Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024

Kết quả kinh doanh của Vinamilk trong quý đầu tiền của năm 2023 nhìn chung vẫn chưa phải là tích cực. Tuy doanh thu bán hàng vẫn giữ ổn định và có phần nhích nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nhưng do tác động bất lợi từ việc chi phí sản xuất còn ở mức cao, cùng với chi phí tài chính và chi phí bán hàng vẫn tăng đáng kể trên 10%, dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 của VNM đã giảm khá mạnh (-16,5%) so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy kết quả kinh doanh chưa quá khả nhưng Vinamilk vẫn giữ được sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty tiếp tục ở mức thận trọng với đòn bẩy tài chính tương đối thấp khi nợ phải trả chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn. Cơ cấu tài sản cũng mang tính phòng thủ khi Công ty đang giữ rất nhiều tài sản dưới dạng tiền gửi ngân hàng để thu lãi ổn định và chưa có nhiều động thái đầu tư thêm để mở rộng kinh doanh trong bối cảnh thị trường chưa thuận lợi.


Cập nhật và đánh giá BCTC quý 4/2022 cổ phiếu VNM

Về mặt kết quả kinh doanh

Theo báo cáo BCTC từ Vinamilk, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 4 và lũy kế cả năm 2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024
Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của VNM

  • Trong quý 4/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của VNM đạt 15.069 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,7% khi so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu từ hoạt động tài chính có phần khởi sắc hơn khi tăng 17,3, chủ yếu nhờ lãi từ các khoản tiền gửi ngân hàng tăng.
  • Về mặt chi phí, do chi phí nguyên vật liệu đầu vào vẫn neo cao nên giá vốn hàng bán trong quý 4 vẫn tăng nhẹ 1,4% mặc cho doanh thu đã giảm. Khoản chi phí tài chính cũng gây chú ý khi tăng mạnh 130% so với cùng kỳ do lãi tiền vay và lỗ chênh lệch tỷ giá đồng loạt tăng cao. Ở chiều ngược lại, chi phí bán hàng được tiết giảm 13,8% so với quý 4/2021. Sau khi khấu trừ các loại chi phí, VNM ghi nhận lãi sau thuế trong quý 4/2022 đạt 1.869 tỷ đồng và sụt giảm đáng kể 15,5% so với cùng kỳ.
  • Xét rộng trong cả năm 2022 thì tình hình kinh doanh của VNM cũng không mấy tích cực. Doanh thu cả năm 2022 đạt 59.956 tỷ đồng, giảm 1,6% so với năm 2021, công với việc chi phí tài chính tăng quá mạnh đã khiến cho lợi nhuận sau thuế cả năm của VNM giảm hơn 19% có với năm trước. So với kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm, Công ty chỉ hoàn thành 94% mục tiêu doanh thu và 88% mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024

Về mặt tài sản:

  • Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của VNM đạt 48.483 tỷ đồng, giảm 9,1% so với đầu năm. Trong đó, hai khoản mục có có mức giảm mạnh nhất là hàng tồn kho (-18,2%) và đầu tư tài chính ngắn hạn (-17,2%). Ở chiều tài sản dở dang dài hạn tăng mạnh gần 60%, phần nào cho thấy Công ty vẫn tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực kinh doanh cho tương lai.
  • Cơ cấu tài sản của Vinamilk đang hơi nghiêng về phía tài sản ngắn hạn (chiếm gần 66% tổng tài sản). Trong đó, một loại tài sản có tính thanh khoản cao là đầu tư tài chính ngắn hạn (với phần lớn là khoản tiền gửi có kỳ hạn) đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35,9%.

Về mặt nguồn vốn:

  • Tổng các khoản nợ phải trả cuối năm 2022 của VNM là 15.666 tỷ đồng, giảm khá mạnh 10,4% so với đầu năm và đang chiếm 32,3,5% trong tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, các khoản vay ngân hàng ngắn hạn của Công ty đã giảm mạnh hơn 48% so với đầu năm. Điều này phần nào cho thấy Công ty đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng vốn vay nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi trong hoàn cảnh lãi suất tăng mạnh.
  • Ngoài ra, nhờ thanh khoản dồi dào và tỷ lệ nợ vay không cao nên các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của VNM đang ở mức khá an toàn (tỷ số thanh toán hiện hành = 2,06 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 1,7 lần).

