Bài tập trắc nghiệm về thuế xuất khẩu nhập khẩu năm 2024

Công ty A là đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu, Nếu hợp đồng quy định các chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu do bên nhận ủy thác chịu thì chi phí được ghi nhận?

  1. Tăng chi phí bán hàng
  1. Tăng giá vốn hàng bán
  1. Giảm doanh thu hoa hồng ủy thác
  1. Tăng chi phí khác

Câu hỏi 6 :

Giá CIF trong xuất khẩu là gì?

  1. Là giá đã bao gồm bảo hiểm quốc tế và chi phí vận tải quốc tế
  1. Là giá chưa bao gồm bảo hiểm quốc tế và chi phí vận tải quốc tế
  1. Là giá chưa bao gồm bảo hiểm quốc tế và đã bao gồm chi phí vận tải quốc tế
  1. Là giá đã bao gồm bảo hiểm quốc tế và chưa bao gồm chi phí vận tải quốc tế

Câu hỏi 7 :

Thuế GTGT phải nộp khi nhập khẩu nguyên vật liệu được tính trên cả số thuế nhập khẩu phải nộp

Câu hỏi 8 :

Công ty A xuất khẩu lô hàng gồm 2.000 sản phẩm A, hợp đồng giá CIF 10 USD/sản phẩm. Tỷ giá tính thuế xuất khẩu theo hải quan là 23.000 đồng/USD, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 5.000 đồng/sản phẩm, thuế xuất khẩu 10%. Thuế xuất khẩu phải nộp?

  1. 46.000.000
  1. 47.000.000
  1. 45.000.000
  1. 45.000.000 48.000.000

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán của hàng hóa đã bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và chi phí vận tải quốc tế
  1. Giá tính thuế nhập khẩu là giá chưa bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế
  1. Giá tính thuế nhập khẩu là giá CIF
  1. Giá tính thuế xuất khẩu là giá CIF

Câu hỏi 10 :

Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Vậy, cửa khẩu nhập đầu tiên là gì?

  1. Là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên Hợp đồng
  1. Là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên Vận tải đơn
  1. Là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên Hóa đơn thương mại
  1. Là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên Tờ khai hải quan

Câu hỏi 11 :

‘Ngày xuất khẩu’ sử dụng trong phương pháp trị giá giao dịch (trong điều kiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường Hàng không) là ngày:

  1. Là ngày phương tiện vận tải về đến cửa khẩu nhập
  1. Là ngày phương tiện vận tải khởi hành ở cửa khẩu xuất
  1. Là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn.
  1. Là ngày đăng ký tờ khai hải quan

Câu hỏi 12 :

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng công thức:

  1. Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá tính thuế hàng nhập khẩu + thuế nhập khẩu phải nộp) X mức thuế suất thuế TTĐB
  1. Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá tính thuế hàng nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế giá trị gia tăng) X mức thuế suất thuế TTĐB
  1. Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá tính thuế hàng nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế giá trị gia tăng) X mức thuế suất thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Thuế nhập khẩu + thuế giá trị gia tăng) X mức thuế suất thuế suất thuế TTĐB
  1. Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế hàng nhập khẩu X mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt = thuế TTĐB + (thuế nhập khẩu + thuế GTGT)

Câu hỏi 13 :

‘Hàng hóa nhập khẩu giống hệt’ là hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

  1. Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá; Chất lượng sản phẩm; Nhãn hiệu sản phẩm; được sản xuất tại một quốc gia, bởi cùng một nhà sản xuất.
  1. Chất lượng sản phẩm; Nhãn hiệu sản phẩm; được sản xuất tại một quốc gia, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền, nhượng quyền
  1. Đặc điểm giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam”
  1. Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá; Chất lượng sản phẩm; Nhãn hiệu sản phẩm; không nhất thiết được sản xuất tại một quốc gia nhưng phải đảm bảo cùng giá trị thương mại

Câu hỏi 14 :

Hàng hóa A nhập khẩu thuộc loại hàng hóa chưa bán trên thị trường Việt Nam. Việc xác định giá hải quan hàng nhập khẩu được xác định theo phương pháp nào?

  1. Phương pháp khấu trừ
  1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
  1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
  1. Phương pháp suy luận

Câu hỏi 15 :

“Hàng hóa nhập khẩu tương tự” là hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

  1. Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo, được sản xuất tại cùng một nước

Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu là gì?

Cụ thể có thể hiểu như sau: Thuế xuất khẩu: thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu: thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay có bao nhiêu phương pháp xác định trị giá tính thuế?

Có 3 phương pháp để xác định căn cứ tính thuế của hàng xuất, nhập khẩu cụ thể là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp. Trong đó: Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của luật hải quan.

thuế GTGT hàng nhập khẩu tính thế nào?

Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu: Thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định: Thuế GTGT = [Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế NK (nếu có) + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có)] * Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Mặt hàng không chịu thuế là gì?

Mặt hàng không chịu thuế là các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường nhưng không thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu, nhập khẩu.