Bài tập viết CTCT hợp chất hữu cơ

15:38:3202/01/2020

Bài viết này, chúng ta cùng ôn lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, các loại hợp chất và các loại phản ứng của hợp chất hữu cơ. Đồng thời, rèn kỹ năng tìm và lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ qua các bài tập.

I. Tóm tắt lý thuyết về công thức phân tử, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ

1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, muối cacbonat, cacbua, xianua,...

2. Hợp chất hữu cơ chia thành hi đro cacbon và dẫn xuất của hi đro cacbon.

3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

4. Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ: công thức cấu tạo, công thức phân tử, công thức đơn giản nhất.

5. Các loại phản ứng hay gặp trong hóa học hữu cơ là phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách.

6. Đồng đẳng, đồng phân

  Công thức phân tử Công thức cấu tạo Tính chất
Chất đồng đẳng Khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 Tương tự nhau Tương tự nhau
Chất đồng phân Giống nhau Khác nhau Khác nhau

II. Bài tập tìm công thức phân tử công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ

* Bài 1 trang 107 SGK Hóa 11: Chất nào sau đây là hiđrocacbon? Là dẫn xuất của hiđrocacbon?

a) CH2O;   b) C2H5Br;   c) CH2O2;   d) C6H5Br;   e) C6H6;   g) CH3COOH.

° Lời giải bài 1 trang 107 SGK Hóa 11: 

- Hidrocacbon là: e).

- Dẫn xuất của hi đro cacbon là các chất còn lại: a); b); c); d); g).

* Bài 2 trang 107 SGK Hóa 11: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.

° Lời giải bài 2 trang 107 SGK Hóa 11: 

- Gọi công thức phân tử của metylơgenol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

- Theo bài ra, ta có:

 %O = 100% - %C - %H = 100% - 74,16% - 7,86% = 17,98%

- Nên có: x:y:z = (%C:12) : (%H:1) : (%O:16)

 

 

⇒ x:y:z = 11:14:2

⇒ Công thức đơn giản nhất là: C11H14O2

⇒ Ta có công thức phân tử là: (C11H14O2)n

- Mặt khác, theo bài ra thì:

 M(C11H14O2)n = 178n = 178 ⇒ n=1

⇒ Công thứ phân tử là C11H14O2

* Bài 3 trang 107 SGK Hóa 11: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2(ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).

° Lời giải bài 3 trang 107 SGK Hóa 11: 

• CTCT của các chất :

 CH2Cl2 : Сl-СН2 -Cl

 C2H4O2 : CH3-COOH; HO-CH2-CHO; H-COO-CH3;

 C2H4Cl2 : CH3-CHCl2; Сl-СН2-CH2-Cl;

* Bài 4 trang 107 SGK Hóa 11: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X ?

A. C3H5O2    B. C6H10O4    C. C3H10O2    D. C12H20O8

° Lời giải bài 4 trang 107 SGK Hóa 11: 

• Chọn đáp án: A. C3H5O2 

- Vì C6H10O4 còn có thể viết (C3H5O2)2

* Bài 5 trang 107 SGK Hóa 11: Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.

° Lời giải bài 5 trang 107 SGK Hóa 11: 

• Công thức cấu tạo của C3H8O:

 CH3-CH2-CH2-OH ; CH3 -CH(CH3)-OH.

• Công thức cấu tạo của C4H10O:

 CH3-CH2-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH2-CH3;

 CH3-CH(CH3)-CH2-ОН; CH3-C(CH3)2OH.

* Bài 6 trang 107 SGK Hóa 11: Cho các chất sau: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc đổng phân của nhau?

