Bài thu hoạch cá nhân kiến tập sư phạm năm 2024

Hiện nay, tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) còn lưu giữ được tấm bia cổ duy nhất thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có niên đại từ thời nhà Lý. Nội dung văn bia chép về dòng họ Hà và những đóng góp của dòng họ này đối với vùng đất Vị Long nói riêng và đất nước nói chung ở thế kỷ XI - XII. Trong đó phải kể đến công lao to lớn của nhân vật lịch sử Hà Di Khánh.

Bài tập toán cao cấp.Tập 3,Phép giải tích nhiều biến số. DSpace/Manakin Repository. ...

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng Zincpaste tại Phòng khám chuyên khoa Da liễu FOB Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên hàng loạt ca trên 60 bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu điều trị ngoại trú tại Phòng khám Da liễu FOB Cần Thơ năm 2020 – 2021. Kết quả: Nhóm tuổi 20-39 tuổi thường gặp nhất (67,24%), tỉ lệ thấp nhất là nhóm 6 tháng – 5 tuổi (3,45%), chưa ghi nhận được nhóm < 6 tháng tuổi và nhóm > 60 tuổi. Có tiền sử tiếp xúc với người mắc thủy đậu trước đó chiếm tỷ lệ cao (44,83%), thấp nhất là nhóm không xác định được (15,52%). Nhóm chưa chủng ngừa chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), thấp nhất là nhóm chủng ngừa không đúng (1,72%). Triệu chứng cơ năng ngứa chiếm tỷ lệ cao nhất (75,86%). Triệu chứng toàn thân: sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (70,69%), kế đến là nhóm mệt mỏi (55,17%). Thương tổn cơ bản: nhóm mụn nước, mụn nước rốn lõm chiếm tỷ lệ cao nhất (98,28%), thấp nhất là nhóm sẹo (1,72%). Vị trí sang thương gặp ở thâ...

Vấn đề có tính thời sự và cấp bách đặt ra trong tất cả các cuộc hội thảo gần đây về đổi căn bản toàn diện quá trình dạy học, đó là tiêu chí đánh giá học sinh khi chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực; chuyển từ quá trình dạy học sang quá trình tự học; tự giáo dục như thế nào. Rất nhiều câu hỏi được đạt ra từ các cấp độ: Người quản lý; người trực tiếp giảng dạy; người nghiên cứu giáo dục; phụ huynh và người học. Với các yêu cầu bức thiết hiện nay, xu hướng đánh giá cần phát huy tốt 3 chức năng quan trọng đó là : chức năng điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học; chức năng phát triển và chức năng giáo dục. Muốn vậy cần tập trung vào hai phương diện: Đánh giá về phẩm chất và đánh giá về năng lực thông qua việc đánh giá sản phẩm của các hoạt động hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo chuẩn của từng môn học và các hoạt động giáo dục cụ thể.

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi của người chăm sóc tại hai xã, huyện Kiến Xương, Thái Bình năm 2020.Đối tượng nghiên cứu: Người chăm sóc trẻ tại hai xã của huyện Kiến Xương, Thái BìnhPhương pháp nghiên cứu: Phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang có phân tích.Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt về sử dụng thuốc kháng sinh chiếm 68,5%. Trong đó, tỷ lệ đối tượng đã từng nghe đến những thông tin về sử dụng thuốc kháng sinh chiếm 87,8%. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách xử trí khi tình trạng bệnh của trẻ giảm chiếm là dừng kháng sinh ngay khi tình trạng bệnh của trẻ giảm chiếm 73,5%. Tỷ lệ đối tượng cho rằng sử dụng kháng sinh cần phải có đơn của bác sỹ chiếm 60,3%

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

  1. Giới thiệu về tình hình thực tế giáo dục của trường Mầm non Hoa Phong Lan và địa phương nơi Kiến tập Sư phạm. II. Lý do viết báo cáo và khái quát các nội dung của báo cáo.

PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO.

  1. Nội dung, kết quả được nghe, tìm hiểu, quan sát, được làm trong kế hoạch Kiến tập sư phạm. II. Nhận xét mặt mạnh và hạn chế của trường Kiến tập sư phạm. III. Những thu hoạch của bản thân và bài học kinh nghiệm.

PHẦN C: KẾT LUẬN.

  1. Tóm tắt nội dung báo cáo. II. Nhận xét, đánh giá, cảm nhận của bản thân qua đợt Kiến tập. III. Đề xuất, kiến nghị đối với đơn vị địa phương nơi Kiến tập sư phạm và Trường Trung Cấp Bách Nghệ Thanh Hóa.

PHẦN A: MỞ ĐẦU.

Giáo sinh: NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN. Lớp: M3BT. Ngành đào tạo: Sư phạm Mầm non. Kiến tập tại: Trường Mầm Non Hoa Phong Lan. Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Thúy Diễm.

  1. Giới thiệu về tình hình thực tế giáo dục của trường Mầm non Hoa Phong Lan và địa phương nơi trường đóng.

1. Đặc điểm tình hình:

Trường mầm non Hoa Phong Lan là loại hình trường công lập trực thuộc sự quản lí của Phòng GD&ĐT TP.Pleiku, được thành lập sau ngày giải phóng miền Nam, tiền thân là trường mầm non 19/8. Trường có chi bộ 09 đảng viên sinh hoạt trực thuộc Đảng bộ phường Hoa Lư. Tổ chức công đoàn cơ sở; Chi đoàn thanh niên CSHCM: 18 đoàn viên.

Chức năng, nhiệm vụ: Chăm sóc, giáo dục các cháu mầm non từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Ngoài ra, trường còn nhận quản lí về chuyên môn cơ sở MNTT, NTGĐ trên địa bàn 02 phường Hoa Lư và Tây Sơn.

Thành tích nhà trường: - 08 năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, UBND tỉnh tặng bằng khen. - 02 lần đạt danh hiệu lá cờ đầu bậc học mầm non tỉnh Gia Lai. - Năm học 2009-2010: Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. - Năm 2012-2013: Được cấp giấy chứng nhận kiểm dịnh chất lượng cấp độ I.

2. Số lượng phát triển:

  1. Học sinh : Tổng số: 47 nhóm, lớp/1290 học sinh; DTTS: 47. * Công lập: 13 nhóm, lớp/600 học sinh; DTTS: 42. Trong đó: +Nhà trẻ: 01 nhóm/47 học sinh. + Mẫu giáo: 12 lớp/553 học sinh. * Ngoài công lập: 34 nhóm, lớp/690 học sinh; DTTS: 05.
  1. Đội ngũ CBQL - GV - CNV: 112. Trong đó: * Quốc lập: 41 (BC 23 - HĐ 18) - DTTS: 04. * Ngoài công lập: 71. Trình độ CMNV của CBQL - GV - CNV (công lập): - Cao đẳng, đại học: 14 - Trung cấp: 18 (đang học ĐHTX 11).

* Cơ cấu tổ chức: Ban giám hiệu: 02. Giáo viên: 27. Công nhân viên: 12. Trường mầm non Hoa Phong Lan có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng. Phân công nhiệm vụ Ban giám hiệu: - Đ/c BTCB-HT: Chủ tài khoản, điều hành các hoạt động trong nhà trường - Trưởng ban thi đua - Phụ trách khu vực bán trú trung tâm - Phụ trách bếp ăn bán trú - Phụ trách tổ Hành chính - dinh dưỡng và mảng GD ngoài công lập. - Đ/c Phó hiệu trưởng: Chủ tịch CĐCS - Phụ trách chuyên môn - Quản lí tài sản - Trưởng ban y tế học đường. Tổ chức bộ máy của nhà trường được cơ cấu đúng theo quy định Điều lệ trường mầm non.

