Bài tập về câu phủ định văn 8

Củng cố khắc sâu kiến thức về câu phủ định mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện câu phủ định.

- Năng lực vận dụng câu phủ định vào ngữ cảnh.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS liệt kê các kiểu câu đã học.

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học câu phủ định.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về câu phủ định

  1. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về câu phủ định.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại kiến thức về câu phủ định và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

  1. Nhắc lại kiến thức về câu phủ định

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…

- Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Tìm câu phủ định và câu kiểu khác được dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định trong những đoạn trích sau:

  1. Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

  1. – Tháng này việc của mày bở đấy. Đã hỏi tiền canh đám chưa?

- Nào ai đã hỏi vào lúc nào được?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  1. Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu? Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.

(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)

Câu 2. Tìm câu phủ định trong đoạn trích sau đây:

Và thế là Điền có bốn cái ghế mây. Điền không biết giá. Nhưng Điền đoán chừng mua mới thì cũng đắt. Bây giờ, có khi mỗi chiếc tới ba bốn đồng. Ba bốn đồng một chiếc! Thế là cả bộ đáng giá ngót hai chục bạc. Xóm Điền cũng chả nhà nào có những đồ đạc đắt tiền như thế. Vợ Điền quý lắm. Thị rất xót xa khi thấy những ông khách cục súc, sau khi đã nắc nỏm khen bộ ghế vừa đẹp vừa thanh, liền đặt cái mông đít to bành bạnh như cái vại lên mặt ghế, khiến những sợi mây lún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu, ngả cái lưng to lưng trâu tựa vào vành ghế, khiến cái vành ghế phải oải hẳn về đằng sau. Như thế phỏng còn gì là ghế? Có mà ghế sắt cũng phải hỏng, đừng nói gì ghế mây!...

(Nam Cao, Trăng sáng)

Câu 3. Đọc ba câu sau đây và cho biết từ phủ định “không phải” có thể đứng ở đâu trong câu tiếng Việt?

- Không phải ông ấy mua cuốn sách này.

- Ông ấy không mua cuốn sách này.

- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Để biết được trong số những câu không phải là câu phủ định, câu nào dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định thì phải xét xem những câu đó thực sự dùng để làm gì, có thể diễn đạt lại bằng một câu phủ định hay không.

Câu 2. Cần dựa vào các dấu hiệu của câu phủ định (chẳng hạn, chứa các từ không, chả,...) để tìm đúng các câu phủ định trong đoạn trích.

Ví dụ : - Điền không biết giá.

Câu 3. Từ phủ định “không phải” có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu tiếng Việt.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Chủ đề