Bàn thờ thần tài cũ hóa vàng hay thả luôn

Nhà nào có lập ban thờ cúng Thần Tài - Ông Địa trong nhà, thì nhất định phải biết 13 điều sau để luôn có lộc suốt năm.

1. Khi sắp đồ nên đặt mâm cúng trong nhà, chuẩn bị đồ lễ đơn giản, không cần quá lãng phí, chỉ cần đầy đủ hoa quả tươi và nước sạch là được.

2. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày cuối tháng và 14 âm lịch hàng tháng nên lau bàn thờ bằng rượu pha nước hoặc nước hoa bưởi. Chú ý, khăn lau bàn thờ và khăn tắm cho các thần phải để riêng, không được dùng vào những việc khác.

3. Nghi lễ thắp hương: thường thì sẽ thắp hương và khấn vào buổi sáng mỗi khi bắt đầu mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có một số người thắp hương vào buổi tối. Tốt nhất, gia chủ nên chọn giờ tốt lành để hành lễ, như vậy sẽ kích hoạt trường khí dễ hơn.

4. Nước: Phải rửa sạch chén trước khi lấy nước, tốt nhất nên bày 5 chén nước trên ban thờ, lượng nước đổ cách miệng chén chừng 1cm, không nên rót nhiều, dễ bị tràn ra bàn thờ thì không tốt.

  • Xem thêm: Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày LỘC TỚI ùn ùn TIỀN VÀNG ngập két

5. Hoa: dùng bình hoa thủy tinh, hay gốm sứ đều được. Khi mua nên chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm thì càng tốt. Tuyệt đối không nên sử dụng hoa giả.

6. Quả: chọn quả tươi, không bị héo hay dập nát, có thể dùng táo, lê, chuối, cam, quýt…. Và cũng tuyệt đối không dùng quả nhựa giả để cúng.

7. Đèn, nến: dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng bóng điện, hay đèn nhấp nháy, bởi vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

8. Gạo, muối sau khi cúng xong thì nên giữ lại, không rắc ra ngoài, rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà, điều này mang nghĩa rước lộc vào nhà.

9. Lộc cúng xong thì không chia cho người ngoài, chỉ phân phát cho người trong nhà cùng hưởng.

10. Không vật nuôi như chó mèo quấy nhiễu, phá phách làm ô uế bàn thờ.

11. Nơi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa thì phải luôn giữ cho sạch sẽ. Nhớ tắm rửa thường xuyên cho hai Ông bằng nước pha rượu, hoặc nước hoa bưởi. Vào những ngày có mưa to, nên đặt hai Ông vào chậu sạch, cho ra ngoài trời tắm mưa khoảng 15’. Sau đó, rước hai Ông vào nhà và dùng khăn sạch lau khô, xịt nước thơm rồi thắp hương cầu khấn thì sẽ cực kì linh nghiệm.

12. Sau khi lập bàn thờ, gia chủ nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Không tắt đèn ở bàn thờ, bởi vì ánh sáng là công cụ chỉ đường cho các thần giáng xuống trần gian.

-Trong 100 ngày này, nên thay nước hằng ngày. Khi cần xin điều gì, thì thắp 3 nén hương cắm theo mỗi ngày. Vào ngày rằm, mùng một, lễ tết thì thắp 5 nén hương cắm theo hình chữ thập. Gia chủ nên chọn loại hương cuốn tàn, để giữ được tàn hương, như vậy thì sau một thời gian sẽ có bát hương đẹp và tụ khí. Đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì rút chân hương hóa vàng. Lưu ý, sau khi hóa vàng thì nên đổ một ít rượu vào tro.

