Bảng kê thanh toán theo thông tư 77 2023

Mục đích: Kiểm tra lập bảng kê thanh toán tạm ứng để đảm bảo không bỏ sót chứng từ chi tạm ứng chưa được lập lên bảng kê, hoặc đã được lập bảng kê, được kho bạc duyệt nhưng trên phần mềm chưa thực hiện thanh toán.

Quy trình rút, chi và thanh toán tạm ứng trên phần gồm có các bước:

  1. Rút tạm ứng và chi tạm ứng (cách hạch toán và nhập liệu trên phần mềm theo từng trường hợp cụ thể)
  1. Đơn vị rút và chi tạm ứng bằng tiền mặt, vui lòng xem hướng Tại đây
  2. Đơn vị rút và chi tạm ứng bằng tiền gửi, vui lòng xem hướng dẫn Tại đây
  3. Đơn vị chuyển khoản thanh toán tạm ứng, vui lòng xem hướng dẫn Tại đây

II. Thanh toán tạm ứng

Sau khi đơn vị lập xong các chứng từ chi tạm ứng và có đủ chứng từ gốc để thanh toán tạm ứng với kho bạc, đơn vị làm theo các bước sau

  1. Vào phân hệ Kho bạc, chọn Lập bảng kê\Bảng kê chứng từ thanh toán đã cấp dự toán.
  2. Chọn Khoảng thời gian cần lập bảng kê những chứng từ chi tạm ứng.
  3. Nhập nội dung Diễn giải.
  4. Nhập thông tin chứng từ: Ngày lập, Ngày hạch toán, Số chứng từ.
  5. Tại tab Bảng kê: tích chọn những chứng từ chi tạm ứng cần lập bảng kê.
  6. Nhấn Cất.

Lưu ý: Để lập được bảng kê chứng từ thanh toán đã cấp dự toán thì chứng từ cần phải thỏa mãn các yêu cầu:

  • Chứng từ chi tạm ứng phát sinh trong khoảng thời gian lập bảng kê
  • Chứng từ chi hạch toán Nợ TK 611x, 1378, 241x/ Có TK liên quan hoặc Nợ TK liên quan/Có TK 33611
  • Trên chứng từ chi cột nghiệp vụ chọn là Tạm ứng đã cấp dự toán

7. In Bảng kê chứng từ thanh toán và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng mang ra kho bạc bằng cách chọn chức năng In trên thanh công cụ.

8. Ví dụ: In mẫu C2-03/NS: Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (Thông tư 77/2017/TT-BTC).

9. Khai báo các tham số báo cáo.

10. Nhấn Đồng ý.

11. Sau khi được chấp nhận thanh toán:

  • Vào nghiệp vụ Kho bạc\Lập bảng kê\Danh sách bảng kê chứng từ thanh toán.
  • Kích đúp chuột vào bảng kê đã được kho bạc chấp nhận thanh toán.
  • Chọn tab Thanh toán.
  • Tích chọn các chứng từ đã được kho bạc chấp nhận thanh toán.
  • Nhấn Thanh toán trên thanh công cụ.

Sau khi nhấn Thanh toán, hệ thống sinh chứng từ đồng thời tại tab Hạch toán đồng thời.

Như vậy là đơn vị đã hoàn thành xong thao tác thanh toán tạm ứng với kho bạc.

Trường hợp đơn vị có phát sinh rút tạm ứng ở tiểu mục này nhưng chi và thanh toán tạm ứng ở tiểu mục khác thì sau khi hoàn tất xong các bước trên anh/chị vào điều chỉnh kinh phí theo hướng dẫn tại đây

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: Thg 1 12, 2019

  • 2

dữ liệu năm 2020 đc lấy từ 2019, đã chuyển đổi lên 2020.năm 2019 báo cáo k có, nhg sang năm 2020 lại có BKTT, nên k xóa đc. làm thế nào để

Tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN quy định: “Kiểm soát chi từ Tài khoản tiền gửi (TKTG) của đơn vị sử dụng ngân sách: Cơ quan KBNN căn cứ vào văn bản pháp lý quy định nguồn hình thành và cơ chế sử dụng kinh phí của TKTG đó để thực hiện kiểm soát chi.”.

Để phục vụ quản lý theo Thông tư số 39/2016/TT-BTC, Bộ Tài chính có các công văn hướng dẫn:

- Theo hướng dẫn tại Công văn số 2086/BTC-KBNN ngày 22/2/2018 của Bộ Tài chính về việc ghi đầy đủ các thông tin trên chứng từ chi NSNN và mẫu biểu đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi theo quy định:

+ “Đối với khoản kinh phí cấp bằng lệnh chi tiền, giấy rút dự toán từ tài khoản dự toán vào tài khoản tiền gửi theo quy định, các đơn vị ghi đầy đủ, đúng các nội dung trên mẫu biểu C2-01a/NS, C2-02a/NS, C3-01/NS ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC. Trong đó, lưu ý ghi rõ nội dung nguồn kinh phí ngân sách cấp vào cột “Nội dung chi” và mã nguồn vào cột “Mã nguồn NSNN” theo đúng 6 nội dung được xử lý chuyển nguồn nêu tại tiết b điểm 2 sau đây.”

+ “Đối với khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng ủy nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi ngân sách cấp, các đơn vị ghi rõ niên độ ngân sách khoản chi và nguồn của khoản kinh phí trong phần “Nội dung thanh toán” trên mẫu C4-02a/KB ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC.”

- Theo hướng dẫn tại Công văn số 15861/BTC-KBNN ngày 19/12/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán niên độ 2018 trên TABMIS:“Ngày 01/01/2019, các đơn vị KBNN thực hiện điều chỉnh đối với mã dự phòng của các tài khoản tiền gửi 3711, 3731, 3741, 3761, 3771. Cụ thể như sau: mã dự phòng 501 (năm trước) điều chỉnh thành 503 (năm trước nữa), mã dự phòng 502 (năm nay) điều chỉnh thành 501 (năm trước).”

Như vậy, việc ghi mã dự phòng theo niên độ của khoản chi NSNN và mã nguồn làm căn cứ theo dõi tăng giảm số dư tài khoản tiền gửi các khoản kinh phí ngân sách cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách theo từng niên độ, từng nguồn ngân sách cấp, từ đó có cơ sở để thực hiện chuyển nguồn theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.

Trường hợp độc giả nêu đối với tài khoản 3731 (Tiền gửi chi phí ban quản lý dự án) của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện phản ánh số kinh phí được trích từ các công trình do chủ đầu tư quản lý để duy trì các hoạt động của Ban quản lý như chi lương, tiền công cho cán bộ trong Ban quản lý... vẫn thực hiện theo dõi theo mã nguồn và mã niên độ của khoản chi NSNN theo quy định nêu trên do trong các khoản kinh phí được trích từ nguồn NSNN có khoản được chuyển nguồn, có khoản không được chuyển nguồn.

Chủ đề