3. Tình hình dòng tiền

  • Hoạt động kinh doanh của VNM thu ròng về 8.827 tỷ đồng trong năm 2022, tuy có phần giảm sút (-6,5%) so với năm 2021 nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục có được sự ổn định và là nguồn tạo tiền chính của Công ty.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư ghi nhận ở mức dương 3.472,7 tỷ đồng, chủ yếu nhờ việc thu hồi các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và tiền lãi, cổ tức nhận được. Nhờ nguồn tiền khá dồi dào thu được từ hoạt động kinh doanh và đầu tư nên Công ty đã có điều kiện để tăng cường trả nợ gốc vay và trả cổ tức cho cổ đông với mức chi ròng 12.360 tỷ đồng của hoạt động tài chính.

Nhận xét

Kết quả kinh doanh trong quý 4/2022 của VNM vẫn chưa cho thấy sự cải thiện khi doanh thu giảm nhẹ 4,7%, trong khi các chi phí kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng và đặc biệt là chi phí tài chính tăng mạnh 130% do lỗ tỷ giá và lãi tiền vay. Các nguyên nhân trên đã khiến cho lợi nhuận sau thuế quý 4 của Vinamilk giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, các tình trạng trên cũng kéo dài trong suốt cả năm 2022, làm cho lợi nhuận cả năm chỉ ở mức 8.578 tỷ đồng, sụt giảm hơn 19% so với năm 2022, và chỉ hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận của năm.

Tuy kết quả kinh doanh chưa được tích cực nhưng tình hình tài chính của Vinamilk vẫn có được sự ổn định và an toàn. Cơ cấu tài chính của Công ty trong năm 2022 đã chuyển dịch nhiều hơn về hướng phòng thủ. Cụ thể, VNM đã tích cực thanh toán các khoản nợ vay, đưa số dư vay ngân hàng ngắn hạn giảm 48% so với đầu năm, từ đó cơ cấu nguồn vốn càng trở nên an toàn hơn khi tổng nợ phải trả chỉ còn chiếm 32,3% trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh tiếp tục ổn định, giúp cho VNM có nguồn thanh khoản khá dồi dào, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.


Cập nhật và đánh giá BCTC quý 3/2022 cổ phiếu VNM

Kết quả kinh doanh

Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024

  • Trong quý 3 năm 2022, VNM thu về 16,079 tỷ đồng doanh thu, giảm 0.71%, không đáng kể. Tuy nhiên do chi phí giá vốn có xu hướng tăng kể từ thời điểm 2020 khiến lợi nhuận gộp của VNM giảm tới 8.55%, đạt 6,350 tỷ đồng.
  • Về chi phí vận hành, quý 3 năm 2022 chứng kiến chi phí tài chính của VNM tăng đột biến 124.7%. Tuy nhiên điều này không làm thay đổi quá nhiều cấu trúc tài chính của VNM, công ty vẫn duy trì được lợi nhuận sau thuế đạt 2,322.87 tỷ đồng, không sụt giảm quá sâu so với cùng kì .
  • Về khả năng sinh lời, hoạt động kinh doanh chính của VNM không bị ảnh hưởng quá nhiều. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của doanh nghiệp lần lượt là 39.49% và 14.45%, giảm nhẹ so với cùng kì do tác động từ giá vốn. Năng lực kinh doanh nội tại của VNM vẫn ổn định, không có nhiều thay đổi.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, VNM dạt doanh thu thuần 44,887 tỷ đồng, giảm 0.47% so với cùng kỳ. Trong khi đó lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm lần lượt 7.68% và 20.27%. Theo đó, công ty lần lượt hoàn thành 70% kế hoạch doanh thu và 69% kế hoạch lợi nhuận đề ra trong năm 2022.

