Bài tập về phép liên kết câu lớp 5

Cách liên kết câu là phần kiến thức cơ bản các con cần nắm rõ, đặc biệt đây là dạng bài thường xuất hiện trong các bài kiểm tra thi giữa kỳ, cuối kỳ. Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục kilkennycityfc.net) sẽ hướng dẫn con hiểu rõ về các kiến thức: liên kết câu và các lỗi sai thường gặp trong dạng bài này. 

I. Kiến thức

Liên kết câu là gì?Liên kết câu là sự nối kết giữa các câu trong đoạn văn / bài văn.Các phương diện liên kết câu

+ Nội dung

+ Hình thức

Liên kết về nội dung: các câu trong đoạn cùng thể hiện 1 vấn đềLiên kết về hình thức: dùng từ ngữ

+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ

+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ

+ Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối

2. Các cách liên kết câu:

a) Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ (phép lặp)

Ví dụ: (1) Mùa xuân đã về. (2) Mùa xuân đem sức sống đến cho vạn vật.

Bạn đang xem: Bài tập về liên kết câu lớp 5

Bạn đang xem: Bài tập về liên kết câu lớp 5

(3) Mùa xuân khiến con người vui vẻ. (4) Vì thế, ai cũng yêu mến mùa xuân.

Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ là nhắc lại ở câu sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu trướcCác từ ngữ lặp lại giữa các câu thường là các danh từ / động từ / tính từ

b) Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (phép thế)

Ví dụ: (1) An rất chăm chỉ học tập. (2) Bình cũng thế

Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ là thay từ ngữ đã xuất hiện ở câu văn trước, tránh lặp từCác cách tạo liên kết câu bằng thay thế từ ngữ

+ Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa

+ Cách 2: Dùng các đại từ để thay thế

Tác dụng: Tạo sự diễn đạt phong phú, tránh lỗi lặp từ

c) Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối (phép nối)

Ví dụ: (1) Mùa xuân đã về. (2) Đất trời căng tràn nhựa sống.

(3) Và vạn vật đều hân hoan đón chào mùa xuân.

Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối là dùng các từ ngữ có tác dụng nối kết ở đầu câu văn sau để nối với câu trước.Các từ ngữ: 

+ Các quan hệ từ: và, nhưng, còn,…

+ Các cụm từ cố định: vì thế, vì vậy, nói tóm lại,…

* Chú ý: 

Khi xác định cách liên kết câu phải xét ít nhất trong 2 câuVới phép nối, các từ ngữ dùng để nối đứng đầu câu văn sau

II. Bài tập



Bài 1: Xác định cách liên kết câu trong các trường hợp sau:

=> Liên kết câu bằng cách:

– Lặp lại từ ngữ (từ “mặt biển”)

– Dùng từ ngữ nối (từ “nhưng” ở đầu câu 3)

b) (1) Mùa thu. (2) Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. (3) Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. 

=> Liên kết câu bằng cách: 

– Lặp lại từ ngữ (từ “mùa thu”)

– Dùng từ ngữ nối (từ “và” ở đầu câu 3)

c) (1) Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. (2) Đó là một chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

=> Liên kết câu bằng cách: 

Thay thế từ ngữ (từ “đó” ở câu 2)

Bài 2: Đoạn trích sau sử dụng những cách liên kết câu nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện từng phép liên kết.

(1) Bầu trời buồn bã. (2) Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

(3) Bầu trời trầm ngâm. (4) Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

Xem thêm: Soạn Bài Tà Áo Dài Việt Nam Tập Đọc Tà Áo Dài Việt Nam Lớp 5 Tập 2

(5) Bầu trời ghé sát mặt đất. (6) Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. (7) Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. 

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

Đoạn trích sử dụng các cách liên kết câu là: lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.Từ ngữ thể hiện mỗi cách liên kết câu là:

+ Lặp từ ngữ: từ “bầu trời”, “chim én”

+ Thay thế từ ngữ: từ “nó” ở các câu 4,6

+ Dùng từ ngữ nối: từ “còn” ở câu 7

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

- Liên kết là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Có hai loại liên kết câu, cụ thể :

- Liên kết câu về nội dung :

+ Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

Ví dụ : “ Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc ô tô đi nhanh ”. Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủ đề riêng.

+ Các câu phải sắp xếp theo trật tự hợp lí.

Ví dụ : “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang tìm đến nhà Vân. Bác làm việc ở thành phố”. Chuỗi câu này cũng không tạo thành đoạn văn vì trật tự sắp xếp không hợp lí.

- Liên kết câu về hình thức:

Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,…

a. Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ: 

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.

- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.

b. Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: 

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước .

- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn.

c. Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối:

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…

- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.

d. Ví dụ: 

- Bé thích là m kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ. Lại có lúc bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại….

→ Từ ngữ lặp : bé thích làm.

- Tìm từ trùng lặp có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa. Hãy thay thế và chép lại đoạn văn :

Páp- lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Páp- lốp có thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Páp- lốp thường được lặp lại rất nhiều lần…

→ Thay thế các từ “Páp- lốp” phía sau =  “ông”

→ Thay thế từ “làm việc” phía sau =  “xử lí công việc”

- Mỗi từ ngữ gạch chân dưới đây có tác dụng gì?

  1. Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên ai cũng thích nghe. Thế nhưng, lão Hổ Vằn lại không thích tiếng gáy đó một chút nào.
  2. Một hôm, chim Gõ Kiến đến chơi nhà chị Công… Gõ Kiến lại đến chơi nhà Sáo Sậu. Cuối cùng, Gõ Kiến lại đến nhà Gà.

→ Thế nhưng: Từ nối biểu thị sự đối lập.

→ Cuối cùng: Từ nối biểu thị ý kết thúc, sau cùng.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề