Bán trà chanh cao hơn lương văn phòng vnexpress năm 2024

  • Ý kiến

Thứ năm, 11/4/2019, 06:00 (GMT+7)

Nghe nội dung1 phút

Nội dung sử dụng định dạng âm thanh, bạn lưu ý âm lượng loa ngoài khi nghe.

Tôi đã hiểu

Nếu ấp ủ kinh doanh thì nên hành động ngay, vốn ít thì làm nhỏ, học hỏi lấy kinh nghiệm.

Sau khi đọc bài viết "Bỏ việc mở quán cà phê, tôi hối không kịp vì mất sạch 150 triệu đồng", tôi thấy nhiều người cứ nghĩ kinh doanh là việc lớn, cần nhiều vốn, không có tiền sẽ không làm ăn được. Nói thật với suy nghĩ ấy sẽ không thể khởi nghiệp. Với những người có máu kinh doanh, dù hai bàn tay trắng, họ cũng sẽ có cách làm.

Hiện tại tôi đang làm công việc công ty và vẫn độc thân. Ngày làm công việc hành chính, tối bán trà sữa và vẫn chưa thuê nhân viên phụ.

Tôi mở quán trà sữa gần chỗ làm và trong khu công nghiệp luôn. Vốn ít thì mình thuê chỗ nhỏ và chọn hình thức kinh doanh phù hợp với số tiền và công sức của mình: chọn địa điểm nhỏ, thuê với giá vừa phải.

Tôi tự thiết kế và tự thi công lắp đặt quán. Với tiêu chí sạch sẽ từ quầy, quán đến nhà vệ sinh, gọn gàng, khách đến đều khen đẹp, nhỏ nhưng ấm cúng.

Từ lúc tôi khai trương đến mở bán, bạn bè người thân, ngay cả bố mẹ tôi cũng không hề biết nên không đến ủng hộ. Theo tôi, đã kinh doanh thì không có chuyện nhờ mối quen biết.

- Hiện tại quán của tôi đã hoạt động được gần một năm, với tiêu chí bán hàng có tâm, trong quán cũng không có bàn thờ ông thần tài gì cả. Trước lúc đi thuê cũng đã chọn vị trí và hướng quán, hướng quầy phù hợp với phong thủy tuổi của mình. Thời gian một tháng đầu thì lỗ nhẹ, tháng tiếp theo hòa vốn và bắt đầu có lãi nhẹ từ tháng thứ ba. Hiện tại thì lãi đều và có lượng khách tương đối ổn định, có thời điểm khách vào đông đứng chờ lâu bỏ về (đây là vấn đề tôi cần cải thiện).

\>> Bài viết cùng chủ đề:

\>> Bỏ việc để kinh doanh, có ngày cả nhà tôi chỉ tiêu 50.000 đồng

\>> Khởi nghiệp phá sản, bạn gái chia tay, tôi làm 3 công việc để trang trải

- Việc tìm cách để cân đối thời gian làm công ty vừa làm ở quán thì thật sự rất vất vả. Tôi thức dậy từ 6h30 sáng để giặt giũ, ăn sáng và đến công ty làm. Buổi trưa tranh thủ giờ nghỉ để đi mua những thứ mà siêu thị gần có như hướng dương, đường, sữa... Chiều về chuẩn bị và mở quán hoạt động đến 23h khuya đóng cửa, dọn dẹp và đi ngủ sau 24h. Những thứ quan trọng và nguyên liệu chính tôi thường ra Hà Nội mua vào ngày nghỉ cuối tuần.

Thật sự là tôi cũng thấy mệt mỏi và không có nhiều thời gian dành cho việc thăm bố mẹ, thời gian hẹn hò... tụ tập bạn bè gần như là không có.

Tôi cũng đang dự tính tuyển thêm nhân viên và có thể nghỉ làm công ty để tập trung cho việc kinh doanh. Trong thâm tâm tôi vẫn thích kinh doanh và tương lai có thể bán thêm mảng nào đó nữa .

