Bán buôn là gì trong luật kinh tế năm 2024

Đăng ký Đăng nhập

  • Giới thiệu
  • * Công dân
    • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ công nổi bật
    • Tra cứu hồ sơ
    • Câu hỏi thường gặp
  • * Nộp thuế doanh nghiệp
    • Nộp thuế cá nhân/Trước bạ
    • Tra cứu/Thanh toán vi phạm giao thông
    • Thanh toán phí/lệ phí dịch vụ công
  • * Gửi PAKN
    • Tra cứu kết quả trả lời
  • * Tra cứu TTHC
    • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục hành chính liên thông
    • Quyết định công bố
    • Cơ quan
  • * Điều khoản sử dụng
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Thông báo

Đăng nhập Đăng ký

Từ những quy định trên, có thể hiểu quyền phân phối bán buôn là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

Trong đó, bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

Quyền phân phối bán buôn là quyền gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có quyền phân phối bán buôn thì được buôn bán những loại hàng hóa nào?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có quyền phân phối bán buôn được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:

Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
...
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.
4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
5. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có quyền phân phối bán buôn thì được bán buôn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Lưu ý: Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan như sau:

Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan
1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, theo quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Các quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

- Trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Kinh doanh buôn bán là gì?

Khái niệm bán buôn Bán buôn là hoạt động kinh doanh mà người bán bán hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh khác thay vì cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình bán buôn, người bán và người mua thường là các doanh nghiệp, tổ chức, nhà phân phối, hoặc cửa hàng bán lẻ.

Nhà bán buôn là gì ví dụ?

Nhà bán buôn bao gồm các doanh nghiệp trung gian nhập số lượng lớn hàng hóa từ một nhà sản xuất và sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc một số trường hợp bán thẳng đến tay người tiêu dùng. Nhà bán lẻ nói chung là khách hàng của nhà bán buôn và cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng.

Hàng bán buôn là gì?

Bán buôn hay bán sỉ (phương ngữ miền Nam) là hình thức bán một khối lượng lớn hàng hóa cho các nhà bán lẻ, các người dùng công nghiệp, thương nghiệp hoặc các nhà bán buôn khác. Nói cách khác, bán buôn là bán hàng đến một đối tượng khách hàng không phải là khách hàng đơn lẻ thông thường.

Bán sỉ và bán lẻ là gì?

Bán lẻ: Quy mô nhỏ, bán hàng trực tiếp cho những khách hàng ở một khu vực nhất định nếu chỉ bán hàng offline. Có thể mở rộng quy mô hơn nếu bán hàng theo hình thức online. Bán sỉ: Quy mô bán sỉ rộng hơn, khách hàng mua hàng hầu như toàn quốc thậm chí sang cả nước ngoài. Bởi số lượng hàng hoá lớn, tiền giao dịch lớn.

Chủ đề