Bằng hướng dẫn phòng cháy chữa cháy

Cháy là vấn đề nhức nhối trong thời gian qua bởi hậu quả nghiêm trọng để lại quá lớn. Chúng ta không thể nào lường trước điều đó vì có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến các vụ cháy như tàn thuốc, chập điện, đốt hàng mã, nổ gas…các khói độc là thủ phạm giết người cực nhanh chỉ mất 10s sau khi hít phải chúng ta sẽ mất ý thức và gục ngay cộng thêm sự hoản loạn thì thoát nạn là điều quá khó khăn. Nên đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn PCCC.

Bằng hướng dẫn phòng cháy chữa cháy
Hướng dẫn cơ bản về phòng cháy chữa cháy tại nhà

Những kiến thức cơ bản PCCC bạn cần tham khảo qua:

– Bình chữa cháy 3-4-5-8 kg(trọng lượng chất chữa cháy trong bình) chỉ đủ để chữa cháy đám cháy nhỏ, mới phát sinh. Bình CO2 chữa cháy hiệu quả hơn bình bột trong nhà (nơi kín khí), nhược điểm là không chữa cháy được nơi trực tiếp có điện, trọng lượng tổng bình từ 12.5kg-20kg nặng với phụ nữ. Nên để hiệu quả và an toàn thường sử dụng cả bình bột và bình khí cho khoảng 100m2. Vị trí đặt bình là nơi dễ dàng thấy và lấy hoặc nơi có nguy cơ cháy cao, thường được đặt nơi hành lang, cầu thang. MT3 và MFZ4, MT5 và MFZ8. – Nên treo bình cầu chữa cháy tự động tại nơi để nhiều hàng hóa dễ cháy, kho chứa nhiều đồ không thể vào chữa cháy được, kho ít lui tới. – Đồ đạt hàng hóa để gọn gàng, không che chắn lối đi, thoát hiểm. Đề phòng nơi có nguy cơ cháy cao, tránh để các vật dụng dễ bén lửa gần nơi có nhiệt độ cao như gần ổ điện, bếp, bàn thờ… – Nhờ hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy khi mua, bình mới cung cấp thời hạn sử dụng tốt nhất trong 12 tháng, sau thời hạn trên phải được nạp sạc, sau khi nạp sạc lần đầu thời hạn sử dụng tốt nhất 6 tháng. Chú ý không mua bình cũ tân trang, mua nơi cung cấp có uy tín. – Trong nhà dân (nhà đúc) bình thường khả năng cháy sập, lửa cháy táp vào người là rất thấp, như trong trường hợp 3 người chết do cháy nhà vừa qua, 2 trong số đó là do ngợp khí, không vượt qua được đám cháy nơi lối thoát hiểm, khói mịt mù, làm cay mắt…đã không thoát ra ngoài được.

Theo đó, thực hiện Thông báo số 279/TB-VKSTC ngày 6/6/2019, thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao tại Hội nghị tập huấn công tác PCCC năm 2019, căn cứ tài liệu bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC Công an TP Hà Nội, Ban Chỉ huy PCCC cơ quan VKSND tối cao đã biên tập một số kỹ năng cơ bản liên quan đến công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ.

Về những kỹ năng thoát hiểm, theo Ban Chỉ huy PCCC cơ quan VKSND tối cao, khi xảy ra sự cố về cháy, nổ trước hết cần bình tĩnh, sau đó thực hiện các thao tác, như: Nhanh chóng thông báo, hô hoán cho mọi người biết về vụ cháy; nhanh chóng ngắt điện nhà bị cháy (nếu có thể); huy động mọi người xung quanh di chuyển người trong nhà ra nơi an toàn.

Đồng thời, gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114 (Địa chỉ khu vực xảy ra cháy; thông tin người bị nạn; đặc điểm của khu vực bị cháy; chất cháy chủ yếu, vị trí, hướng phát triển của đám cháy); họ và tên, số điện thoại liên hệ.

