đoàn đa quốc gia có thể vay lẫn nhau đểđầu tư hoặc là mua chứng khoán của nha. – Theo động cơ đầu tư, FDI gồm:+ Vốn tìm kiếm tài nguyên: Là nguồn vốn FDI nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào và giá rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. + Vốn tìm kiếm hiệu quả: Nguồn vốn FDI với mục đích tận dụng giá thành đầu vào thấp ở các nước tiếp nhận đầu tư.+ Vốn tìm kiếm thị trường: Hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường, cạnh tranh với các đối thủ khác.Ưu điểm– ODA có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác hiện nay. – Thời hạn cho vay theo hình thức ODArất dài từ 25 năm đến 40 năm. – Có một phần viện trợ không hoàn lại ở nguồn vốn ODA, ít nhất là 25% tổng vốn ODA. – ODA giúp cho các nước đang phát triển có nguồn vốn để phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội. – FDI giúp bổ sung hiệu quả nguồn vốn ở trong nước. – Giúp tiếp thu các công nghệ hiện đại cùng bí quyết quản lý từ các nước phát triển. – Nhờ nguồn đầu tư FDI mà các doanh nghiệp mở ra nhiều, từ đó giải quyết và tăng số lượng việc làm cho người lao động, đồng thời việc đào tạo cũng giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. – Giúp các doanh nghiệp có cơ hội thamgia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu cũng như là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa. – FDI sẽ không để lại bất kỳ gánh nợ cho chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư.Bất lợi– ODA chịu sự chi phối mạnh mẽ của những thỏa thuận ràng buộc giữa nước cho vay và nước đi vay, nó khá là nhạy cảm về mặt xã hội cũng như chịu sự điều chỉnh của dư luận. – Nước tiếp nhận ODA hầu như phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu của các nước cho vay. – Nhiều trường hợp nguồn vốn ODA gắn với việc mua các sản phẩm không phù hợp và không cần thiết đối với các nước đang và chậm phát triển. – ODA gắn liền với các điều khoản ràng buộc về mậu dịch, nhất là điều khoản nhập khẩu tối đa các sản phẩm từ nước – Hình thức đầu tư trực tiếp FDI thì bênchủ đầu tư sẽ đứng ra điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nhiều trường hợp vì sự khác biệt giữa đặc trưng quốc gia nên nó mang lạinhững hiệu quả không như mong đợi. – Cán cân kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư có thể bị dịch chuyển do tác động của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, dẫn đến dòng chảy vốn có sự thay đổi liên tục. – Các nước tiếp nhận đầu tư có thể đối mặt với nhiều ràng buộc và nguy cơ trong một môi trường mới về mặt chính trị hoặc thậm chí là xung đột vũ trang, sự khác biệt về tư duy…

Bảng so sánh fdi và oda năm 2024