3. Công tác tổ chức quản lí:

- Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, quản lí mầm non trên địa bàn 02 phường Hoa Lư và Tây Sơn. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên môn, kế hoạch vận động phong trào, thanh tra nội bộ, kiểm tra, dự giờ thăm lớp, tổ chức Kiến tập trường, duy trì sinh hoạt chuyên môn. - Quản lý các nhóm lớp mầm non tư thục trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, thanh tra kiểm tra chuyên đề, theo dõi chấn chỉnh các nhóm trẻ gia đình hoạt động tự phát. - Thực hiện công tác tham mưu, vận động phụ huynh học sinh tham gia các phong trào, phối kết hợp trong công tác nuôi dạy trẻ, xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hội thi cho cô và cháu. - Tăng cường công tác tuyên truyền phụ huynh, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương tổ chức các hội thi, chăm sóc sức khỏe học sinh.

4. Chỉ đạo hoạt động chuyên môn:

- Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục. BGH có kế hoạch cụ thể trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, nhằm nâng cao chất lượng thông qua các hội thi, phong trào, hoạt động ngoại khóa... - Tổ chức cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, chuyên đề, hoạt động đoàn thể do nhà trường và công đoàn tổ chức. Số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy ngày càng nhiều như: soạn giáo án vi tính, khai thác thông tin trên mạng phục vụ chuyên môn, cho trẻ làm quen với máy vi tính...

5. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:

Nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Đảm bảo các yêu cầu sau: - Trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. - Trẻ được khám sức khỏe định kì, uống thuốc phòng, được cân đo, theo dõi bằng BĐPT. - Tỷ lệ chuyên cần ở trẻ luôn đạt trên 90% ở mẫu giáo và từ 85% trở lên đối với nhà trẻ. - Sự phát triển của trẻ: Được nhà trường đánh giá vào cuối mỗi giai đoạn, học kỳ và cuối năm học qua các bài tập cụ thể của từng độ tuổi theo đánh giá về chuẩn phát triển trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

6. Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị:

Tất cả các điểm trường đều được xây dựng nơi trung tâm khu dân cư nhưng yên tĩnh, đường sá đi lại thuận tiện cho việc huy động trẻ ra lớp, các điểm lẻ cách điểm chính không quá 2km, thuận lợi cho công tác quản lí chỉ đạo và hoạt động chuyên môn. Diện tích 3 điểm trường rộng 3.717m², bình quân 6,2m²/trẻ. Cơ sở vật chất khang trang, được xây dựng kiên cố theo quy trình khép kín, phòng học, hành lang, khu hiệu bộ, có hàng rào, sân chơi, biển hiệu, công trình vệ sinh, nguồn nước, môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, đang từng bước được quy hoạch theo tiêu chí xanh - sạch - đẹp.

II. Lý do viết báo cáo và khái quát nội dung Báo cáo:

Là sinh viên trường Trung cấp Bách Nghệ Thanh Hóa, với những hiểu biết còn non kém, ít kinh nghiệm thực tiễn, trường đã tạo điều kiện cho chúng em được đi Kiến tập tại trường MN Hoa Phong Lan nhằm học hỏi, tiếp cận với thực tế để nâng cao kiến thức, làm nền tảng cho tương lai. Hiện nay, báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ của từng cá nhân, nó có ý nghĩa quan trọng khi khẳng định kết quả làm việc, học tập của bản thân và được người khác công nhận kết quả đó. Đối với sinh viên sư phạm cần thường xuyên tham gia vào các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ thì bài thu hoạch chính là phần nào kết quả nói lên được công tác của sinh viên. Trong bài báo cáo dưới đây bao gồm những nội dung, kết quả làm được trong đợt Kiến tập sư phạm, tình hình chung nơi Kiến tập và những thu hoạch của cá nhân đã đạt được. Kèm theo đó là nhận xét, đánh giá, cảm nhận của bản thân qua học phần này, cùng đề xuất, kiến nghị đối với trường Kiến tập và trường Trung cấp Bách Nghệ Thanh Hóa.

PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO.

  1. Nội dung kết quả được nghe, tìm hiểu, quan sát, làm được trong kế hoạch Kiến tập:

1. Công tác giáo dục:

  1. Chăm sóc sức khỏe và quản lí trẻ: Làm một giáo viên mầm non chính là làm người mẹ, người chị, người bạn thân bên trẻ trong quãng thời gian tuổi thơ. Vì vậy em cần có tinh thần, thái độ nghiêm túc khi dạy dỗ trẻ, chu đáo trong từng bữa ăn giấc ngủ của trẻ. Để làm được chức trách của giáo viên tốt nhất, cô giáo phải có mối quan hệ gần gũi với trẻ, với phụ huynh để nắm bắt đầy đủ thông tin trẻ, đưa ra cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

* Những công việc đã làm: Trong thời gian Kiến tập em được phân công về lớp Chồi 2, ở đây em luôn coi mình là giáo viên thực sự, chăm lo cho tất cả hoạt động của trẻ như học, ăn, chơi, nghĩ ngơi, vệ sinh... luôn chăm sóc và theo dõi tình hình của trẻ. Phụ giúp các cô trong hoạt động một ngày như đón-trả trẻ, vệ sinh phòng lớp,...

  1. Kiến tập giáo dục: Đây là nhiệm vụ trọng tâm của giáo sinh Kiến tập, là điều kiện thuận lợi để chúng em áp dụng kiến thức đã học vào thực tế trường Mầm non. Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên mà em đã biết vận dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục vào các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức của trẻ. Biết được công tác giáo dục của giáo viên là kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giúp em hiểu rõ về hoạt động giáo dục trẻ trong một ngày.

2. Công tác chủ nhiệm lớp: Qua đợt Kiến tập, em đã có những kiến thức cụ thể về công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non. Qua dự giờ và thực hành công tác chủ nhiệm em biết được:

  1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp: Gồm những nhiệm vụ như sau: - Giảng dạy các bộ môn, tổ chức giáo dục, rèn luyện học sinh. - Chăm sóc và quản lí trẻ trong mọi hoạt động ở trường trong một ngày. - Vệ sinh lớp học, quản lí bảo vệ tài sản lớp học...
  1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp: Trong nhóm Kiến tập sư phạm của em gồm các thành viên: • Nguyễn Thị Thủy Tiên (trưởng nhóm) • Võ Thị Thu Thúy. • Đinh Thị Thư. Phân công chủ nhiệm: • Tuần 1: 17/8 đến 21/8 và 15, 16, 17/9: Nguyễn Thị Thủy Tiên. • Tuần 2: 24/8 đến 28/8 và 7, 8, 9/9: Võ Thị Thu Thúy. • Tuần 3: 31/8 đến 4/9 và 10, 11, 14/9: Đinh Thị Thư. * Chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ ở trường Mầm non Hoa Phong Lan: Mùa hè: 6h45 - 8h00: Đón trẻ, chơi, Thể dục sáng. 8h00 - 8h30: Hoạt động học. 8h30 - 9h10: Chơi, hoạt động ở các góc. 9h10 - 10h00: Chơi, hoạt động ngoài trời. 10h00 - 11h10: Vệ sinh, ăn trưa. 11h10 - 14h00: Ngủ trưa. 14h00 - 14h40: Vệ sinh, ăn phụ. 14h40 - 15h40: Chơi, hoạt động theo ý thích. 15h40 - 17h00: Chơi và trả trẻ. Mùa đông: 7h00 - 8h30: Đón trẻ, chơi, Thể dục sáng. 8h30 - 9h00: Hoạt động học. 9h00 - 9h40: Chơi, hoạt động ở các góc. 9h40 - 10h20: Chơi, hoạt động ngoài trời. 10h20 - 11h40: Vệ sinh, ăn trưa. 11h40 - 14h00: Ngủ trưa. 14h00 - 14h40: Vệ sinh, ăn phụ. 14h40 - 15h40: Chơi, hoạt động theo ý thích. 15h40 - 17h00: Chơi và trả trẻ.

* Tình hình lớp chủ nhiệm: Lớp Chồi 2 (4-5 tuổi) gồm tổng số cháu: 52 cháu. Đa số các cháu đều cư trú tại phường Hoa Lư và Tây Sơn.

* Qua các tiết dự giờ và thực hành chủ nhiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Huỳnh Thị Thúy Diễm, em đã làm được những công việc sau: - Dự giờ các hoạt động tổ chức giáo dục - chăm sóc, công tác chủ nhiệm của giáo viên. - Tham gia đón-trả trẻ cùng giáo viên. - Tham gia phụ giúp hoạt động dùng bữa, nghĩ ngơi cho trẻ. - Cùng với trẻ vui chơi, sinh hoạt, gần gũi với trẻ. - Làm vệ sinh phòng học. - Biết được những kiến thức, kỹ năng trong công tác chủ nhiệm lớp. Cụ thể: - Buổi sáng có mặt lúc 6h30, vệ sinh phòng lớp, chuẩn bị bàn ghế, đồ dùng học tập, đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ ngăn nắp. Đón trẻ tới lớp, nhắc nhở cháu chào cô, chào ba mẹ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ để 2 bên có thể chăm sóc trẻ tốt nhất. - Chăm sóc và quản lí trẻ trong mọi hoạt động học, vui chơi, ăn uống, nghĩ ngơi, vệ sinh. Đảm bảo an toàn cho trẻ tốt nhất. - Gần gũi, yêu thương, nói chuyện với trẻ. - Đưa trẻ vào nề nếp, thói quen tốt trong mọi hoạt động. - Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp. Tuy còn những thiếu xót, nhưng dưới sự nhiệt tình chỉ bảo của các giáo viên, em đã hoàn thành tốt các công tác chủ nhiệm trên. Từ đó có được những kiến thức, kỹ năng cho riêng mình.

3. Công tác giảng dạy: Em đã được dự giờ các hoạt động giảng dạy, chăm sóc trong suốt thời gian qua do các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.

* Hoạt động công tác: - Tuần 1 và tuần 2: Từ 17/8 đến 28/8/2015: Đây là thời gian nghĩ hè nên hoạt động chủ yếu là trẻ làm quen với lớp mới, cô mới và bạn bè mới, hoạt động vui chơi, ăn uống, nghĩ ngơi. - Tuần 3: 31/8 đến 4/9/2015: Tuần đưa trẻ vào nề nếp, chuẩn bị cho Ngày hội bé đến trường. - Tuần 4: 7/9 đến 11/9/2015: Hoạt động giáo dục chủ đề Trường Mầm Non: Ngày hội bé đến trường.

+ Nội dung: • Biết ngày 5/9 là ngày khai giảng năm học mới và là Ngày hội đến trường. • Biết các hoạt động của trường, lớp trong ngày khai giảng. • Không khí của ngày hội, cảm xúc của bé. + Hoạt động: • Phát triển vận động: TDBS: Tập theo bài "Trường chúng cháu là trường mầm non". PTVĐ: Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối. • Phát triển nhận thức : KPKH: Trò chuyện với bé về Ngày hội bé đến trường. LQVT: Xếp tương ứng 1-1. • Phát triển ngôn ngữ: LQVH: Thơ "Bé tới trường". • Phát triển thẩm mỹ: -GDÂN: Hát và vỗ tay theo phách "Cháu đi mẫu giáo". Nghe hát: Đi học. TC: Bao nhiêu bạn hát. - Tạo hình: Tô màu trường Mầm non. Hoạt động góc: Chơi ở các góc. • Phát triển TC - XH: TCDG: Chi chi chành chành. TCHT: Đoán xem là ai đây. TCVĐ: Cáo và Thỏ. TCPV: Mẹ - Con. TCXD: Xây dựng trường mầm non.

- Tuần 5: 14/9 đến 18/9/2015: Trường mầm non Hoa Phong Lan của bé. + Nội dung: • Biết tên ,địa chỉ, các khu vực trong trường: lớp học, sân chơi... • Biết công việc khác nhau của các nhân viên trong trường. • Biết các hoạt động của trẻ trong trường mầm non: thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, ăn uống... • Biết tên gọi, đặc điểm, vị trí của đồ dùng, đồ chơi trong sân trường: cầu trượt, đu quay, xích đu, nhà banh... + Hoạt động: • Phát triển vận động: TDBS: Tập theo bài "Trường chúng cháu là trường mầm non" PTVĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng. LQVT: Một và nhiều. Làm quen với chữ số 1. • Phát triển ngôn ngữ: LQVH: Truyện kể "Món quà của cô giáo". • Phát triển thẩm mỹ: - GDÂN: Hát và vỗ tay theo nhịp bài hát "Trường chúng cháu là trường mầm non". Nghe hát: Cô giáo. TC: Tai ai tinh. - Hoạt động tạo hình: Tô màu cây cờ. - Hoạt động góc: Chơi ở các góc. • Phát triển TC - XH: TCDG: Dung dăng dung dẻ. TCVĐ: Tung bóng. TCHT: Giúp cô tìm bạn. TCPV: Lớp học mẫu giáo. TCXD: Lắp ghép đồ chơi - Lớp học.

II. Nhận xét mặt mạnh, nổi bật và hạn chế của trường Kiến tập sư phạm: Trường Mầm non Hoa Phong Lan có những thuận lợi và khó khăn qua nghe và tìm hiểu, quan sát mà em biết được:

1. Thuận lợi: - Được sự lãnh đạo của Đảng Ủy, UBND phường Hoa Lư, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Pleiku; sự phối hợp của UBND phường Tây Sơn, Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với nhà trường trong mọi hoạt động. - Đội ngũ sư phạm nhà trường đoàn kết, có bề dày kinh nghiệm, tiếp tục được tăng cường trẻ hóa và chuẩn hóa; có tinh thần yêu nghề và mến trẻ, có ý thức trách nhiệm với công việc được giao, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, tạo dựng được uy tín đối với xã hội và phụ huynh học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy ngày càng được đội ngũ giáo viên chú trọng, vận dụng và đạt hiệu quả cao. - Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, trang bị đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị trong lớp học phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ ngày càng hoàn thiện... - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo sinh chúng em có thể Kiến tập và hoàn thành các nhiệm vụ một cách tốt nhất.

2. Khó khăn: - Số lượng học sinh quá tải so với điều lệ trường mầm non tạo áp lực cho giáo viên nên ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Cơ sở Mầm non Tư thục, Nhà trẻ Gia đình trên địa bàn hai phường quá đông nên công tác quản lí rất vất vả trong khi đó nhân sự Ban Giám Hiệu lại thiếu. - Hiện tại là thời gian đầu năm học nên chúng em chưa có cơ hội dự giờ các lớp ở lứa tuổi khác vì công việc khá bận rộn.

III. Những thu hoạch của bản thân và bài học kinh nghiệm:

1. Về công tác giáo dục: - Qua công tác kiến tập chăm sóc và quản lí trẻ, em nhận thấy được việc chăm sóc và quản lí trẻ tốt sẽ giúp cho giáo viên tự tin hơn trong mọi tổ chức, hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên phải hiểu rõ hoàn cảnh cũng như đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, gần gũi với trẻ và phụ huynh trong thời gian đón-trả trẻ. Yêu thương trẻ và dùng sự chân thành để chăm sóc trẻ tốt, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh. Để công tác tổ chức, quản lí lớp học được thành công thì người giáo viên cần có chất giọng to, rõ ràng, truyền cảm để thu hút trẻ, có năng khiếu đứng lớp, có khả năng xử lí mọi tình huống sư phạm nhanh nhẹn và linh hoạt. Giáo viên phải có lòng yêu nghề, luôn biết học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ những chương trình giáo dục mới nhất. Bản thân phải luôn tôn trọng trẻ, hòa đồng với đồng nghiệp, nhiệt tình trong các phong trào, hoạt động của trường mầm non.