13. Tuyệt đối không nên để hoa, quả trên bàn thờ héo úa, bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia chủ.

Chúng ta khi dọn đến ngôi nhà mới mua, hay dọn đến căn nhà mình mới thuê, thì phát hiện bàn thờ thần tài của chủ cũ, vậy chúng ta nên phải làm gì? Dùng luôn bàn thờ thần tài của chủ cũ thì không yên tâm và có nên hay không? Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh như vậy thì bàn thờ thần tài của chủ cũ nên xử lý như nào cho chuẩn? Để không bị phạm phải các điều kiêng kỵ có liên quan đến phong thủy cho chính ngôi nhà nơi mình sắp tới gắn bó làm ăn lâu dài. Các bạn hãy tham khảo những chia sẻ sau của đồ đồng Lê Gia nhé.

1. Nên dùng bàn thờ Thần Tài cũ hay không?

Từ xưa mọi người thường nói rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành, do vậy có rất nhiều điều cần phải suy nghĩ tính toán xung quanh việc có nên hay không nên, dùng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ? Việc làm như vậy là điều tốt hay là xấu, có ảnh hưởng nhiều đến tài lộc hoặc đường công danh, phú quý của chính mình hay không?

Trong thực tế thì đã có nhiều người đã sử dụng lại bàn thờ thần tài của chủ nhà cũ, sự việc cũng không gây ra vấn đề hại gì đến công danh cho gia đình và tài lộc vẫn được vẹn nguyên, tiếp tục phát đạt, giàu sang, sung túc. Ngược lại, đã có rất nhiều người sử dụng lại phần bàn thờ cũ của Thần Tài đã khiến cho gia chủ làm ăn không được may, bị sa sút, gia đình trắc trở rối ren.

Đã có rất nhiều những lời khuyên cho việc xử lý thế nào cho chuẩn bàn thờ thần tài của chủ cũ. Câu trả lời là tốt nhất là chúng ta không nên dùng lại bàn thờ thần tài cũ đó, bởi như vậy sẽ rất dễ gặp những điều không được tốt, kém may mắn, khi sinh hoạt làm việc tại nơi ở mới đó. Bên cạnh đó chúng ta cũng không nên tận sử dụng bất kỳ các đồ vật gì có trên bàn thờ thần tài cũ, đặc biệt là đồ dùng thờ cúng, tâm linh.

2. Làm gì nếu bỏ bàn thờ Thần Tài cũ?

Khi chúng ta bỏ bàn thờ thần tài cũ đi chúng ta cần hóa giải bàn thờ sao cho được tối ưu nhất, nên hóa tro hoặc có thể thả trôi sông các đồ vật. Đây chính là hoạt động theo nghi lễ giải xá hương bàn thờ Thần Tài của chủ cũ. Sau khi đã giải thì chúng ta cần lập lại bàn thờ Thần tài mới ngay rồi thỉnh các thần theo phong tục từ xưa.

Những bước giải bàn thờ thần tài của chủ cũ mà bạn nên biết

Những việc làm trước tiên khi chúng ta chuyển vào nhà mới ở là tạ trời khấn đất để có thể di chuyển vào. Như vậy các gia chủ cần phải sắp sửa và bày mâm lễ hay cỗ bàn để cúng trước ngày vào nhà ở. Sau khi đã xem ngày giờ đẹp sẽ chuyển mọi đồ đạc, của cải vật chất vào nơi ở mới đó.

Gia chủ nên đứng trước phần bàn thờ ông Thần tài của chủ cũ, và lạy 3 vái, cùng với việc làm các lễ cúng thì nên khấn và cầu xin, mong các thần linh cho phép giải bàn thờ cũ đó, và xin mời ngài đi đến nơi mới ở và nhận nhiệm vụ.

Tiếp đó dọn dẹp bàn thờ thần tài cũ một cách thật sạch sẽ và xem ngày tốt thích hợp để giải bàn thờ cũ đó. Các bạn nên chọn ngày làm lễ và giải là âm lịch của tháng.

Tới ngày tốt để giải bàn thờ thần tài cũ, gia chủ cần chuẩn bị cẩn thận một số lễ cúng như sau: Xôi, trầu cau, hoa quả, con gà luộc, giò chả cắt khoanh, đĩa hoặc bó hoa thờ, mâm ngũ quả có đủ các màu sắc, tiền vàng mã nhiều, hương và nước lọc, cốc chén. Việc sắm lễ phụ thuộc vào kinh tế, đôi khi là lễ mỏng lòng thành là được, không nên lãng phí, những gì không cần thiết.

