Bản đồ hành chính huyện hà trung thanh hóa năm 2024

Trải qua các thời kỳ lịch sử, huyện Hà Trung với những tên gọi khác nhau: Tống Giang, Tống Sơn. Vùng đất này là nơi phát tích của triều Nguyễn, một triều đại phong kiến phát triền cực thịnh với các thiết chế nhà nước được xây dựng hoàn hảo từ Trung ương tới địa phương, từ bang giao đến mở mang bờ cõi, từ phát triển kinh tế đến chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc. Thời kỳ nào cũng vậy! Người Hà Trung luôn cần cù, dũng cảm, thông minh, giàu tình thương, trọng lẽ phải, anh dũng, kiên cường trong chiến đầu chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên gan bền bỉ trong phòng chống và khắc phục thiên tai.

Vị trí địa lý Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá. Hà Trung nằm bên sườn núi Tam Điệp, phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn, các huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp (Ninh Bình), phía Nam giáp Hậu Lộc, phía Tây giáp Thạch Thành và Vĩnh Lộc, phía Đông giáp Nga Sơn. Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình- Thanh Hóa đi qua đang được xây dựng.

Với vị trí địa lý tự nhiên rõ ràng và đặc biệt như vậy, cho nên mặc dù khép kín trong vành đai bao bọc của núi- sông thiên nhiên tạo nhưng vốn từ lâu, huyện Hà Trung vẫn luôn là vùng đất mở, cửa ngõ nối liền hai miền Trung- Bắc. Từ huyện Hà Trung theo đường bộ, đường sắt và đường sông, chúng ta có thể đi lại và liên lạc khắp các vùng, miền trong, ngoài tỉnh. Các con đường thượng đạo, hạ đạo thông thương với Ninh Bình để ra với xứ Bắc đều bắt đầu từ đây. Vùng Hà Vinh với cửa biển Thần Phù cũ và sông Lèn đến Ngã Ba Bông- nơi “một con gà gáy 5 huyện cùng nghe” đều là vùng đất để tiếp nhận các luồng văn hóa, văn minh từ các phương đổ về. Chính vị trí và giới hạn địa lý này đã tạo ra cho Hà Trung nhiều thế mạnh và sắc thái riêng biệt mà những vùng đất khác không thể nào có được.

Là vùng tiếp nối giữa trung du và đồng bằng ven biển, Hà Trung có thể chia thành hai dạng địa hình cơ bản là vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng chiêm trũng. Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc được bao bọc bởi nhiều dãy đồi núi cao, đã làm cho địa hình huyện Hà Trung, tuy là huyện đồng bằng, nhưng mang tính đa dạng hơn. Do địa hình tạo thành nhiều tiểu vùng dạng lòng chảo, nên mùa mưa thường hay ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Xưa kia, Hà Trung trong bức tranh toàn cảnh, chúng ta đều thấy rõ đó là một vùng nhiều đồi núi bao bọc, chen giữa các xứ đồng thấp trùng quanh năm ngập nước bị chia cắt manh mún bởi địa hình núi- sông. Người dân xứ Thanh từ lâu vẫn gọi đây là vùng đất trũng “chiêm khê mùa thối”.

Về mặt địa hình, theo các nhà địa lý học Việt Nam và Thanh Hóa thì huyện Hà Trung và thị xã Bím Sơn được xếp là “vùng cảnh quan, núi đồi thấp”. Cùng với phần nhỏ huyện Thạch Thành, Hoằng Hóa thì đây là “phần rìa đông của nếp sống sông Mã tiếp nối với dải núi đối thấp Hòa Bình, Thanh Hóa ở phía Tây- Tây Bắc”. Đặc điểm địa hình của vùng đồi núi thấp này không mấy phức tạp như các vùng đồi núi khác. Độ cao của vùng núi thấp Hà Trung- Bỉm Sơn thường ít vượt quá 250m.

Dạng địa hình chủ yếu của Hà Trung là bao gồm các đồi, núi thấp xen kẽ với các mảnh bình nguyên cổ, giữa chúng là các thung lũng dạng xâm thực, bồi tụ hoặc thung lũng lũ tích.

Do đặc điểm địa hình như trên nên điều kiện khí hậu ở vùng này tương đối giống với vùng cảnh quan đồng bằng sông Mã, sông Chu, nhưng thực tế lại có sự khác biệt trong chừng mực nhất định như biên độ dao động nhiệt độ ngày, đêm và cả năm thường thấp hơn từ 1- 20C. Nhưng nhìn chung khí hậu ở vùng địa hình này vẫn tương đối ôn hòa và thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và canh tác nông nghiệp trong suốt cả 4 mùa.

