Bản tự nhận xét đánh giá của học sinh

Trong thời gian giảng dạy tại trường ……….... từ ngày … tháng … năm 20… đến nay, bản thân tôi tự nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm như sau:

I/ ƯU ĐIỂM:

1.Tư tưởng chính trị:

- Bản thân luôn luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nội qui, qui chế chuyên môn của nhà trường.

- Có quan điểm lập trường vững vàng. Thật sự yêu nghề mến trẻ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường và đoàn thể giao.

2.Phẩm chất đạo đức, lối sống:

- Luôn tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, không xoa hoa lãng phí, không mê tín dị đoan, luôn chống những biểu hiện tiêu cực có ảnh hưởng xấu đến nhà trường, luôn nêu cao tinh thần tự phê, biết tự sửa đổi và rèn luyện bản thân xứng đáng là cô giáo mầm non trong giai đoạn mới hiện nay.

- Có lối sống lành mạnh, giản dị, gần gũi, hòa đồng với đồng nghiệp với phụ huynh. Hòa nhã với mọi người xung quanh, biết kính trên nhường dưới, không làm mất đoàn kết nội bộ. Biết giúp đỡ đồng nghiệp trong những lúc khó khăn đau ốm.

3.Thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi ở đồng nghiệp, từng bước bồi dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn trong nhà trường cũng như các hoạt động khác do công đoàn đề ra cụ thể như sau:

- Tôi đã tham gia dạy tiết dạy tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tham gia thi thiết kế giáo án điện tử đạt giải ba.

- Tôi được nhà trường phân công dạy chuyên đề cho cụm về dự đạt kết quả tốt.

- Phòng giáo dục về thanh tra toàn diện xếp loại: tốt

- Luôn chấp hành tốt sự phân công của nhà trường, công đoàn trường và tổ trưởng tổ chuyên môn đề ra.

II/ KHUYẾT ĐIỂM:

Là giáo viên đang tập sự, bên cạnh những mặt đã làm được, bản thân tôi chưa nắm bắt được hết chương trình đổi mới trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy hiệu quả công tác chưa cao nhưng tôi sẽ cố gắng khắc phục và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Kính mong các cấp lãnh đạo góp ý và xây dựng cho bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tải xuống

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow //www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.

Bản tự đánh giá cá nhân là biểu mẫu hay được người đi làm lập để đánh giá những ưu/khuyết điểm của cá nhân trong trình làm việc và tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm chưa tốt, từ đó hoàn thành tốt các công việc được giao. Dưới đây là các mẫu bản tự nhận xét đánh giá cá nhân cho Đảng viên, giáo viên, viên chức và các cá nhân làm việc trong các cơ quan, tổ chức, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

Bài viết liên quan

  • Cách viết bản kiểm điểm cá nhân nhận lỗi, cấp 1, cấp 2, cấp 3
  • Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
  • Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh 2023 mới nhất
  • Hướng dẫn viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học
  • Cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân

Tự đánh giá, nhận xét bản thân là công việc mà các cán bộ, Đảng viên, giáo viên, người đi làm tại các tổ chức, doanh nghiệp phải làm vào dịp cuối năm để nhìn nhận lại quá trình làm việc của bản thân. Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân thường bao gồm các thông tin cá nhân của người viết đánh giá, các ưu điểm về năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức, lối sống,.., và các khuyết điểm, hạn chế cần khắc phục.

Mẫu bản tự đánh giá cá nhân cuối năm và cách viết.

  1. Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cá nhân mới nhất

1. Mẫu bản tự đánh giá bản thân cuối năm

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cá nhân dưới đây được lập để giúp cá nhân chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của bản thân trong quá trình công tác, làm việc tại đơn vị. Việc tự đánh giá này sẽ giúp cá nhân nhìn nhận lại năng lực của bản thân và tìm ra giải pháp để thúc đẩy hiệu suất, các mối quan hệ tại nơi làm việc theo hướng tích cực.

* Link tải mẫu TẠI ĐÂY

2. Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại viên chức, cán bộ

Đào tạo tự đánh giá là một phần quan trọng của quá trình công tác, làm việc vì nó khuyến khích cá nhân người cán bộ phản ánh trung thực lại cách làm việc, nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và tìm ra điểm mấu chốt để thúc đẩy hiệu suất làm việc.

* Link tải mẫu TẠI ĐÂY

3. Bản tự nhận xét, đánh giá cá nhân Đảng viên

Vào dịp cuối năm, Đảng viên tại các chi bộ phải làm bản tự nhận xét, đánh giá cá nhân về tư tưởng, phẩm chất chính trị, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ và các ưu/khuyết điểm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao phó, từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm khắc phục, sửa đổi cho các năm tiếp theo. Sau đây là các mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cá nhân Đảng viên đúng, đầy đủ nội dung, mời bạn đọc tham khảo.

* Link tải mẫu TẠI ĐÂY

4. Mẫu tự đánh giá năng lực bản thân giáo viên

Tự đánh giá bản thân giúp cá nhân người giáo viên hiểu rõ hơn về năng lực, phẩm chất, lối sống của cá nhân một cách khách quan, trung thực, từ đó rút kinh nghiệm, đưa ra phương hướng rèn luyện, phấn đấu để cải thiện đạo đức và năng suất làm việc cá nhân.

* Link tải mẫu TẠI ĐÂY

Ngoài các bản tự đánh giá cá nhân thực hiện vào cuối năm, trong quá trình công tác, làm việc, cá nhân có thể vi phạm một hoặc nhiều lỗi khác nhau. Để nhìn nhận lại lỗi lầm và đưa ra phương hướng sửa đổi phù hợp, cá nhân cần làm bản kiểm điểm gửi lên lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Các mẫu bản kiểm điểm phổ biến nhất sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân

II. Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân là gì?

Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân là biểu mẫu được người đi làm sử dụng để xem xét lại các hành động, hành vi, cách làm việc cá nhân trong một giai đoạn nhất định. Việc tự đánh giá sẽ giúp cá nhân hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân, từ đó tự đánh giá, xếp loại chất lượng của bản thân và đưa ra những phương hướng, giải pháp cần khắc phục, sửa chữa trong tương lai.

Sau khi hoàn thành biên bản tự nhận xét đánh giá cá nhân thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên và nộp lại cho lãnh đạo cơ quan hay bộ phận hành chính nhân sự theo quy định.

III. Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân thường có 3 nội dung chính về thông tin cá nhân của người làm nhận xét, đánh giá; những ưu điểm đã đạt được, hạn chế còn tồn tại và phần tự đánh giá, xếp loại của cá nhân. Cụ thể:

- Phần thông tin cơ bản: Viết, trình bày các thông tin về họ tên, ngày tháng, năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, đơn vị công tác của cá nhân người làm đơn,...

- Phần tự đánh giá ưu điểm: Ở đây, bạn có thể viết, trình bày những điểm mạnh về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, về việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao,...

- Phần tự đánh giá về quyết điểm: Viết, nhận xét đầy đủ, khách quan về những nhược điểm của bản thân và đề ra các phương hướng rèn luyện, phấn đấu:

- Cuối cùng, viết lời cảm ơn, góp ý tới cấp lãnh đạo và ký tên.

IV. Những điều cần lưu ý khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Quá trình viết bản tự đánh giá cá nhân, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

- Về độ dài của bản tự nhận xét đánh giá cá nhân: Nên viết ngắn gọn, rõ ràng, trình bày trong 01 - 02 trang giấy.

- Về nội dung đánh giá ưu/khuyết điểm cần phải khách quan, trung thực, phù hợp với đạo đức, lối sống của bản thân và công việc đang đảm nhiệm. Việc này sẽ giúp tránh việc sao chép giữa các cá nhân trong nội bộ đơn vị và giúp lãnh đạo nhìn nhận một cách công bằng về năng lực, phẩm chất của cá nhân đó.

- Về chính tả: Việc trình bày bản tự nhận xét về bản thân nhưng gặp lỗi sai về chính tả sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu, từ đó đánh giá về không tốt về người làm bản tự đánh giá. Vì thế, trước khi nộp bản đánh giá cho lãnh đạo, bạn cần soát lại chính tả, câu văn một cách cẩn thận.

Chủ đề