Bài tập về hỗn hợp muối cacbonat hcl năm 2024

Nghiên cứu trình bày một cách tiếp cận để xác định mật độ của các loại axit phổ biến. Trong cách tiếp cận này, đường chuẩn tuyến tính của tỉ số lnR (R là tỉ số diện tích đỉnh phổ truyền qua của axit và nước) theo mật độ được xây dựng bằng dữ liệu mô phỏng Monte Carlo để xác định mật độ của các loại axit vô cơ và hữu cơ. Nghiên cứu sử dụng đầu dò nhấp nháy NaI(Tl) và nguồn phóng xạ 137Cs. Kết quả thu được chỉ ra rằng, cách tiếp cận đề xuất trong nghiên cứu là khả thi với độ lệch tương đối của giá trị mật độ đo được so với mật độ chuẩn của các loại axit cung cấp bởi nhà sản xuất là dưới 6,5% cho tất cả các trường hợp khảo sát. Vì vậy, nghiên cứu đã cung cấp một cách tiếp cận khác đơn giản, hiệu quả và thuận tiện để xác định mật độ của axit.

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Nấm vân chi (Trametes versicolor) là loại nấm dược liệu được trồng phổ biến ở châu Á, nhất là ở các nước Nhật Bản và Trung Quốc để sử dụng như thực phẩm hoặc dược phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là chế biến ra sản phẩm trà túi lọc nấm vân chi vừa tốt cho sức khỏe vừa tiện lợi khi sử dụng. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến sự giảm ẩm của quả thể nấm vân chi. Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức phối trộn, lượng nước pha và thời gian hãm trà đến chất lượng cảm quan của trà thành phẩm. Một số thành phần hóa học cơ bản của nấm nguyên liệu và trà thành phẩm đã được phân tích với hàm lượng tính theo khối lượng khô lần lượt gồm protein 11,60% và 13,34%, lipid chiếm 0,56% và 1,24%, đường khử khoảng 7,16% và 7,29%. Trong nguyên liệu, sản phẩm và nước pha trà có hàm lượng polysaccharide - peptide tương ứng khoảng 2,65%, 2,84% và 2%, hàm lượng polysaccharide – Krestin tương ứng là 2,01%, 2,13% và 0,41%.

Phẫu thuật điều trị phồng động mạch chủ trên thận và phồng động mạch chủ ngực bụng là phẫu thuật phức tạp, nguy cơ biến chứng cao1,2. Phương pháp hybrid, dựa trên sự phối hợp giữa phẫu thuật và can thiệp nội mạch bằng ống ghép nội mạch (stent graft) ra đời và được kỳ vọng là một phương án thay thế cho phẫu thuật và can thiệp nội mạch đơn thuần3. Tuy nhiên, các kết quả thực tế có được khá thay đổi3. Kỹ thuật này do đó chủ yếu được áp dụng đối với những trường hợp có nguy cơ phẫu thuật cao. Chúng tôi phân tích 2 trường hợp lâm sàng áp dụng phương pháp hybrid tại Bệnh viện Việt Đức tháng 6 năm 2021 đồng thời nhìn nhận lại một số đặc điểm về phương pháp này.

Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ CaCl2 trong nước ngâm trước khi sấy, nhiệt độ sấy và thời gian sấy đến chất lượng bột ổi sấy lạnh dựa trên các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc, hàm lượng vitamin C và chất lượng cảm quan của sản phẩm bằng máy sấy bơm nhiệt. Ổi nguyên liệu được cắt lát khoảng 0,15 cm, xử lý với CaCl2 nồng độ 2, 3, 4 và 5% (đối chứng 0%) để hạn chế sự mất màu và giảm độ nhớt của ổi trong quá trình sấy, sau đó được đưa đi sấy lạnh và nghiền mịn để tạo sản phẩm bột ổi. Kết quả cho thấy CaCl2 nồng độ 4% giúp màu sắc của sản phẩm sáng hơn, chất lượng cảm quan cao hơn. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng bột ổi sấy lạnh được khảo sát ở các mốc nhiệt độ 45, 50, 55 và 60oC. Ảnh hưởng của thời gian sấy được khảo sát cách 2 giờ mỗi lần đối với độ ẩm kể từ khi bắt đầu sấy và ở 16, 18 và 20 giờ sau khi sấy đối với chỉ tiêu vitamin C và cảm quan. Ổi sấy ở 50oC trong 18 giờ cho độ ẩm 11,73% (< 13%), hàm lượng vitamin C là 156 mg, tính chất cảm quan của bột ổi ở mứ...

Nghiên cứu sử dụng dịch trích vỏ quả lựu được thực hiện để đánh giá khả năng ức chế tinh thể Calcium oxalate, gồm 03 giai đoạn chính là hình thành, phát triển và ngưng tụ. Mẫu vỏ quả lựu được ly trích bằng phương pháp ngâm dầm với ethanol 80% để tạo cao chiết. Phần trăm ức chế hạt nhân tinh thể Calcium oxalate của cao chiết vỏ quả lựu được xác định bằng phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 620 nm; trong khi đó, hiệu quả ức chế phát triển tinh thể Calcium oxalate của cao chiết được đánh giá bằng mật độ quang của mẫu thử ở bước sóng 214 nm trong thời gian 600 giây. Hiệu quả ức chế ngưng tụ tinh thể calcium oxalate của cao chiết được xác định bằng cách đo lường mật độ quang ở bước sóng 620 nm vào các khoảng thời gian 30, 60, 90, 180 và 360 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ ẩm của mẫu đạt 71,89% và hiệu suất cao chiết đạt 4,59%. Cao chiết vỏ quả lựu có sự hiện diện của các hợp chất flavonoid, alkaloid, saponin, terpenoid, tanin và phenol. Cao chiết vỏ quả lựu có khả năng ức chế hình...

Trong bài báo này, đặc trưng hình học của các đa diện SiOx và MgOn trong hệ Mg2SiO4 rắn theo áp suất khác nhau được mô phỏng bằng phương pháp động lực học phân tử. Cấu trúc của hệ Mg2SiO4 rắn được phân tích thông qua hàm phân bố xuyên tâm cặp và phân bố góc liên kết. Kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm phân bố xuyên tâm cặp Si-Si, Mg-Mg và phân bố góc liên kết Si-O-Si, Mg-O-Mg tương ứng. Sự thay đổi đặc trưng của hàm phân bố xuyên tâm cặp Si-Si, Mg-Mg theo áp suất cũng được thảo luận chi tiết.

Chủ đề