Bài tập về Bàn luận về phép học

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN “BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC”

I. MỤC TIÊU

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Bàn luận về phép học mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bàn luận về phép học.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bàn luận về phép học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân chia bố cục văn bản.

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

 - GV yêu cầu thực hiện:

? Theo em học có quan trọng không?

? Em thích học môn nào nhất?  Vì sao? Em thường học tập như thế nào để có kết quả?

- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:

+ Thời nào cũng vậy học rất quan trọng với chúng ta

+ Em thích học môn Ngữ văn nhất

+ Vì môn học cho em nhiều kiến thức hay về cuộc sống bồi dưỡng cho em tình cảm cao quý: tình yêu thương con người, tình yêu với quê hương đất nước...

+ Em thường học từ cái dễ đến cái khó, đọc ngữ liệu , tìm hiểu ngữ liệu, vận dụng làm bài tập...

 Vậy người xưa đã có quan niệm như thế nào về học tập, phương pháp học ra sao chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này qua phần tìm hiểu văn bản: Bàn về phép học.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm

a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm Bàn luận về phép học.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv: Giới thiệu vài nét về Nguyễn Thiếp và văn bản “Bàn về phép học” mà các em đã chuẩn bị?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: hoạt động nhóm

+ GV: quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  HS đứng tại chỗ trả lời.

+ GV: hướng dẫn, nghe HS trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự Khải Xuyên, hiệu Lạp Phong cư sĩ,

- Quê ở làng Mật thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là người học rộng, hiểu sâu, làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó từ quan về dạy học.

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại:

- Là phần trích từ bài tấu gửi vua Quang Trung của Nguyễn Thiếp và tháng 8/1791.

- Thể loại: cáo

b. Đọc, chú thích, bố cục

- Bố cục: 3 phần:

+ P1: Từ đầu … tệ hại ấy”  mục đích chân chích của việc học

+ P2: Cúi xin… chớ bỏ qua  Bàn luận về phép học

+ P3. Còn lại

 Tác dụng của việc học chân chính (Đạo học).

Hoạt động 2: Mục đích chân chính của việc học

  1. Mục tiêu: Thấy được mục đích chân chính của việc học mà tác giả đề cập.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm và thực hiện.
  3. Sản phẩm: Phiếu hoạt động của nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

a. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích của việc học bằng cách nào? Tác dụng của cách nêu đó?

b. “Đạo” là gì? Mục đích việc học đó là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân,  hđ cặp đôi

+ Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

II. Kiến thức trọng tâm

Mục đích chân chính của việc học

- Đưa câu châm ngôn vào =>  tăng tính thuyết phục,dễ hiểu, tạo tiền đề để bàn về việc học

(Bằng cách nêu hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc nhưng nhấn mạnh bằng cách nói phủ định 2 lần để thành khẳng định. Giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong)

- Đạo là lẽ sống đúng, đẹp và là mối quan hệ XH giữa người với người. Đối với tác giả, kẻ đi học trước hết là phải biết, hiểu đạo, tức là biết cách làm người

 mục đích chân chính của việc học

Hoạt động 3: Bàn luận về phép học

  1. Mục tiêu: HS thấy được thái độ của tác giả về việc học
  2. Nội dung: HS hoạt động cặp đôi và thực hiện.
  3. Sản phẩm: Phiếu hoạt động của nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

a. Soi vào sử sách, tác giả đã chỉ ra những lối học lệch lạc, sai trái nào?  Hậu quả của lối học sai trái đó là gì?

b. Tác giả đã đề xuất cách học và phương pháp học như thế nào? Học như thế sẽ đạt mục đích gì?

c. Em có suy nghĩ gì về những PP học tác giả đề ra?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân,  hoạt động cặp đôi

+ Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Bàn luận về phép học

- Soi vào thực tế đương thời phê phán những biểu hiện lệch lạc sai trái của việc học đó là:

+ học hình thức

+ cầu danh lợi.

+ Học mà không hiểu nội dung chỉ có cái danh mà không thực chất.

- Tác hại của việc học đó làm cho “chúa tầm thường, thần nịnh hót”, người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”

- PP học: lấy Chu Tử làm chuẩn, lấy tiểu học làm căn bản, học tuần tự từ thấp lên cao, phải học rộng ra rồi tóm gọn, theo điều học mà làm.

 Đào tạo được người tài giỏi, giữ vững được nước nhà

 Có thể nói đây là những PP dạy học tích cực nó còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Hoạt động 4: Tác dụng của phép học

  1. Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của phép học chân chính.
  2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân và thực hiện.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

a. Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học. Theo tác giả đạo học thành có tác dụng ntn?

b. Đằng sau những lí lẽ bàn về tác dụng của phép học, người viết đã thể hiện thái độ gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân.

+ Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Tác dụng của phép học

- Tác dụng: 

+ Có được nhiều người tốt.

+ Triều đình ngay ngắn.

+ Thiên hạ thịnh trị, xã hội, đất nước phồn vinh

- Thái độ của tác giả: 

+ Đề cao tác dụng của việc học chân chính.

+ Tin tưởng ở đạo học chân chính.

+ Kì vọng về tương lai đất nước.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ xác đáng

- Lời văn khúc chiết, thẳng thắn

2. Nội dung: Văn bản nêu nên quan niệm tiến bộ của tác giả về sự học.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Chép vào vở bài tập này và điền dấu X vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:

Thể loại

Mục đích, chức năng chủ yếu

Ban bố mệnh lệnh

Trình bày sự việc, ý kiến

Cổ vũ, thuyết phục

Tổng kết, tuyên ngôn

Hịch

Cáo

Chiếu

Biểu

Câu 2. Từ đoạn văn sau của Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871): “Học là gì? Học tức là học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Nhưng thực hành cái gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” (Tế cấp bát điều – Tám việc cần làm gấp), hãy nêu lên sự giống nhau trong quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ. Quan niệm này có tác dụng và ý nghĩa như thế nào?

Câu 3. Phân tích trình tự lập luận của bài Bàn luận về phép học. Hãy trình bày lập luận ấy bằng một sơ đồ.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1.

Thể loại

Mục đích, chức năng chủ yếu

Ban bố mệnh lệnh

Trình bày sự việc, ý kiến

Cổ vũ, thuyết phục

Tổng kết, tuyên ngôn

Hịch

x

Cáo

x

Chiếu

x

Biểu

x

Câu 2. Trong bài tấu gửi lên vua Quang Trung, khi bàn về phương pháp học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Gần một thế kỉ sau, trong bản Điều trần gửi lên nhà vua, Nguyễn Trường Tộ cũng nêu lên quan niệm: “Học tức là học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành”. Như vậy là giữa Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ đều có quan niệm giống nhau: coi trọng tính thực tiễn của việc học, học phải đi đôi với hành. Sở dĩ có sự gặp gỡ trong quan niệm ấy giữa hai người là bởi cả hai ông đều chứng kiến thực trạng nền giáo dục đương thời “đua nhau trau chuốt từng câu hay, từng chữ khéo…, nhai lại những nghĩa lí cặn bã xa xưa” (Nguyễn Trường Tộ). Là những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc, với sự phát triển của đất nước, Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ đều phê phán lối học rập khuôn, máy móc, sáo mòn, chuộng hình thức, không thiết thực. Hai người đều nhiệt tâm khẳng định việc học phải gắn liền với thực tiễn, học phải kết hợp với hành.

Ý nghĩa và tác dụng của quan niệm “theo điều học mà làm”, “học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành” là đã gắn việc học với thực tiễn đời sống. Quan niệm này phát huy được sự sáng tạo của người học, phát huy được khả năng to lớn của tri thức, biến tri thức thành những của cải tinh thần và của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống. Ngày nay chúng ta cũng rất coi trọng việc “học đi đôi với hành” để vận dụng những tri thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội cũng như trong cuộc sống của mỗi con người.

Câu 3. Bài Bàn luận về phép học có trình tự lập luận hết sức chặt chẽ:

- Mở đầu, tác giả nêu lên mục đích của việc học chân chính là học để làm người.

- Tiếp đến, tác giả soi mục đích của việc học chân chính vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn: “Chúa tầm thường, thần nịnh hót”, học không có thực chất, dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”.

- Sau đó, tác giả nêu kiến nghị những việc cần làm và khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong việc học: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học; học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng; phương pháp học là phải tuần tự, từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

- Kết luận, La Sơn Phu Tử nêu lên tác dụng của việc học chân chính: “người tốt nhiều” (đất nước nhiều nhân tài), “triều đình ngay ngắn” (chế độ vững mạnh), “thiên hạ thịnh trị” (thiên hạ thái bình, hưng thịnh).

Có thể khái quát trình tự lập luận ở bài Bàn luận về phép học bằng một sơ đồ sau:

Xác định mục đích chân chính của việc học

  

Phê phán những lệch lạc, sai trái trong học tập

Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn trong học tập

  

Nêu tác dụng của việc học chân chính

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Video liên quan

Chủ đề