Bạn hãy cho biết bờ biển tỉnh nam định dài bao nhiêu km

nam định - mảnh đất - con người

Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định

Cập nhật lúc08:08, Thứ Ba, 13/03/2012 (GMT+7)

Nam Định có bờ biển dài 72 km, có 4 cửa sông lớn (cửa Ba Lạt, cửa Sò, cửa Lạch Giang và cửa sông Đáy). Biển Nam Định là một bộ phận của vịnh Bắc Bộ. Theo công ước quốc tế về biển năm 1982 thì vùng vịnh Bắc Bộ không có hải phận quốc tế mà thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và Trung Quốc. Đường ranh giới phân ở vịnh Bắc Bộ là đường thẳng bắc nam, kéo dài từ đỉnh Móng Cái xuống vĩ tuyến 170 bắc. Nhà nước ta không phân định địa phận biển cho từng địa phương giáp biển, nhưng khi lấy giới hạn địa phận Thái Bình (bắc của Nam Định) và Ninh Bình (nam của Nam Định) và giới hạn kinh tuyến 10805’ đông thì biển Nam Định rộng đến 8000 km2, nghĩa là gấp 5 lần diện tích nội địa và tầm xa đến 90 hải lí.

Theo điều tra khảo sát của Bộ Thuỷ sản, biển Nam Định giáp giữa 2 bãi cá và tôm lớn của vịnh Bắc Bộ, trữ lượng cá lên đến 157.500 tấn, chiếm khoảng 20% trữ lượng cá của vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra còn có những nguồn lợi to lớn khác như tôm, nhuyễn thể, giáp xác.... Lòng biển của biển Nam Định nói riêng và vùng vịnh Bắc Bộ nói chung còn có giá trị kinh tế  rất lớn.

Bởi đặc trưng địa lí nên vùng biển Nam Định có thể chia thành 3 vùng kinh tế: vùng đất liền, vùng cận bờ (hay đới bờ) và vùng biển xa bờ.

Vùng đất liền là các xã giáp biển thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa  Hưng. Toàn bộ có 22 xã giáp biển, với tổng diện tích 17.466 ha, bằng 23,3% tổng diện tích tự nhiên. Đến năm 2000, đất nông nghiệp ở đây có 8354 ha, chiếm 21,3% đất tự nhiên của 3 huyện. Vùng trồng cây hàng năm tập trung chủ yếu ở các xã Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Hải Lộc, Hải Đông, Hải Lí, Hải Thịnh, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hải. Đất lâm nghiệp có 475 ha tập trung chủ yếu ở vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn, Giao Xuân, Giao Lâm, Hải Thịnh, Cồn Mờ.

Rừng ngập mặn chiếm toàn bộ vùng Cồn Ngạn, Cồn Lu, ngoài ra còn có một ít ở nam cửa sông Lạch Giang. Rừng phi lao có ở các vị trí: Cồn Mờ, bắc cửa Lạch Giang, bãi biển Quất Lâm và vùng đất ngoài khơi phía nam xã Giao Xuân.

Cói có diện tích khoảng 200 ha, được trồng tại nông trường Rạng Đông (khoảng 100 ha), Bạch Long (khoảng 50 ha), Giao Hương (khoảng 50 ha).  Mía có khoảng 25 ha, tập trung ở các xã Hải Lí, Hải Lộc, Hải Đông. Lạc có khoảng 150 ha, tập trung tại xã Giao Lâm.

Đất làm muối có 1164 ha với 2 vùng chủ yếu: vùng muối Giao Thuỷ gồm các HTX trong các xã liền kề Bạch Long, Giao Long và Giao Lâm. Diện tích muối ở Bạch Long lớn nhất, với 235 ha và sản lượng 20.000 tấn/năm. Vùng muối Hải Hậu gồm các xã Hải Lý, Chính, Triều, Hoà.

Ngoài ra còn có đồng muối của các xã Hải Đông, Hải Thịnh và Nghĩa Phúc. Toàn vùng có 23 HTX và 1 tổ hợp làm muối, trong đó có 3 đơn vị kiêm sản xuất muối. Số HTX ở Hải Hậu có 13 đơn vị, Giao Thuỷ có 9 đơn vị và Nghĩa Hưng có 1 đơn vị.

