Bài tập trắc nghiệm hóa 9 nâng cao năm 2024

Thẻ từ khóa: Bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Metan, Bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Metan pdf, Bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Metan ebook, Bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Metan word

Bộ sách dành cho học sinh Trung học cơ sở, bao gồm các cuốn lớp 8 và lớp 9 được chia thành từng chương bài. Tại phần đầu mỗi bài học chúng tôi tổng kết kiến thức của bài học,

Nâng Cao Kỹ Năng Làm Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa Lớp 9

Bộ sách dành cho học sinh Trung học cơ sở, bao gồm các cuốn lớp 8 và lớp 9 được chia thành từng chương bài. Tại phần đầu mỗi bài học chúng tôi tổng kết kiến thức của bài học, những kiến thức cần nắm vững để có thể làm tốt bài tập, và phương pháp thiết lập cũng như áp dụng công thức trong bài tập.

Bộ sách dành cho học sinh Trung học cơ sở, bao gồm các cuốn lớp 8 và lớp 9 được chia thành từng chương bài. Tại phần đầu mỗi bài học chúng tôi tổng kết kiến thức của bài học, những kiến thức cần nắm vững để có thể làm tốt bài tập, và phương pháp thiết lập cũng như áp dụng công thức trong bài tập.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Phần dưới tổng hợp trên 500 bài tập trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập. Hi vọng với loạt bài này sẽ giúp học sinh có thêm bài tập tự luyện từ đó học tốt môn Hóa học lớp 9 hơn.

  • Tổng hợp kiến thức môn Hóa học lớp 9 chi tiết

trắc nghiệm Hóa học 9

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

  • Trắc nghiệm Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
  • Trắc nghiệm Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng
  • Trắc nghiệm Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit
  • Trắc nghiệm Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 4 (có đáp án): Một số axit quan trọng
  • Trắc nghiệm Bài 4 (có đáp án): Một số axit quan trọng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit
  • Trắc nghiệm Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 7 (có đáp án): Tính chất hóa học của bazơ
  • Trắc nghiệm Bài 7 (có đáp án): Tính chất hóa học của bazơ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 8 (có đáp án): Một số bazơ quan trọng
  • Trắc nghiệm Bài 8 (có đáp án): Một số bazơ quan trọng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 9 (có đáp án): Tính chất hóa học của muối
  • Trắc nghiệm Bài 9 (có đáp án): Tính chất hóa học của muối (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 10 (có đáp án): Một số muối quan trọng
  • Trắc nghiệm Bài 10 (có đáp án): Một số muối quan trọng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 11 (có đáp án): Phân bón hóa học
  • Trắc nghiệm Bài 11 (có đáp án): Phân bón hóa học (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 12 (có đáp án): Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
  • Trắc nghiệm Bài 13 (có đáp án): Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Chương 2: Kim loại

  • Trắc nghiệm Bài 15 (có đáp án): Tính chất vật lí của kim loại
  • Trắc nghiệm Bài 15 (có đáp án): Tính chất vật lí của kim loại (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại
  • Trắc nghiệm Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 17 (có đáp án): Dãy hoạt động hóa học của kim loại
  • Trắc nghiệm Bài 17 (có đáp án): Dãy hoạt động hóa học của kim loại (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 18 (có đáp án): Nhôm
  • Trắc nghiệm Bài 18 (có đáp án): Nhôm (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 19 (có đáp án): Sắt
  • Trắc nghiệm Bài 19 (có đáp án): Sắt (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 20 (có đáp án): Hợp kim sắt: Gang, thép
  • Trắc nghiệm Bài 20 (có đáp án): Hợp kim sắt: Gang, thép (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 21 (có đáp án): Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
  • Trắc nghiệm Bài 21 (có đáp án): Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 22 (có đáp án): Luyện tập chương 2: Kim loại
  • Trắc nghiệm Bài 24 (có đáp án): Ôn tập học kì 1

Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25 (có đáp án): Tính chất của phi kim
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25 (có đáp án): Tính chất của phi kim (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 26 (có đáp án): Clo
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 26 (có đáp án): Clo (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 28 (có đáp án): Các oxit của cacbon
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 28 (có đáp án): Các oxit của cacbon (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): Axit cacbonic và muối cacbonat
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): Axit cacbonic và muối cacbonat (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 30 (có đáp án): Silic. Công nghiệp silicat
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 30 (có đáp án): Silic. Công nghiệp silicat (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 31 (có đáp án): Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 31 (có đáp án): Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 32 (có đáp án): Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 34 (có đáp án): Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 34 (có đáp án): Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 35 (có đáp án): Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 35 (có đáp án): Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 36 (có đáp án): Metan
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 36 (có đáp án): Metan (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 37 (có đáp án): Etilen
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 37 (có đáp án): Etilen (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 40 (có đáp án): Dầu mỏ và khí thiên nhiên
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 40 (có đáp án): Dầu mỏ và khí thiên nhiên (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 41 (có đáp án): Nhiên liệu
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 41 (có đáp án): Nhiên liệu (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án): Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 (có đáp án): Rượu etylic
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 (có đáp án): Rượu etylic (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 (có đáp án): Chất béo
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 (có đáp án): Chất béo (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 (có đáp án): Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 (có đáp án): Protein
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 (có đáp án): Protein (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 (có đáp án): Polime
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 (có đáp án): Polime (phần 2)
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit

Câu 1: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?

  1. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
  1. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.
  1. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.
  1. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Lời giải:

Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.

Đáp án: C

Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:

  1. H2O, SO2, HCl
  1. H2O, CO, HCl
  1. H2O, NO, H2SO4
  1. H2O, CO, H2SO4

Lời giải:

  1. tác dụng với Na2O
  1. có CO không tác dụng
  1. có NO không tác dụng
  1. có CO không tác dụng

Đáp án: A

Câu 3: Tính chất hóa học của oxit axit là

  1. tác dụng với nước.
  1. tác dụng với dung dịch bazơ.
  1. tác dụng với một số oxit bazơ.
  1. cả 3 đáp án trên.

Lời giải:

Tính chất hóa học của oxit axit là

- Tác dụng với nước.

- Tác dụng với dung dịch bazơ.

- Tác dụng với một số oxit bazơ.

Đáp án: D

Câu 4: Oxit axit có thể tác dụng được với

  1. oxit bazơ
  1. nước
  1. bazơ
  1. cả 3 hợp chất trên

Lời giải:

Tính chất hóa học của oxit axit là

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối

Đáp án: D

Câu 5: Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

  1. 2
  1. 3
  1. 4
  1. 5

Lời giải:

Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Đáp án: A

Câu 6: Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?

  1. Al2O3.
  1. CuO.
  1. Na2O.
  1. MgO.

Lời giải:

Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Na2O + H2O → 2NaOH

Đáp án: C

Câu 7: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

  1. CuO, CaO, Na2O, K2O.
  1. CaO, Na2O, K2O, BaO.
  1. CuO, Na2O, BaO, Fe2O3.
  1. PbO, ZnO, MgO, Fe2O3.

Lời giải:

Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo

  1. loại CuO
  1. thỏa mãn
  1. loại CuO ; Fe2O3.
  1. loại tất cả

Đáp án : B

Câu 8: Dãy các chất nào tác dụng được với nước?

  1. SO2, CO2, Na2O, CaO
  1. NO,CO, Na2O, CaO
  1. SO2, CO2, FeO, CaO
  1. NO, CO, Na2O, FeO

Lời giải:

A đúng

B sai do NO,CO là không tác dụng với nước

C sai do FeO không tác dụng với nước

D sai do NO, CO, FeO không tác dụng với nước

Đáp án: A

Câu 9: Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?

  1. Dung dịch HCl.
  1. Dung dịch Ca(OH)2.
  1. Dung dịch H2SO4.
  1. Dung dịch NaCl.

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Đáp án: B

Câu 10: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là

  1. Na2O.
  1. CaO.
  1. BaO.
  1. K2O.

Lời giải:

Đặt công thức hóa học của oxit là MO

PTHH: MO + H2O → M(OH)2

Ta có:

⇒ kim loại M là Ba

⇒ công thức oxit là BaO

Đáp án: C

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

  1. 1,50M.
  1. 1,25M.
  1. 1,35M.
  1. 1,20M.

Lời giải:

nMgO = 0,25 mol

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

0,25 → 0,5 mol

⇒ Nồng độ của dung dịch HCl là

Đáp án: B

Câu 12: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

  1. 0,02mol HCl.
  1. 0,1mol HCl.
  1. 0,05mol HCl.
  1. 0,01mol HCl.

Lời giải:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nFeO = 0,05 mol

theo phương trình nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol

Đáp án: B

Câu 13: Hòa tan 4,88 gam hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,45M loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch

  1. Phần trăm khối lượng của MgO trong A là
  1. 59,02%.
  1. 61,34%.
  1. 40,98%.
  1. 38,66%.

Lời giải:

Gọi số mol của MgO và FeO trong hỗn hợp A là x và y mol

Vì mA = mMgO + mFeO = 40x + 72y

→ 40x + 72y = 4,88 (1)

Phương trình hóa học

Theo phương trình (*):

nH2SO4 = 0,2.0,45 = 0,09 mol

→ x + y = 0,09 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Đáp án: C

Câu 14: Cho 20 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 3,36 lít SO2(đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là:

  1. 46,5% và 53,5%
  1. 53,5% và 46,5%
  1. 23,25% và 76,75%
  1. 76,75% và 23,25%

Lời giải:

PTPƯ: Na2O + SO2 → Na2SO3

nNa2O = nSO2 = 3,36:22,4 = 0,15(mol)

Đáp án: A

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 53,6 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M (D = 1,2g/ml) thu được dung dịch X. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của muối FeSO4 trong dung dịch X là

  1. 7,04%.
  1. 6,06%.
  1. 9,30%.
  1. 6,98%.

Lời giải:

Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol

⇒ mhỗn hợp = mFeO + mCuO ⇒ 72x + 80y = 53,6 (1)

nH2SO4 = 0,5.1,4 = 0,7 mol

⇒ nH2SO4 = x + y = 0,7 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,3 mol; y = 0,4 mol

Ta có: m dung dịch H2SO4 = D.V = 1,2.500 = 600 gam

⇒ mdd trước phản ứng = mhỗn hợp A + mdd H2SO4 = 53,6 + 600 = 653,6 gam

Vì phản ứng không tạo chất khí hay chất kết tủa

⇒ mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng = 653,6 gam

Đáp án: D

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng

Câu 1: Khi cho CaO vào nước thu được

  1. dung dịch CaO.
  1. dung dịch Ca(OH)2.
  1. chất không tan Ca(OH)2.
  1. cả B và C.

Lời giải:

Khi cho CaO vào nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Vì Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ và còn 1 phần không tan lắng xuống

Đáp án: D

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

  1. Công nghiệp sản suất cao su
  1. Sản xuất thủy tinh.
  1. Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.
  1. Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Lời giải:

CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.

\=> Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim

Đáp án: A

Câu 3: Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

  1. CaCO3.
  1. MgCO3.
  1. NaCl.
  1. CaO.

Lời giải:

Đất chua là đất có môi trường axit => dùng hóa chất có tính bazơ để trung hòa bớt độ chua của đất

CaO + H2O → Ca(OH)2 (môi trường bazơ)

Ca(OH)2 trung hòa lượng H+ trong đất làm đất bớt chua

Đáp án: D

Câu 4: Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

  1. H2O, CO2, HCl, H2SO4.
  1. CO2, HCl, NaOH, H2O.
  1. Mg, H2O, NaCl, NaOH.
  1. CO2, HCl, NaCl, H2O.

Lời giải:

Canxi oxit có thể tác dụng được với : H2O, CO2, HCl, H2SO4.