Tuy địa hình không đa dạng và phức tạp như các vùng núi cao khác, nhưng do những yếu tố cao thấp không đều và sự chia cắt, xé nhỏ bởi địa hình sông, núi mà vùng đất Hà Trung ngoài những yếu tố thuận lợi thì cũng còn vô số những khó khăn, thách thức trong quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên để phát triển kinh tế và văn hóa

Huyện Hà Trung có diện tích tự nhiên 243,94 km², dân số năm 2022 là 131.568 người, mật độ dân số đạt 539 người/km².

Đây là địa phương có tuyến đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Hà Trung được hình thành từ rất sớm, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam: Thời thuộc Hán, là miền đất thuộc huyện Dư Phát. Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều, là miền đất thuộc huyện Kiến Sơ. Thời Tùy - Đường, là miền đất thuộc huyện Nhật Nam và một phần thuộc huyện Sùng Bình. Thời Trần - Hồ, huyện Hà Trung thuộc châu Ái, trấn Thanh Đô; phần đất phía Bắc huyện Hà Trung ngày nay nằm trong huyện Tống Giang, thuộc châu Ái. Thời thuộc Minh, là phần đất chủ yếu của huyện Tống Giang. Thời Lê, đổi Tống Giang thành Tống Sơn và đặt phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn. Trong đó, huyện Tống Sơn là huyện Hà Trung ngày nay. Thời Nguyễn, huyện Tống Sơn do phủ Hà Trung kiêm lý. Tống Sơn là đất xuất tích của triều Nguyễn.

Năm Gia Long thứ 3, Tống Sơn được gọi là quý huyện, Gia Miêu được gọi là quý hương. Về sau, huyện Tống Sơn được đổi thành phủ Hà Trung.

Sau năm 1945, phủ Hà Trung được đổi thành huyện Hà Trung, gồm 10 xã: Hòa Bình, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Lĩnh Trang, Long Khê, Ngọc Âu, Tân Tiến, Thái Lai, Tống Giang và Yến Sơn.

Năm 1954, giải thể 10 xã hiện hữu, thay thế bằng 25 xã, lấy chữ "Hà" làm chữ đầu: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Dương, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lâm, Hà Lan, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Ninh, Hà Phong, Hà Phú, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Thanh, Hà Tiến, Hà Toại, Hà Vân, Hà Vinh và Hà Yên.

Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Hà Trung trực thuộc huyện Hà Trung.

Ngày 29 tháng 6 năm 1977, thành lập thị trấn Bỉm Sơn trên cơ sở một phần các xã Hà Dương, Hà Lan.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Hà Trung sáp nhập với huyện Nga Sơn thành huyện Trung Sơn.

Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chia xã Hà Dương thành 2 xã: Hà Dương và Quang Trung.

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thị trấn nông trường Hà Trung và 2 xã: Hà Lan, Quang Trung được sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn.

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Trung Sơn được chia lại thành hai huyện Hà Trung và Nga Sơn.

Sau khi tái lập, huyện Hà Trung gồm 24 xã: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Dương, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lâm, Hà Lan, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Ninh, Hà Phong, Hà Phú, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Thanh, Hà Tiến, Hà Toại, Hà Vân, Hà Vinh và Hà Yên.

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, thành lập thị trấn Hà Trung (thị trấn huyện lị huyện Hà Trung) trên cơ sở:

  • Điều chỉnh 38,2 ha diện tích tự nhiên của xã Hà Bình
  • Điều chỉnh 52,9 ha diện tích tự nhiên với 625 nhân khẩu của xã Hà Ninh
  • Điều chỉnh 61,4 ha diện tích tự nhiên với 490 nhân khẩu của xã Hà Phong và điều chỉnh 8,7 ha diện tích tự nhiên với 320 nhân khẩu của xã Hà Ngọc.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:

  • Hợp nhất hai xã Hà Lâm và Hà Ninh thành xã Yến Sơn
  • Hợp nhất hai xã Hà Toại và Hà Phú thành xã Lĩnh Toại
  • Hợp nhất hai xã Hà Thanh và Hà Vân thành xã Hoạt Giang
  • Hợp nhất hai xã Hà Yên và Hà Dương thành xã Yên Dương
  • Sáp nhập xã Hà Phong vào thị trấn Hà Trung.

Huyện Hà Trung có 1 thị trấn và 19 xã trực thuộc.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Hà Trung có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hà Trung (huyện lỵ) và 19 xã: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Tiến, Hà Vinh, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Yên Dương, Yến Sơn.

Chủ đề