Bài tập tình huống kỹ năng lắng nghe năm 2024

Thời gian gần đây Hiếu dành nhiều thời gian đi chơi với bạn và ít quan tâm đến gia đình hơn. Nhiều khi mải chơi với bạn, Hiếu sao nhãng của việc học và bỏ mặc em ốm nằm nhà. Bố mẹ nhận thấy rõ sự thay đổi này, nên đã dành thời gian góp ý để Hiếu điều chỉnh lại.

Trong khi bố mẹ nói chuyện với Hiếu, Hiếu không nhìn bố hay mẹ, mà mắt vẫn không rời màn hình tivi. Vì cho rằng mình đã lớn mà bố mẹ vẫn muốn cai thiệp vào quan hệ bạn bè của mình, nên chưa chờ bố mẹ nói xong Hiếu đã cãi lại: “Sao bố mẹ cứ thích can thiệp vào cuộc sống của con thế?”

- Cháu cho cô hỏi, sáng nay cô có nấu mì cho Hà (con cô Dung) rồi gọi nó dậy ăn để còn đi học. Nó đã không ăn lại còn gắt bảo để nó ngủ. Cô cảm thấy buồn chán quá, cô đã nấu cho nó còn bị gắt gỏng và không chịu ăn.

Tôi hỏi:

- Hà nhờ cô nấu ăn cho em ấy à?

Cô Dung trả lời:

- Không, cô nấu ăn cho em không thì sáng dậy không kịp ăn đã vội đến trường, không có gì bỏ bụng…

- Vậy là cô muốn em ăn, hay là em muốn ăn?

- Cô muốn em ăn.

- Còn em Hà có muốn ăn không?

- … Cô không biết.

- Như vậy là cô thì muốn em Hà ăn, trong khi em chắc gì đã muốn ăn. Nếu em không muốn ăn thì có mâu thuẫn là phải rồi.

- … cô đã sai… cô phải làm sao bây giờ?

- Cô xem, nếu mình làm sai và điều đó làm phiền người khác thì mình cần phải làm gì?

- Chắc cô phải xin lỗi em…

Sau đó, tôi nghe cô Dung kể lại là lúc đi chợ, cô suy ngẫm và nhận ra ý muốn của mình bắt người khác phải làm, vừa gây khó chịu cho con, vừa gây nỗi buồn cho mình. Nên khi đi chợ về cô đã xin lỗi Hà về chuyện đó. Hà bảo không có vấn đề gì đâu mẹ và nói lúc nào con nhờ mẹ nấu ăn sáng thì con sẽ nói với mẹ.

Cuối cùng, Hà đã ăn bát mì mà cô Dung nấu cho mình và hai mẹ con đã làm lành với nhau.

Lê Hoàng Long

Mobile: 095 527 8224

Thu Hoai

unread,

Jun 1, 2011, 6:52:23 PM6/1/11

to [email protected]

Thu Hoài:

Tình huống 1: Ngày bà nội mất

Năm đó mình 11 tuổi, bà nội mất, cả gia đình họ hàng đều tập trung về đưa tiễn bà, các cô mình kêu khóc rất thảm thiết, ba mình còn đấm tay vào tường khóc nức nở, các anh em họ nhà mình cũng không thể bình tĩnh trước sự ra đi của bà, không khí tang tóc bao trùm lên cả nhà. Vậy mà mình lại không có một chút rung động, mình thấy mọi thứ vẫn bình thường, lại còn tự thắc mắc: “có gì đâu mà mọi người khóc dữ? bà bệnh không khỏi thì mất thôi”, cứ nhìn người này rồi nhìn người kia thấy lạ, rồi tháo cả khăn tang chạy theo lũ nhóc ra sông đùa nghịch. Khi đưa bà ra đến nghĩa trang, sự tiếc nuối trong mỗi người như càng dâng lên tột độ. Còn mình, nhìn mọi người một lúc rồi lại chạy đi quanh khu nghĩa trang tìm hái những quả đào tiên chín mọng, như chẳng hề tồn tại sự mất mát nào trên đời. Có chăng đó cũng chỉ là một kỳ nghỉ hè nhưng hơi đặc biệt một chút. Trong lòng cũng có một chút tiếc nuối là mai mốt về quê không còn gặp bà nữa và cũng chẳng ai làm món kẹo đậu phộng thơm phức mà chỉ có bà mới làm ngon như vậy. Hay không còn sự bất ngờ & thích thú khi đi học về nghe ba bảo: “bà nội lên rồi” và chạy ngay đi tìm kẹo đậu phộng.