Đáp án: A

Câu 5: Các oxit tác dụng được với nước là

  1. PbO2, K2O, SO3.
  1. BaO, K2O, SO2.
  1. Al2O3, NO, SO2.
  1. CaO, FeO, NO2.

Lời giải:

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

SO2 + H2O ⇆ H2SO3

Đáp án: B

Câu 6: Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:

  1. nước và quỳ tím.
  1. dung dịch NaCl.
  1. dung dịch KOH.
  1. quỳ tím khô.

Lời giải:

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng: nước và quỳ tím

- Cho 2 chất rắn vào nước => 2 chất rắn tan hết, tạo thành dung dịch

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được

+ dung dịch làm quỳ chuyển xanh là Ca(OH)2 => chất rắn ban đầu là CaO

+ dung dịch làm quỳ chuyển đỏ là H3PO4 => chất rắn ban đầu là P2O5

Đáp án: A

Câu 7: BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

  1. H2O, NO, KOH.
  1. NaOH, SO3, HCl.
  1. P2O5, CuO, CO.
  1. H2O, H2CO3, CO2.

Lời giải:

BaO tác dụng được với: H2O, H2CO3, CO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

BaO + H2CO3 → BaCO3 + H2O

BaO + CO2 → BaCO3

Loại A vì BaO không phản ứng với KOH

Loại B vì BaO không phản ứng với NaOH

Loại C vì BaO không phản ứng với CO.

Đáp án: D

Câu 8: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

  1. Nước, sản phẩm là bazơ.
  1. Axit, sản phẩm là bazơ.
  1. Nước, sản phẩm là axit.
  1. Bazơ, sản phẩm là axit.

Lời giải:

SO3 là oxit axit

\=> tác dụng với nước cho sản phẩm là axit và tác dụng với bazo cho sản phẩm là muối

Đáp án: C

Câu 9: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống (CaO), nếu hiệu suất là 85%?

  1. 308,8 kg.
  1. 388,8 kg.
  1. 380,8 kg.
  1. 448,0 kg.

Lời giải:

1 tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 => mCaCO3 = 0,8 tấn = 800 kg

CaCO3 → CaO + CO2

100 kg → 56 kg

800 kg → 448 kg

Vì hiệu suất là 85% => mCaO thực tế = 448.85% = 380,8 kg

Đáp án: C

Câu 10: Từ 10 kg đá vôi ( không lẫn tạp chất) điều chế được bao nhiêu kg vôi sống, biết rằng hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%?

Lời giải:

CaCO3 → CaO + CO2↑

Theo phương trình 100(g)→ 56 (g)

Hay 100 kg → 56 (kg)

Theo đề bài 10 kg → x (kg)

\=> x = 10.56/100 = 5,6 (kg)

Vì H= 75% => lượng CaO thực tế thu được là: mCaO = 5,6. 75% : 100% = 4,2 (kg)

Đáp án: C

Câu 11: Hòa tan 0,56 gam CaO vào 800 ml nước thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol là

  1. 0,15M.
  1. 0,0125M.
  1. 0,015M.
  1. 0,0025M.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 12: Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

  1. quỳ tím ẩm.
  1. dung dịch Ca(OH)2.
  1. dung dịch Ba(OH)2.
  1. cả A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta có thể dùng:

- Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng

Đáp án: D

Câu 13: Khí X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục. Hỏi khí X là khí nào?

  1. CO2
  1. SO2
  1. H2
  1. H2S

Lời giải:

X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục → X là SO2 vì

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Đáp án: B

Câu 14: Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4). Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là

  1. 0,1M.
  1. 0,4M.
  1. 0,5M.
  1. 0,6M.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 15: Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 98 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 12,5%. Khối lượng m gam SO3 là:

  1. 20g
  1. 15g
  1. 25g
  1. 10g

Lời giải:

Đáp án: D

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

  • Giải bài tập Hóa học 9
  • Giải sách bài tập Hóa 9
  • Đề thi Hóa học 9
  • Wiki 200 Tính chất hóa học
  • Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ đề