2. Về công tác chủ nhiệm: Bản thân em đã có được nhiều thu hoạch và bài học kinh nghiệm cho bản thân thông qua các công tác chủ nhiệm lớp. - Từ hoạt động đón-trả trẻ, làm một giáo viên phải gần gũi, thân thiện với phụ huynh nhằm nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ mỗi ngày. - Ở hoạt động vui chơi em biết được cách giao tiếp ứng xử phù hợp với trẻ, biết tạo không khí hòa đồng, vui tươi và gây hứng thú cho trẻ. Luôn có sự tương tác giữa cô và trẻ để có thể làm người đồng hành tốt nhất, làm hoạt động vui chơi có hiệu quả giáo dục cao. - Thông qua các hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ, em có được khá nhiều kiến thức bổ ích. Việc ăn uống của trẻ phải luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức bữa ăn hợp lí và ngon miệng. Dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rữa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Giờ ngủ của trẻ thì cô chuẩn bị giường gối và không gian thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ và đạt chất lượng. Em nắm được các kỹ năng, thao tác chủ yếu, rèn luyện cho trẻ tự làm vệ sinh cá nhân, phải luôn noi gương cho trẻ trong mọi hoạt động, nhiệt tình, chu đáo ở mọi công việc.

3. Về công tác giảng dạy: Được dự giờ và tìm hiểu công tác giảng dạy trong suốt thời gian kiến tập, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho riêng mình. - Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng chủ đề giảng dạy để cung cấp cho trẻ kiến thức cần thiết. - Một giờ dạy học, giáo viên cần phải hiểu nội dung của tiết dạy, cần trao đổi thêm vốn kinh nghiệm với đồng nghiệp, tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội - Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp và đầy đủ, phong phú. Màu sắc đẹp bắt mắt nhằm thu hút trẻ vào bài học. Đảm bảo hiệu quả luôn sáng tạo, đáp ứng nhu cầu học tập thông qua hoạt động của trẻ. - Áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy được chú trọng, vận dụng để đạt hiệu quả cao. - Biết cách xây dựng, tiến hành tổ chức giảng dạy như thế nào là đúng, hấp dẫn và sáng tạo. - Luôn học hỏi và tiếp thu nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ đồng nghiệp, từ giáo viên và từ các công việc sư phạm. - Nắm bắt, vận dụng tốt các kinh nghiệm, phương pháp và chương trình giáo dục mới vào quá trình giảng dạy. - Luôn mang trong mình sự yêu nghề, quý trẻ, đặt mình vào vị trí của một người mẹ, người chị để hoàn thành tốt công tác mầm non. - Biết tự tin, bình tĩnh trong mọi tình huống, xử lí tình huống sư phạm linh hoạt, đúng đắn, theo chuẩn mực của một người giáo viên mầm non. - Luôn hòa đồng với đồng nghiệp, thân thiện với phụ huynh, tương trợ nhau trong mọi nhiệm vụ. Tuy bản thân vẫn còn nhiều hạn chế vì kinh nghiệm chưa đủ, còn ngỡ ngàng với môi trường mầm non, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn, nhà trường mà em đã kịp thời khắc phục, hoàn thành tốt tất cả công việc.

PHẦN C: KẾT LUẬN.

  1. Tóm tắt nội dung báo cáo: Bài báo cáo thu hoạch trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu xót, kính mong Ban chỉ đạo thực hành cùng các giáo viên đóng góp, bổ sung ý kiến để báo cáo thu hoạch của em được hoàn thiện hơn nữa.

Chủ đề