Về cảng sông có cảng Cồn Nhất, cảng biển có Hải Thịnh, tàu vào vận chuyển lương thực, nông sản, than đá, vật liệu xây dựng đi các tuyến sông đến Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An,...

Hệ thống đê biển kéo dài suốt từ Tư Giang -  Giao Hương (Giao Thuỷ) đến tận Nam Điền (Nghĩa Hưng). Hệ thống đê biển khép kín với hệ thống đê nội đồng tạo điều kiện cho các xã ngăn mặn, lấn biển. Có rất nhiều đoạn dài có hai lớp (đê biển, đê bối; đê biển và đê lấn biển) như đoạn đê từ Thịnh Long về Hải Đông; từ bắc cửa Ba Lạt về nông trường Bạch Long, vùng Giao An, Cồn Ngạn. Thậm chí có nơi có 3 lớp đê như ở nông trường Rạng Đông, Nam Điền.

Trong khu vực nội địa của vùng kinh tế biển, có nhiều tiểu vùng kinh tế khác nhau: tiểu vùng trồng cây lương thực, tiểu vùng khai thác thuỷ sản, khu công nghiệp đánh bắt hải sản...

Tiểu vùng trồng cây lương thực không rộng, chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất tự nhiên và tập trung chủ yếu ở phía bắc các xã ven biển.

Tiểu vùng khai thác, chế biến hải sản chiếm gần hết diện tích trong vùng, trừ diện tích của nông trường Rạng Đông. Vùng khai thác, chế biến hải sản kéo dài từ cửa Lạch Giang đến cửa Hà Lạn, bao gồm các xã Nghĩa Phúc, Nghiã Thắng, Thịnh Long, Hải Triều, Hải Lí, Hải Đông, Hải Chính, Giao Lâm, Giao Phong (phía nam xã), Bạch Long, Giao Long, Giao Châu, Giao Xuân...

Nam Định là một trong 20 địa phương của cả nước có bờ biển. Hàng năm bờ biển Nam Định vươn ra đại dương hàng trăm héc- ta. Trên thế giới có những nước “nghèo biển” đã phải chi hàng triệu đô la cho từng héc- ta lấn biển. Ngay ở Việt Nam, các tỉnh vùng sâu, vùng rừng chắc chắn sẽ phát triển kinh tế thuận lợi hơn nhiều nếu có biển. Có đường bờ biển dài đến 72 km và nhiều cửa sông lớn là một lợi thế rất căn bản để phát triển kinh tế hướng biển, năng động ở ngay những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

Theo: Địa chí Nam Định

Bản đồ Nam Định hay bản đồ hành chính các huyện, xã, Thành phố tại tỉnh Nam Định, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn tỉnh Nam Định.

Chúng tôi BanDoVietNam.COM.VN tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch tỉnh Nam Định từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Thông tin cơ bản về tỉnh Nam Định

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Nam Định

Nam Định được thành lập từ năm 1996, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ.

Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển đến sân bay, cảng biển.

+ Vị trí: Nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là đồng bằng Sông Hồng), trải dài từ 19°54′B đến 20°40′B và từ 105°55′Đ đến 106°45′Đ, cách sân bay Nội Bài 130km, cách Thành phố cảng Hải Phòng 100 km với thời gian di chuyển hơn 1 giờ.

Tiếp giáp địa lý: Phía bắc của tỉnh Nam Định giáp tỉnh Thái Bình; Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình; Phía tây giáp tỉnh Hà Nam; Phía đông giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Bản đồ tỉnh Nam Định ở vệ tinh

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên 1.668,5 km² (diện tích lớn thứ 52), dân số khoảng 1.780.393 người (Năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 339.019 người (18,3%); ở Nông thôn có 1.514.093 người (81,7%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 1.078 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Nam Định là tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố Nam Định và 9 huyện (Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên) với 226 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn.

Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên.

Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Bản đồ tỉnh Nam Định ở trên nền tảng Open Street Map

Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định khổ lớn

Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định năm 2022

PHÓNG TO 1|PHÓNG TO 2|PHÓNG TO 3

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

PHÓNG TO

Bản đồ thành phố Nam Định 

Thành phố Nam Định có 25 đơn vị hành chính, gồm 22 phường: Bà Triệu, Cửa Bắc, Cửa Nam, Hạ Long, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Xá, Năng Tĩnh, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Thống Nhất, Trần Đăng Ninh, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Tế Xương, Trường Thi, Văn Miếu, Vị Hoàng, Vị Xuyên và 3 xã: Lộc An, Nam Phong, Nam Vân.

Bản đồ huyện Giao Thủy

Huyện Giao Thủy có 22 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Ngô Đồng (huyện lị), Quất Lâm và 20 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoành Sơn, Hồng Thuận.

Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy

Bản đồ huyện Hải Hậu

Huyện Hải Hậu có 34 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Yên Định (huyện lỵ), Cồn, Thịnh Long và 31 xã: Hải An, Hải Anh, Hải Bắc, Hải Châu, Hải Chính, Hải Cường, Hải Đông, Hải Đường, Hải Giang, Hải Hà, Hải Hòa, Hải Hưng, Hải Lộc, Hải Long, Hải Lý, Hải Minh, Hải Nam, Hải Ninh, Hải Phong, Hải Phú, Hải Phúc, Hải Phương, Hải Quang, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Tây, Hải Thanh, Hải Triều, Hải Trung, Hải Vân, Hải Xuân.

Bản đồ hành chính huyện Hải Hậu

Bản đồ huyện Mỹ Lộc

Huyện Mỹ Lộc có 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Mỹ Lộc và 10 xã: Mỹ Hà, Mỹ Hưng, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Trung.

Bản đồ huyện Nam Trực

Huyện Nam Trực có 20 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Nam Giang và 19 xã: Bình Minh, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam Dương, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam Thái, Nam Thắng, Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Tân Thịnh.

Bản đồ hành chính huyện Nam Trực

Bản đồ huyện Nghĩa Hưng

Huyện Nghĩa Hưng có 24 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Liễu Đề (huyện lỵ), Quỹ Nhất, Rạng Đông và 21 xã: Hoàng Nam, Nam Điền, Nghĩa Bình, Nghĩa Châu, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hải, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hùng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lợi, Nghĩa Minh, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái, Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Trung, Phúc Thắng.

Bản đồ huyện Trực Ninh

Huyện Trực Ninh có 21 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Cổ Lễ (huyện lỵ), Cát Thành, Ninh Cường và 18 xã: Liêm Hải, Phương Định, Trực Chính, Trực Cường, Trực Đại, Trực Đạo, Trực Hùng, Trực Khang, Trực Nội, Trực Thái, Trực Thắng, Trực Hưng, Trực Mỹ, Trực Thanh, Trực Thuận, Trực Tuấn, Trung Đông, Việt Hùng.

Bản đồ hành chính huyện Trực Ninh

Bản đồ huyện Vụ Bản

Huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Gôi và 17 xã: Cộng Hòa, Đại An, Đại Thắng, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Kim Thái, Liên Bảo, Liên Minh, Minh Tân, Minh Thuận, Quang Trung, Tam Thanh, Tân Khánh, Tân Thành, Thành Lợi, Trung Thành, Vĩnh Hào.

Bản đồ hành chính huyện Vụ Bản

Bản đồ huyện Xuân Trường

Huyện Xuân Trường có 20 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Xuân Trường và 19 xã: Thọ Nghiệp, Xuân Bắc, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Hồng, Xuân Kiên, Xuân Ngọc, Xuân Ninh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Tiến, Xuân Trung, Xuân Vinh.

Bản đồ huyện Ý Yên

Huyện Ý Yên có 31 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Lâm và 30 xã: Yên Bằng, Yên Bình, Yên Chính, Yên Cường, Yên Dương, Yên Đồng, Yên Hồng, Yên Hưng, Yên Khang, Yên Khánh, Yên Lộc, Yên Lợi, Yên Lương, Yên Minh, Yên Mỹ, Yên Nghĩa, Yên Nhân, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Phúc, Yên Phương, Yên Quang, Yên Tân, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Thọ, Yên Tiến, Yên Trị, Yên Trung.

Bản đồ hành chính huyện Ý Yên

Video liên quan

Chủ đề