Để tránh bị ngạt khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.

Ứng phó linh hoạt theo 4 bước

Đó là các kỹ năng: Trang bị và học cách sử dụng thiết bị PCCC (Bình cứu hỏa, Mặt nạ phòng khói, Đèn pin, Chăn, đệm chống cháy, Búa thoát hiểm, Miếng dán, dây phòng cháy...), phản ứng linh hoạt và có sự chuẩn bị kỹ giúp mọi người chủ động khi gặp sự cố cháy nổ.

Cần kiểm tra các thiết bị trong nhà, ở cơ quan hàng ngày để giảm thiểu tối đa nguy cơ hỏa hoạn, tắt hoặc rút điện của các thiết bị điện tử, không để sử dụng thường xuyên qua đêm; đóng cửa các phòng...

Ngoài việc tự phòng chống, khi gặp phải các tình huống nguy hiểm, mỗi người cần bình tĩnh để tìm cách ứng phó linh hoạt theo 4 bước sau:

Bước 1: Phản ứng khi có dấu hiệu của cháy. Khi nghe thấy tín hiệu hoặc phát hiện ra khói, dấu hiệu cháy, cần nhanh chóng hành động thoát khỏi khu vực cháy.

Bước 2: Không phí thời gian để thu nhặt, mang theo những đồ không quan trọng. Khi có dấu hiệu của cháy, lửa sẽ lan rất nhanh, thông thường, bạn chỉ có khoảng 2 đến 3 phút để thoát khỏi khu vực ảnh hưởng bởi cháy vì thế không nên mang theo những đồ không giúp ích cho việc hỗ trợ thoát hiểm.

Bước 3: Báo động, tri hô những người xung quanh trên đường thoát hiểm. Khi nhận thấy có cháy, bạn cần đánh động những người xung quanh, gia đình hàng xóm để cùng thoát hiểm.

Bước 4: Sử dụng các sản phẩm phòng cháy chữa cháy nếu có.

Tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát nạn

Về một số kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy, gồm: Khi thoát ra ngoài phòng cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong.

Nếu phải mở cửa thì phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa phải tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.

Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm hành lang và không thể thoát ra ngoài cần bình tĩnh dùng chăn ẩm ướt, hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói khí độc tràn vào phòng và ở tại phòng chờ lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến để đưa ra nơi an toàn.

Cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ gọi to hoặc dùng khăn, áo mũ để ra hiệu cầu cứu. Khi có lực lượng đến cứu, phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Trong trường hợp chưa thể tiếp cận được các lối thoát nạn an toàn hoặc ra cửa sổ hay ban công để cầu cứu thì phải tìm những vị trí lãnh nạn tạm thời như Ban công hay cửa sổ chưa bị ngọn lửa hay khói, khí độc đe dọa để chờ lực lượng Cảnh sát PCCC đến giải cứu. Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh khi có cháy.

Trong trường hợp quần áo bị bén lửa phải nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.

Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người (Trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim ...) việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thuông thường như: Cầu thang bộ, nơi có đèn Exit - Lối ra là những nơi thoát nạn an toàn nhất.

Mỗi gia đình, cá nhân nên tự trang bị phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy, để tự chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đồng thời mở lối cửa thoát hiểm là ngoài trên các chuồng cọp, lồng sắt ban công và không sắp xếp hàng hóa, đồ đạc, tải sản cản trở lối thoát nạn.

Ngoài ra, nếu không thể ra ngoài ngay lập tức, nếu ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn. Nếu không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn.

Hạ trẻ nhỏ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể (nếu có). Hạ thấp cơ thể bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

Khi không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng. Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể; ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ. Nếu có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn hãy nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng. Dù có sợ hãi, cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ vì sẽ khó khăn cho công tác tìm kiếm.

Khi sống trong chung cư cao tầng, đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp không nhìn thấy đường.

Bảo đảm rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa; thường xuyên kiểm tra để bảo đảm rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía. Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho người.