Tình hình tài chính

Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024

Về tài sản:

  • Tổng tài sản của VNM trong quý 3 có sự suy giảm 4% so với thời điểm đầu năm 2022. Trong đó, giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giảm 4.81% còn tài sạn dài hạn cũng giảm 2.3%. Về tài sản ngắn hạn, trong quý 3/2022 giá trị hàng tồn kho của VNM đã sụt giảm đến 14.7%, cho thấy công ty đang chủ động giảm năng lực sản xuất. Trong khi đó, tài khoản tiền mặt của công ty lại tăng 22.11%. Một điểm lưu ý là công ty cũng hạ tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính đang nắm giữ xuống còn 38.15%, giảm 7.1% so với đầu năm.
  • Về tài sản dài hạn, giá trị tài sản cố định của công ty ghi nhận giảm 5.65% so với đầu năm. Chi phí trả trước dài hạn của doanh nghiệp cũng giảm 4.8% so với cùng kỳ. Điều này càng củng cố việc VNM đang có xu thế thu gọn hoạt động kinh doanh hơn là đầu tư mở rộng trong hiện tại.

Về nguồn vốn:

  • VNM có xu hướng duy trì tỷ trọng nguồn vốn của công ty qua các năm. Trong quý 3 năm 2022 cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn của công ty đều giảm lần lượt 0.73% và 10%. Về vốn ngắn hạn, công ty đã tiến hành tất toán nhanh các khoản tiền nợ nhà cung cấp và tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn lên 18.37% tổng giá trị nguồn vốn. Bù lại, các khoản nợ vay dài hạn của VNM đã giảm 5.36% so với đầu năm.
  • Vốn chủ sở hữu của VNM vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên giá trị vốn chủ của VNM đã giảm 5.59% so với đầu năm 2022. Lý do đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VNM đã giảm 36.6% giá trị so với cùng kỳ.
  • Các chỉ số thanh khoản của VNM trong kỳ đều được cải thiện tích cực. Nguyên nhân chính bởi công ty đã thu gọn các hoạt động kinh doanh hiện tại thay vì đầu tư mở mới các hoạt động sản xuất

Tình hình dòng tiền

  • Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của VNM đạt 505 tỷ đồng. Điều này cho thấy VNM đang tập trung vào việc kinh doanh và thu tiền. Cụ thể công ty đã thu ròng 7,190 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.
  • Ngoài ra, công ty bán ròng 1,520.5 tỷ đồng các khoản đầu tư tài chính và thu về 1,444 tỷ đồng tiền từ hoạt động đầu tư. VNM cũng là doanh nghiệp chi trả cổ tức cao khi mà từ đầu năm công ty đã chi 8,129 tỷ đồng để chi trả cổ tức.

Nhận xét

Tình hình kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy VNM không có nhiều sự đổi mới trong mô hình kinh doanh. Lợi thế của VNM đó là mô hình kinh doanh đã hoàn thiện nên biên lợi nhuận và khả năng sinh lời của công ty trong ngắn hạn không bị ảnh hưởng quá lớn trước sức ép từ vĩ mô.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của VNM tại quý 3 năm 2022 cho thấy công ty đang có xu hướng thu gọn các hoạt động kinh doanh. Các loại tài sản trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của VNM đều giảm giá trị so với thời điểm đầu năm. Thậm chí VNM cũng thu hẹp các hoạt động đầu tư tài chính và tập trung nắm giữ tiền mặt. Công ty cũng giảm tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của mình để chi trả cổ tức. Cách thức vận hành này giúp VNM duy trì vị thế an toàn trong dài hạn, dễ dàng quản trị rủi ro về kinh tế thị trường.