Chuẩn bị các đồ lễ cúng trước khi chuyển bát hương

Nên chọn vào ngày mùng 01 hay là 15 hàng tháng để tiến hành chuyển bát hương. Cần chuẩn bị thật đầy đủ các lễ của ban gia tiên và cả ban thần linh được đầy đủ đúng đồ lễ.

Khi cúng gia chủ xin mời các thần linh, cùng gia tiên về thụ hưởng lễ vật và xin mời các ngài tạm thời nghỉ ngơi, gia chủ xin thực hiện việc chuyển bát hương. Các lễ vật sẽ phải chuẩn bị đầy đủ theo lễ cúng chuyển bát hương.

Trình tự cách bốc bát hương

Gia chủ chuyển bát hương sang nhà mới, bàn thờ mới thì cần phải bốc lại bát hương và thực hiện theo trình tự sau.

  1. Gia chủ chọn bát hương là có đáy lồi lên trên. Đồng thời, thì hai đầu rồng có trên bát hương cùng chầu vào giữa của thái cực.
  2. Sau đó rửa sạch và lau khô bát hương mới, lấy tiền vàng lau khô rồi hóa luôn
  3. Gia chủ hay thầy cúng cầm bát hương hướng úp xuống, tay cái bịt lại mắt rồng sau hơ trên lửa tiền đốt tiền vàng là 03 vòng.
  4. Cho toàn bộ phần tro tiền vàng vừa đốt bỏ vào bát hương mới để làm cốt.
  5. Sau đó cho tro tiền vàng đã hóa vào và đặt một viên ngọc màu là tương sinh cùng cung mệnh của gia chủ ở đáy bát hương như ngọc có hình đồng tiền.
  6. Cho phần tro của rơm nếp vào và không được dùng tay ấn hay vỗ để tro được lún tự nhiên.
  7. Tiếp đó gia chủ tiến hành thắp hương với thờ Phật và thờ gia tiên thì thắp 05 nén hương 7 ngày, với bát hương là thờ Thần thi thắp 09 nén hương cũng trong 7 ngày sau đó hết bảy ngày chỉ thắp 3 nén bình thường các ngày hay tuần nhật.

3. Văn khấn hóa bàn thờ Thần Tài

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Sửu.

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Kinh doanh buôn bán nên thờ ai?

Nó là hành động hiểu như cầu một năm làm ăn suôn sẻ, thuận lợi. Thần thổ địa hay còn được gọi là ông địa. Ông Địa là vị thần trông coi và cai quản đất đai. Thần thổ địa được người dân thờ cúng với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống trở nên đủ đầy và no ấm hơn.

Bàn thờ Thần Tài cũ nên để ở đâu?

Đối với tượng làm từ đá hoặc gốm sứ: Tượng này có thể được đập thành mảnh nhỏ và sau đó chôn xuống đất. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà ở tại căn hộ hoặc nơi không thể chôn xuống đất, việc chôn tượng này tại khu đất tổ cũng là một lựa chọn hợp lý.

Bàn thờ cũ không dùng nữa phải làm sao?

Theo đó, việc làm rất đơn giản đó là gia chủ mới sẽ chẻ nhỏ bàn thờ Thần tài cũ (vì bàn thờ thường được làm bằng gỗ) và đem đốt thành tro. Sau khi có được tro đốt bàn thờ, các bạn bỏ tro vào một chiếc bình hoặc một vật dụng nào đó và đem ra thả sông cho mát mẻ.

Nên thay bàn thờ Ông Địa vào ngày nào là tốt nhất?

Thông thường khi chọn ngày tốt thay bàn thờ Ông Địa, người ta thường tiến hành vào mùng 1 đầu tháng hoặc ngày rằm 15. Đây được xem là hai ngày tốt nhất khi thay bàn thờ Ông Địa mới.

Chủ đề