Bán ck sau bao lâu tiền về tk

Tiền bán chứng khoán khi nào về tài khoản? Giao dịch mua/ bán chứng khoán hay cổ phiếu trong phiên được không? Có mất phí không? …. Tất cả những câu hỏi này đều là những thắc mắc thường gặp của nhiều người khi tham gia lĩnh vực đầu tư chứng khoán/ cổ phiếu. Hãy để infofinance.vn giúp bạn có câu trả lời cho các câu hỏi này qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Mua bán chứng khoán trong ngày được không?

Theo thông tư của bộ tài chính thì các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua/ bán chứng khoán và cổ phiếu ngay trong ngày. Đối với các loại chứng khoán hay cổ phiếu mua trên hệ thống và đang trong quá trình chuyển quyền sở hữu thì có thể bán ngay lúc đó.

Tuy nhiên, lệnh mua trước đó của nhà đầu tư phải được nằm trong phiên khớp lệnh liên tục và số lượng chứng khoán/ cổ phiếu bán ra bằng số cổ phiếu/ chứng khoán mua vào trong cùng ngày giao dịch.

Mặc dù, điều này có tác động tích cực đến ngành chứng khoán nhờ tính thanh khoản cao nhưng thiệt hại là nhà đầu tư có được số tiền thấp dù là thực hiện giao dịch nhiều. Do hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ nên rủi ro không thể tránh khỏi, mọi người cần lưu ý và cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu/ chứng khoán trong ngày ngay sau khi bán mã cổ phiếu bằng dịch vụ ứng tiền trước bán chứng khoán tự động. Để tham gia thì nhà giao dịch cần phải đăng ký với công ty chứng khoán đó và chịu khoản phí tương ứng theo quy định riêng của từng công ty chứng khoán..

Tiền bán chứng khoán khi nào về tài khoản

Theo quy định chung của Luật chứng khoán/ cổ phiếu thì sau khi nhà đầu tư bán chứng khoán của mình thì phải đợi cuối giờ chiều của 2 ngày sau đó T + 2 thì số tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản của nhà giao dịch. Và sau 3 ngày T+3 thì nhà đầu tư mới có thể thực hiện mua mới cổ phiếu hay chứng khoán để giao dịch tiếp.

Tiền bán chứng khoán khi nào về tài khoản

Ví dụ: Ngày 4/9/2021 vào thứ 2, nhà đầu tư thực hiện lệnh bán cổ phiếu/ chứng khoán thành công thì đến cuối giờ chiều ngày 7/9/2021 vào thứ 4 tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn chuyển khoản hoặc rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình.

Trong trường hợp, nếu ngày bán cổ phiếu/ chứng khoán ngày 4/9/2021 là thứ 5 hoặc thứ 6 thì ngày nhận tiền sẽ không vào thứ 7 hay chủ nhật mà phải chuyển qua các thứ khác trong tuần sau. Bởi, thường các ngày cuối tuần( thứ 7 và chủ nhật) các giao dịch của các công ty chứng khoán đều tạm ngừng nên không thể thực hiện lệnh được.

Ý nghĩa của T + 0, T + 2, T + 3 trong chứng khoán là gì?

Các thông số t + 0, t + 2 hay t+3 trong chứng khoán thể hiện là ngày giao dịch mà nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua/ bán cổ phiếu hay chứng khoán với một mức giá đã được chốt. Dựa vào các thông số này mọi người có thể hiểu được khi mua chứng khoán bao lâu được bán, mua chứng khoán bao lâu thì về tài khoản. Cụ thể:

T

T+0

T+1

T+2

T+3

Ngày giao dịch diễn ra Ngày giao dịch trong ngày Thanh toán sau 1 ngày so với ngày giao dịch đầu tiên Thanh toán sau 2 ngày so với ngày giao dịch đều tiên Thanh toán sau 3 ngày so với ngày giao dịch đầu tiên

Các chỉ số 1, 2, 3 là biểu thị số bao nhiều ngày sau khi ngày giao dịch thành công diễn ra thì việc thanh toán và chuyển tiền sẽ về tài khoản.

Chẳng hạn như:

  • T+1: ngày giao dịch diễn ra vào thứ 4 thì để thanh toán thì phải đến ngày thứ 5 tiền mới về tài khoản
  • T+2: ngày giao dịch diễn ra vào thứ 3 thì thanh toán phải đợi đến ngày thứ 5 tiền mới về tài khoản
  • T+3: ngày giao dịch diễn ra thứ 2 thì thanh toán phải đợi đến ngày thứ 5 tiền mới về. Trường hợp ngày giao dịch thứ 6 thì phải đến ngày thứ 4 tuần sau thì tiền mới về tài khoản được.