Cập nhật và đánh giá BCTC quý 4/2022 cổ phiếu VNM

Kết quả kinh doanh

Theo báo cáo KQKD từ Vinamilk, hoạt động kinh doanh của công ty trong quý 2/2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024

  • Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán lần lượt giảm 5% và 0,1% so với quý 2/2021, kéo theo mức giảm tương đối mạnh của lợi nhuận gộp với -11,3%.
  • Chi phí tài chính tăng rất mạnh, gấp hơn ba lần so với cùng kỳ năm 2021, ngoài ra, các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không biến động quá nhiều
  • Lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 đạt 2.102 tỷ đồng, giảm mạnh 26.6% so với cùng kỳ năm trước.
  • Các chỉ số về khả năng sinh lời cũng chứng kiến sự sụt giảm: biên lợi nhuận gộp đạt 40,7% và ROE (theo quý) đạt 5.8%, cả hai đều giảm 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tình hình tài chính

Bảng cân đối kế toán của vnm 2023 năm 2024

Về mặt tài sản

  • Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản của VNM đạt 53.842 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm.
  • Xét về cơ cấu thì đầu tư tài chính ngắn hạn (với phần lớn là khoản tiền gửi có kỳ hạn) và tài sản cố định là các khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35,2% và 22,8%. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh +91,9% so với đầu năm nhưng về tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 8,4% tổng tài sản.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng nợ phải trả giảm nhẹ 2,6% so với đầu năm, trong đó phải trải người bán giảm mạnh 10%, các khoản vay (ngân hàng, trái phiếu) tăng 3,3% và chiếm 18% tổng nguồn vốn.
  • Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/6 ở mức 36.821 tỷ đồng, tăng nhẹ 2.7% so với đầu năm đến từ việc tăng quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận chưa phân phối.

Về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán

  • Các hệ số thanh toán của VNM ở mức khá an toàn và cũng được cải thiện hơn so với đầu năm: hệ số thanh toán ngắn hạn ở mức 2,2 lần, hệ số thanh toán nhanh ở mức 1,79 lần.
  • Về cơ cấu vốn, VNM sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức tương đối thấp với tỷ số nợ vay trên tổng tài sản vào khoảng 18%.

Tình hình dòng tiền

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình lưu chuyển tiền tệ của VNM có những điểm đáng chú ý sau:

  • Tổng lưu chuyển tiền thuần ở mức dương 2.153 tỷ so với mức âm 443 tỷ của cùng kỳ năm 2021, khiến cho tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng mạnh.
  • Xét về cơ cấu thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vẫn ở mức dương 2.955 tỷ nhưng có sự sụt giảm mạnh hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động đầu tư đóng góp dòng tiền dương 1.891 tỷ khi công ty đẩy mạnh thu hồi các khoản đầu tư, cho vay. Hoạt động tài chính có dòng tiền âm 2.693 tỷ chủ yếu do công ty trả tiền nợ gốc vay và trả cổ tức.

Nhận xét

Hoạt động kinh doanh của VNM trong 6 tháng đầu năm chưa được tốt khi doanh thu giảm, cộng với các chi phí đầu vào tăng cao khiến cho biên lợi nhuận gộp cũng như lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh. So với kết hoạch đặt ra thì công ty mới chỉ hoàn thành 45,1% chỉ tiêu doanh thu và 44,9% chỉ tiêu lợi nhuận.

Về tình hình tài chính thì công ty vẫn có một cơ cấu vốn khá an toàn với tỷ lệ vay nợ thấp, khả năng thanh toán các khoản nợ ở mức cao và được cải thiện so với đầu năm. Công ty cũng đang nắm giữ lượng tiền mặt cũng như các khoản đầu tư ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn) với tỷ trọng khá cao. Điều này là tốt cho tính thanh khoản nhưng về dài hạn có thể ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn do các khoản đầu tư ngắn hạn thường có lãi suất thấp.

Về dòng tiền, mức lưu chuyển tiền thuần dương mạnh trong 6 tháng đầu năm khiến cho công ty đang có lượng tiền mặt khá dồi dào. Tuy nhiên đóng góp vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại giảm khá mạnh, nguyên nhân có thể do hoạt động kinh doanh của công ty đang chưa được tốt so với cùng kỳ năm 2021.