Băng chuyền và băng tải khác nhau như nào

Sản xuất công nghiệp ngày càng được chuyên môn hóa và có tính phân công cao hơn trong các công đoạn chế biến, sản xuất. Sự cạnh tranh của hàng hóa công nghiệp yêu cầu tăng cao về sản lượng và chất lượng hàng hóa. Băng tải và băng chuyền đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các khâu sản xuất, mục đích là để tăng năng suất lao động và giảm thiểu thời gian hoàn thành sản xuất.

Mặc dù, đều có nhiệm vụ phát triển hàng hóa, nhưng cả hai thiết bị trên đều có điểm khác biệt. Vậy nên, bangtaihang.com sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền.

1. Khái niệm băng tải và băng chuyền

1.1 Băng tải

Băng tải được hiểu một cách đơn giản là một thiết bị vận chuyển các đồ vật nhẹ như thùng carton, hộp giấy, túi, … và vận chuyển một lượng lớn vật nặng như thực phẩm, các linh kiện điện tử,… từ nơi này đến nơi khác, từ điểm A đến điểm B.

Băng tải là một sự sáng tạo đặc biệt mang tính ứng dụng rất cao. Thay vì vận chuyển bằng sức người vừa tốn thời gian lại vừa tốn kém chi phí nhân công lại tạo khung cảnh lộn xộn cho nơi làm việc.

.jpg)

1.2 Băng chuyền

Băng chuyền là sản phẩm máy móc hỗ trợ đắc lực trong việc vận chuyển và hỗ trợ chế tạo, chế biến , lắp ráp, đóng gói hàng hóa rất đắc lực. Một cỗ máy sở hữu khả năng vận chuyển một vật, bưu kiện, gói hàng từ điểm A tới điểm B trong nhà máy. Tuy nhiên, băng chuyền được lắp ráp thêm ở hai bên là một số bàn thao tác để nhân công sử dụng chế biến thực phẩm, lắp ráp đóng gói linh kiện. Phía trên có thể lắp ráp thêm tầng cho thành phẩm sau khi thao tác.

.jpg)

2.So sánh cấu tạo băng chuyền và băng tải công nghiệp

Băng chuyền và băng tải đều là hệ thống quan trọng cho việc tối ưu quá trình sản xuất công nghiệp quy mô lớn nhỏ khác nhau. Hệ thống có tác dụng chuyển hàng, vật liệu nâng cao hiệu suất lao động, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa. Nhưng cấu tạo và ứng dụng của 2 hệ thống lại có sự khác biệt.

2.1 Cấu tạo và ứng dụng băng chuyền

2.1.1 Cấu tạo

  • Khung băng chuyền là inox chịu lực, nhôm định hình được phun sơn tĩnh điện để không ảnh hưởng đến an toàn và đặc trưng hàng hóa.
  • Dây băng chuyền thường là nhựa PVC, PU hoặc con lăn hoặc lưới băng tải các loại.
  • Bàn thao tác thiết kế 2 bên nhằm thực hiện sản xuất, sơ chế, lắp đặt chế tạo trong nhà xưởng.Hệ thống con lăn nâng đỡ, bộ truyền lực chủ động truyền tải.
  • Động cơ kiểm soát tốc độ, trục vít.

Tùy theo yêu cầu và môi trường làm việc, băng chuyền còn được thiết kế thêm hệ thống ánh sáng, điều khiển khí nén, ổ cắm điện để công nhân thao tác trên hệ thống hiệu quả.

.jpg)

2.1.2 Ứng dụng

  • Bánh kẹo, nước giải khát, giầy da, hàng gia dụng, quần áo, may mặc...
  • Trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp đồ điện tử, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô xe máy…
  • Trong công đoạn xơ chế của sản xuất nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, thức ăn gia xúc…

2.2 Cấu tạo và ứng dụng băng tải

2.2.1 Cấu tạo

  • Khung băng tải chịu lực
  • Dây băng tải, hệ thống con lăn hoặc lưới.
  • Tang chủ động, tang bị động, cơ cấu nâng hạ.
  • Bộ phận giảm tốc, truyền lực, kiểm soát tốc độ chuyển động hệ thống.

2.2.2 Ứng dụng

Có nhiều loại băng tải được ứng dụng trong các điều kiện và tính chất làm việc khác nhau, dùng để vận chuyển hàng hóa, đóng gói sản phẩm, phân loại sản phẩm, dễ dàng tích hợp với máy test sản phẩm tự động, máy đóng đai tự động,..dùng trong rất nhiều ngành sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp điện, trong ngành sản xuất thực phẩm, y tế, dược phẩm, may mặc, dầy dép,...

3.Ưu điểm, nhược điểm của băng tải và băng chuyền

3.1 Băng tải

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ nên dễ tiếp cận khách hàng hơn so với băng chuyền.
  • Quy trình lắp đặt đơn giản.
  • Cấu tạo của băng tải đơn giản nên dễ dàng vận hành, không đòi hỏi chuyên môn cao.
  • Băng tải có nhiều loại (băng tải đứng, băng tải con lăn, băng tải PVC,…) nên có thể ứng dụng linh hoạt trong các công đoạn sản xuất khác nhau.
  • Thiết kế gọn nhẹ, không chiếm nhiều diện tích sử dụng.

Nhược điểm

  • Chỉ có thể vận chuyển hàng hóa trên một quãng đường ngắn.
  • Nếu muốn vận chuyển xa và địa hình không bằng phẳng thì cần phải kết hợp nhiều băng tải lại với nhau. Việc này có thể làm tăng chi phí đầu tư.

3.2 Băng chuyền

Ưu điểm

  • Vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu với khoảng cách rất xa (từ vài chục m cho đến vài km).
  • Khả năng chịu tải cao, có thể tải được nhiều hàng hóa với tải trọng lớn.
  • Có thể vận chuyển hàng theo đường cong, đường thẳng, góc nghiêng tùy ý.

Nhược điểm

  • Giá thành cao nên khó tiếp cận với khách hàng.
  • Quy trình thi công và lắp đặt phức tạp.
  • Thao tác vận hành đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
  • Khối lượng lớn, chiếm nhiều diện tích sử dụng.

Trên đây là bài viết so sánh giữa băng chuyền và băng tải. Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về sản phẩm hãy liên hệ ngay với Công ty Việt Thống Hưng Thịnh để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn.

Việt Thống Hưng Thịnh – công ty băng chuyền, băng tải uy tín, phân phối đa dạng các hệ thống băng chuyền cao cấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn của nhiều doanh nghiệp.

Băng tải và băng chuyền khác nhau như thế nào?

Băng tải bao gồm một cá thể đơn lẻ với quy cách và số lượng hạn chế. Còn băng chuyền là bao gồm nhiều băng tải trong đó có số lượng và quy cách tương đối nhiều. Khi nhắc đến băng chuyền, băng tải, người ta nghĩ ngay đến một loại thiết bị dùng để vận chuyển, chuyền tải vật liệu, hàng hóa từ vị trí này đến vị trí kia.

Băng tải gồm những gì?

Cấu tạo của băng tải gồm: - Bộ con lăn, bộ truyền lực chủ động. - Động cơ giảm tốc cho trục vít và một bộ điều khiển kiểm soát tốc độ. - Hệ thống dây băng hoặc con lăn.

Chủ đề