Bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1 2

Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chương 1 gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 có đáp án được giáo viên VnDoc biên soạn và tổng hợp theo kiến thức sách môn Sinh lớp 12 cơ bản và nâng cao.

  • Bài tập trắc nghiệm gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án được đội ngũ giáo viên VnDoc tổng hợp theo từng chương Sinh học lớp 12, giúp học sinh củng cố lý thuyết được học, làm quen các dạng bài tập nâng cao chuẩn bị cho các bài kiểm tra lớp 12 sắp tới.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị.

    Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

    • A. 6 loại mã bộ ba.
    • B. 3 loại mã bộ ba.
    • C. 27 loại mã bộ ba.
    • D. 9 loại mã bộ ba.
  • Câu 2:

    Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

    • A. Đoạn intron.
    • B. Đoạn êxôn.
    • C. Gen phân nhánh.
    • D. Vùng vận hành.
  • Câu 3:

    Vùng điều hòa là vùng

    • A. Quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
    • B. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát trong quá trình phiên mã.
    • C. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
    • D. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  • Câu 4:

    Trong 64 bộ ba mã di truyền, có ba bộ không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

    • A. UGU, UAA, UAG.
    • B. UUG, UGA, UAG.
    • C. UAG, UAA, UGA.
    • D. UUG, UAA, UGA.
  • Câu 5:

    Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

    • A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.
    • B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
    • C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3'→5'.
    • D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5'→3'.
  • Câu 6:

    Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

    • A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
    • B. Mã mở đầu là AUG, mà kết thúc là UAA, UAG, UGA.
    • C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
    • D. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
  • Câu 7:

    Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mà di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mà di truyền?

    • A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
    • B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
    • C. Mã di truyền có tính phổ biến.
    • D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
  • Câu 8:

    Gen không phân mảnh có

    • A. Cả êxôn và intrôn.
    • B. Vùng mã hóa không liên tục.
    • C. Vùng mã hóa liên tục.
    • D. Các đoạn intrôn.
  • Câu 9:

    Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuối pôlipetit hay một phân tử ARN được gọi ARN là

    • A. Codon.
    • B. Gen.
    • C. Anticodon.
    • D. Mã di truyền.
  • Câu 10:

    Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

    • A. Hai mạch được tổng hợp bổ sung song song liên tục.
    • B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
    • C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
    • D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
  • Câu 11:

    Bản chất của mã di truyền là

    • A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit a min trong prôtêin.
    • B. Các axit amin được mã hóa tron gen.
    • S. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho một axit amin.
  • Câu 12:

    Vùng kết thúc của gen là vùng

    • A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
    • B. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
    • C. Quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin.
    • D. Mang thông tin mã hóa các aa.
  • Câu 13:

    Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:

    • A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
    • B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
    • C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
    • D. Một bộ mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
  • Câu 14:

    Mã di truyền có tính phổ biến, tức là

    • A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
    • B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
    • C. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
    • D. Tất cả các loại đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.
  • Câu 15:

    Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

    • A. Bổ sung.
    • B. Bán bảo toàn.
    • C. Bổ sung và bảo toàn.
    • D. Bổ sung và bán bảo toàn.
  • Câu 16:

    Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

    • A. Mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
    • B. Mang thông tin di truyền của các loài.
    • C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
    • D. Chứa các bộ ba mã hóa axit amin.
  • Câu 17:

    Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử prôtêin do nó quy định tông hợp?

    • A. Vùng kết thúc.
    • B. Vùng điều hòa.
    • . Vùng mã hóa.
    • D. Cả ba vùng của gen.
  • Câu 18:

    Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

    • A. ADN giraza.
    • B. ADN pôlimeraza.
    • C. Hêlicaza.
    • D. ADN ligaza.
  • Câu 19:

    Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:

    • A. 1800.
    • B. 2400.
    • C.3000.
    • D. 2040.
  • Câu 20:

    Intron là

    • A. Đoạn gen mã hóa axit amin.
    • B. Đoạn gen không mã hóa axit amin.
    • C. Gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.
    • D. Đoạn gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  • Câu 21:

    Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

    • A. Tháo xoắn phân tứ ADN.
    • B. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi đoạn mạch khuôn của ADN.
    • C. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
    • D. Nối các đoạn Okazaki với nhau.
  • Câu 22:

    Vùng mã hóa của gen là vùng

    • A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.
    • B. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
    • C. Mang tín hiệu mã hóa các axit amin.
    • D. Mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc.
  • Câu 23:

    Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

    • A. Mã di truyền có tính phổ biến.
    • B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
    • C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
    • D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
  • Câu 24:

    Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là

    • A. Nuclêôtit.
    • B. Bộ ba mã hóa.
    • C. Triplet.
    • D. Gen.
  • Câu 25:

    Đơn vị mã hóa thông tin di truyền trên ADN được gọi là

    • A. Gen.
    • B. Codon.
    • C. Triplet.
    • D. Axit amin.
  • Câu 26:

    Mã di truyền là:

    • A. Mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
    • B. Mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
    • C. Mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
    • B. Mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  • Câu 27:

    Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 3 bị đảo 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang NST đột biến có tỉ lệ

    • A. 12,5%
    • B. 50%
    • C. 25%
    • D. 75%

Câu 28:

Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến

Chủ đề