Tôi chỉ biết khuyên là nếu đã thích, ấp ủ thì làm luôn, ít tiền thì làm nhỏ, vừa học hỏi vừa nâng cao kiến thức lấy kinh nghiệm. Khi kinh doanh thuận lợi thì việc mở rộng nó không còn có gì để lăn tăn nữa.

Những quán trà chanh đầu tiên xuất hiện ở phố Nhà Thờ, nhà Chung, Đào Duy Anh, Hà Nội, sau đó lan nhanh ra mọi nẻo đường góc phố. Chỉ tính riêng một đoạn đường ngắn trên phố Tôn Đức Thắng hay Cát Linh, Hà Nội có tới hơn một chục quán trà chanh mọc lên.

Khởi đầu từ một quá trà đá vỉa hè phố Kim Liên, Hà Nội, bà chủ quán quyết định chuyển hướng sang kinh doanh trà chanh, đá me và sữa chua trộn. Khi hỏi lý do, chủ quán chỉ giải thích đơn giản: "Thấy đâu đâu cũng nói trà chanh giờ là mốt nên mình cũng chuyển hướng".

Cử hàng kinh doanh nước mía kiêm cafe này cũng mới bổ sung thêm món "trà chanh" vào danh mục những đồ uống phục vụ khách. Đây là một quán trà chanh khác cũng nằm trên phố Kim Liên, Hà Nội.

7h tối, quán trà chanh, mía đá này đã tấp nập khách. Chị chủ quán cho biết, trà chanh được chỉ bổ sung vào danh sách đồ uống chưa lâu. Quán trà này nằm ở gần phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội.

Một quán trà khác nằm trên phố Khâm Thiên, Hà Nội. Khởi thủy là quán trà đá vỉa hè, chủ quán mới bổ sung thêm tấm biển viết bằng tay này và treo trên chiếc cột điện gần đó.

Một quán trà khác nằm trên phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Quán này trước đây chủ yếu bán trà đá, các món ăn nhẹ.

Cách lối rẽ vào Bệnh viện Tràng An chứng 2m, một quán trà chanh khác cũng mọc lên. Tấm biển này được treo trên cây si già ngay trước cổng đền trên phố Hàng Bột, Hà Nội.

Quán trà chanh này nằm trên phố Cát Linh, Hà Nội. Chủ quán là người Sài Gòn có cái nick rất lạ "Vẹo". Khi được hỏi, tại sao lại có cái tên "Bụi", cô chủ quán giải thích: "Trà được uống ở vỉa hè, mà vỉa hè có bụi nên em đặt nó là "Trà chanh bụi". Trà ở đây được quảng cáo pha theo phong cách Sài Gòn nên giá cũng đắt hơn các hàng khác và được bán 10.000 đồng một ly.

Tuy chỉ là việc làm thêm gọi là "có đồng ra, đồng vào", song theo tiết lộ của giới kinh doanh, với mỗi tối đông khác, doanh thu từ tiền trà, nước có thể lên tới cả triệu bạc. Giá mỗi ly trà đá bình thường chỉ 2.000 đồng, nhưng khi chuyển sang trà chanh thêm ít đường, thêm vị chua, giá được bán là 10.000 đồng.

Quán Trà chanh này là điểm tụ tập của giới sinh viên, các cậu ấm, cô chiêu tuổi teen. Giá mỗi ly trà ở đây là 7.000 đồng.

Chủ quán ở đây là một cậu sinh viên học Đại học Sư Phạm Hà Nội. Buổi tối đi học thêm, cậu giao cho mẹ bán hàng thay. Khi được hỏi tại sao lại đặt tên quán là "Chém Gió", mẹ cậu giải thích: Đây là câu thịnh hành, bọn trẻ hay nói tới. Tới quán uống trà, bọn trẻ được thỏa sức nói cười mà không sợ ai đánh thuế. Mỗi tối thu nhập từ trà chanh trung bình 300.000-500.000 đồng, chưa kể các đồ khác như sấu, me, bột sắn, hạt hướng dương...

Theo ghi nhận của VnExpress.net, chỉ một đoạn đường ngắn trên phố Cát Linh, Hà Nội có tới chục quán Trà chanh như thế này.

Chủ đề