Xem thêm: Giao dịch chứng khoán T là gì?

Phí ứng trước tiền bán chứng khoán là bao nhiêu?

Có lẽ, đây chính là câu hỏi mà các nhà đầu tư thắc mắc và hay mắc sai lầm nhất khi thực hiện giao dịch mua/ bán cùng lúc trong một phiên giao dịch. Việc giao dịch mua/ bán trong phiên có nghĩa là các nhà đầu tư bán cổ phiếu mà tiền chưa về tài khoản, nhưng lại muốn ứng trước để mua cổ phiếu khác thực hiện trong cùng phiên giao dịch đó.

Khi thực hiện ứng trước tiền bán thì nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán một khoản phí để thực hiện giao dịch mua/ bán chứng khoán. Mức phí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng quy định của các công ty chứng khoán.

Công thức tính phí ứng trước tiền: = số ngày vay thực tế * lãi suất vay theo quy định của các công ty chứng khoán.

Mức lãi suất của các công ty chứng khoán sẽ thay đổi theo từng thời kỳ. Theo thống kê mới đây năm 2021 thì mức lãi suất ở các công ty chứng khoán dao động từ 0.03 – 0.04%/ ngày. Bởi, mất một khoản phí nên các nhà đầu tư nên cân nhắc, có thể đợi bán chứng khoán thành công tiền về rồi thì hể giao dịch tiếp cũng không mất mát gì. Đây là cách hiệu quả không tổn thật nhiều khi thực hiện giao dịch mua/ bán chứng khoán.

Có thể rút tiền từ tài khoản GDCK qua hình thức nào

Sau khi bán chứng khoán/ cổ phiếu thì các nhà đầu tư có thể rút tiền về từ tài khoản giao dịch chứng khoán về tài khoản ngân hàng cá nhân của mình, bằng cách:

  • Đến trực tiếp quầy giao dịch/ chi nhánh của công ty chứng khoán bạn thực hiện giao dịch
  • Giao dịch trực tuyến từ các ứng dụng cho phép của các công ty chứng khoán có thể chuyển tiền từ tài khoản GDCK sang tài khoản ngân hàng cá nhân để rút tiền

Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc tiền bán chứng khoán khi nào về tài khoản cũng như việc giao dịch chứng khoán/ cổ phiếu có mất phí không? Mong rằng, những thông tin trên sẽ thật hữu ích và giúp mọi người có thêm thông tin cần thiết trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán.

Bài viết khác:

  • Mua cổ phiếu bao lâu nhận được cổ tức
  • Giao dịch cổ phiếu lô lẻ là gì?
  • Trả cổ tức bằng cổ phiếu bao lâu về tài khoản

Các sàn giao dịch HSX, HNX và Upcom giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 các ngày làm việc trong tuần
 

    Phương thức giao dịch

   HSX

   HNX

   Upcom

       Lệnh áp dụng

  - Khớp lệnh định kì: Được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.

  + Nguyên tắc xác định giá là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

  + Trong phiên khớp lệnh định kỳ không được sửa, hủy lệnh.

  - Khớp lệnh thỏa thuận: Bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/bên bán thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.

9h00’ đến 9h15’

  - ATO, LO
  (ATO ưu tiên trước LO)

  - Lệnh thỏa thuận

  - Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

  - Khớp lệnh thỏa thuận

9h15’ đến 11h30’

9h00’ đến 11h30’

  - LO/ MP/ MOK/ MAK/ MTL
  - Lệnh thỏa thuận

  - Nghỉ giữa phiên

11h30’ đến 13h00’

  - Khớp lệnh liên tục

  - Khớp lệnh thỏa thuận

13h00’ đến 14h30’

13h00’ đến 15h00’

   - LO/ MP/ MOK/ MAK/ MTL

   - Lệnh thỏa thuận

  - Khớp lệnh định kỳ

  - Khớp lệnh thỏa thuận

14h30’ đến 14h45’

  - ATC, LO
    (ATC ưu tiên trước LO)

  - Lệnh thỏa thuận

  - Khớp lệnh thỏa thuận

14h45’ đến 15h00’

  - Lệnh thỏa thuận

  - Giao dịch sau giờ

Chỉ áp dụng với sàn HNX từ 14h45’ đến 15h00’

PLO


Chi tiết về các loại lệnh, Quý khách vui lòng xem tại đây
 

Video liên quan

Chủ đề