° Lời giải bài 6 trang 107 SGK Hóa 11: 

- Gọi C3H7-OH (I), C4H9-OH (II), CH3-O-C2H5 (III), C2H5-O-C2H5 (IV)

• Các chất đồng đẳng của nhau:

 (I) và (II) đồng đẳng với ancol etylic

 (III) và (IV) cùng là ete no đơn chức

• Các chất đồng phân của nhau:

 (I) và (III) cùng có công thức phân tử là C3H8O

 (II) và (IV) cùng có công thức phân tử C4H10O

 (Anco no đơn chức có đồng phân khác chức với ete)

* Bài 7 trang 108 SGK Hóa 11: Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách)?

a) C2H6 + Cl2 

 C2H5Cl + HCl

b) C4H8 + H2O 

 C4H10O

c) C2H5Cl 

 C2H4 + HCl

d) C2H5OH 

 C2H5OC2H5 + H2O

° Lời giải bài 7 trang 108 SGK Hóa 11: 

- Phản ứng thế: a);

- Phản ứng cộng: b);

- Phản ứng tách: c); d);

* Bài 8 trang 108 SGK Hóa 11: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).

a) Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng.

b) Đun nóng axetilen ở 600oC với bột than làm xúc tác thu được benzen.

c) Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn).

° Lời giải bài 8 trang 108 SGK Hóa 11: 

a) CH2=CH2 + H2

 CH3-CH3

 Là phản ứng cộng.

b) 3CH≡CH 

 C6H6

 Là phản ứng cộng

c) CH3-CH2-OH + O2 → CH3COOH + H2O

 Là phản ứng oxi hóa.

Hy vọng với phần Bài tập luyện tập tìm Công thức phân tử, Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ ở trên hữu ích cho các em, mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết. Chúc các em học tốt!

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục sách giáo khoa Vật lý 11 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục sách giáo khoa Hóa học 11 Lý thuyết và Bài tập

Cập nhật lúc: 16:50 08-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

- Trình bày đầy đủ bài toán hóa hữu cơ từ thiết lập CTPT đến viết CTCT của HCHC.

Bây giờ thầy sẽ đi vào một số bài tập xác định tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

Bài 1: Chất hữu cơ A mạch hở có tỉ khối hơi so với H2 là 35. Đốt cháy hoàn toàn m(g) A cần vừa đủ 8,4 lit O2 (đkc), chỉ thu được 11(g) CO2 và 4,5(g) H2O. Số CTCT của A?

Giải:

MA = 35 x 2 = 70

⇒ nO(A) = 0,25 x 2 + 0,25 – 0,375 x 2 = 0

⇒ C : H = 0,25 : 0,5 = 1 : 2

⇒ CTĐG: (CH2)n

70 = 14n ⇒ n = 2

⇒ C5H10

\(\Delta =\frac{2\times 5 + 2 - 10}{2}=1\)

. H2C = CH-CH2-CH2-CH3

. C – C = C – C – C

. C = C – C – C          ∣

        C

. C – C = C – C          ∣

        C

. C – C – C = C          ∣

        C

⇒ 5 

Bài 2: Hóa hơi 1,16 (g) chất hữu cơ A mạch hở thu được thể tích bằng thể tích 0,64(g) O2 (cùng đk). Đốt cháy hoàn toàn 5,8(g) A chỉ thu được 6,72 lit CO2 (đkc) và 5,4(g) H2O. Số CTCT A?

Giải: 

+ Hóa hơi tìm số mol

\(\\ n_{A} = n \times 0,64 g \ (O_{2}) = \frac{0,64}{32}=0,02 \ mol \\ \\ M_{A}=\frac{1,16}{0,02} = 58 \\ \\ n_{A}=\frac{5,8}{58}=0,1 \ mol \\ \\ n_{CO_{2}}= \frac{6,72}{58}=0,1 \ mol \\ \\ n_{H_{2}O}=\frac{5,4}{18}=0,3 \ mol \\ \\ \Rightarrow C=\frac{0,3}{0,1}=3 \\ \\ \Rightarrow H=\frac{0,3}{0,1} \times 2 = 6 \\ \\ 58 = 3 \times 12 + 6 \times 1 + 16 \times z \\ \\ \Rightarrow z = 1 \Rightarrow CTPT: C_{3}H_{6}O \\ \\ \Delta =\frac{2 \times 3 + 2 - 6}{2}=1\)

H2C = CH – CH2 – O –H

+ Chú ý:

Nhóm –OH không được liên kết trên nguyên tử C có liên kết pi

H3C – H2C – 1C = O

         \(\begin{pmatrix} -C-H\\ ^\parallel \ \ \ \ \\ O \ \ \ \ \end{pmatrix}\)

\(\begin{matrix}H_{3}C - C - CH_{3}\\ ^\parallel \\ O \\ \\ \end{matrix}\)

H2C = CH – O – CH3

 ⇒ 4 CTCT

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn m(g) chất hữu cơ A mạch hở (thể khí điều kiện thường) cần vừa đủ 12,32(l) O2 (đkc) thu được 8,96(l) CO2 (đkc) và 5,4(g) H2O. Số CTCT A?

Giải:

Thể khí C ≤ 4

\(\\ n_{O_{2}}=\frac{12,32}{22,4}=0,55 \ mol \\ \\ n_{CO_{2}}= \frac{8,96}{22,4}=0,4 \ mol \\ \\ n_{H_{2}O}= \frac{5,4}{18}=0,3 \ mol \\ \\ \Rightarrow n_{C}=n_{CO_{2}}=0,4 \\ \\ \Rightarrow n_{H}= 0,3 \times 2 = 0,6 \\ \\ \Rightarrow n_{O}= 0,4 \times 2 + 0,3 - 0,55 \times 2 = 0 \\ \\ \Rightarrow C:H=4:6 =2:3\)

CTĐG: C2H3

(C2H3)n

+ Lưu ý: H luôn chẵn

    H ≤ 2C + 2

⇒ n = 2 ⇒ CTPT: C4H6

Bài 4: Đốt cháy m(g) chất hữu cơ mạch hở đơn chất chứa 3 nguyên tố C, H, O thu được 4,48(l) CO2 (đkc) 3,6(g) H2O và cần 5,6(l) O2 (đkc). Số CTCT?

Giải:

\(\\ n_{CO_{2}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2 \ mol \ ; \ n_{H_{2}O}=\frac{3,6}{18}=0,2 \ mol \\ \\ n_{O_{2}}=\frac{5,6}{22,4}=0,25 \ mol \\ \\ n_{C}=0,2; \ n_{H}=0,4 \\ \\ n_{O \ (A)}=0,2 \times 2 + 0,2 - 0,25 \times 2= 0,1\)

C : H : O = 0,2 : 0,4 : 0,1

                = 2 : 4 : 1

CTĐG: C2H4O

⇒ (C2H4O)n

+ Đơn chức:

1) n = 1 ⇒ CTPT C2H4O

2) n = 2 ⇒ CTPT: C4H8O2

Δ = 1

Axit: CH5-CH2-CH2COOH

\(\begin{matrix} C-C-COOH\\^| \ \ \ \ \ \ \ \\ C \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\)

Este: H – COO – C – C- C 

\(\begin{matrix} H-COO-C-C \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ ^| \\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ C \end{matrix}\)

    C – COO – C – C

    C – C – COO – C

⇒ 7 CTCT

Bài 5: X chất hữu cơ đơn chức mạch hở chứa 3 nguyên tố C, H, O có MX = 74. Số CTCT X?

Giải:

X: CxHyOz

+ Chọn z = 1 ⇒ 12x + y =74 – 16 = 58

H ≤ 2C + 2

10 = 2.4 + 2

⇒ C4H10O 

 . Ancol (-OH)

C – C – C – C – OH

⇒ Ancol (-OH): 4 CTCT

. Ete:

C – C – C – O –C 

\(\begin{matrix} C-C-O-C \ \ \ \ \ \\^| \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ C-C-O-C-C \end{matrix}\)

⇒ Ete: 3 CTCT

+ Chọn z = 2

12x + y = 74 – 16.2 = 42


. Axit: CH3 – CH2 – COOH

⇒ Axit: 1 CTCT

. Este: H – COO – CH2 – CH3

 H3C – COO – CH3

⇒ Este: 2 CTCT

⇒ Vậy ta có tổng cộng 10 CTCT

Video liên quan

Chủ đề