Tình huống 2: Đi thăm ông nội ở Phan Thiết

Vào kỷ nghỉ cách đây khoảng hơn 2 năm, trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Phan Thiết thăm ông nội. Từ bé đến lớn, lần này là lần thứ 3 mình gặp lại ông, mình chỉ nhớ mang máng là ông rất giống ba mình, ông cũng nhớ mang máng rằng mình cũng rất giống ba mình. Tàu dừng ở ga cuối cùng vào giữa đêm khuya, cũng chẳng biết đứng ở đâu để đợi ông, giữa hàng chục người chen nhau đông đúc, mình nghe đâu có tiếng nói quen quen, “nó tên Hoài, nó giống thằng Tư lắm”. Như bắt được sóng, mình quay sang gọi: “Ông!”. Thế là ông cháu tay bắt mặt mừng, chẳng cần hỏi thêm gì nữa, trong lòng mình dâng lên một niềm xúc động, thứ cảm xúc mà mình nghĩ rằng nó sẽ không diễn ra lúc ấy, mang tiếng là người ruột thịt nhưng từ bé mình đã không gần gũi ông nhiều, ông mình lấy bà rồi đi theo kháng chiến, sau này ông lập gia đình mới và sinh sống tại thành phố này.

Chỉ vỏn vẹn mấy ngày ở lại cùng ông và các cô các chú, với đủ thứ chuyện trên đời, cái cảm giác xa lạ dường như chưa hề tồn tại ở đây.

Ngày mình trở lại Sài Gòn, ông ra đứng đầu ngõ đến khi mình đi khuất. Ngồi trên tàu, lòng mình chợt bang khuâng khó tả! nhủ thầm: “cháu rất yêu ông!”…

Tình huống 3: Dửng dưng trước nỗi đau của bạn

Mình và bạn ấy học chung lớp khi lên đại học, mình cũng không nhớ từ khi nào mình đã trở nên thân thiết với bạn ấy, rồi mình và bạn ấy quyết định dọn về “ở chung”. Khi bạn ấy tâm sự chuyện buồn vui với mình, mình mới biết bạn ấy đã trải qua một nỗi mất mát lớn, em gái bạn ấy mất năm 18 tuổi. Mỗi khi nghĩ về chuyện đó, bạn ấy hay khóc và… rất thường xuyên khóc. Mình_mang tiếng là bạn thân nhưng mỗi lần bạn ấy như vậy mình thật chẳng biết cư xử thế nào, vì trong lòng mình không có cảm xúc, mình thấy bình thường, chuyện qua rồi thì thôi. Có lẽ mình chưa bao giờ trải qua sự mất mát nào như thế chăng? Mình là một người bàng quang hay vô trách nhiệm? Thôi kệ, cứ ngồi bên cạnh bạn ấy mỗi khi bạn ấy khóc hay khi nào bạn ấy muốn tâm sự, cho đỡ thấy mình là người vô tâm. Ngồi nghe bạn ấy thủ thỉ nhưng trong lòng mình lại thấy trống rỗng. Hành động đó đôi khi làm mình khó chịu.

Tình huống 4: Chia tay

Ngày mình quyết định nói chuyện đàng hoàng một lần cuối cùng với hắn là mình với hắn sẽ đường ai nấy đi cũng là lúc hắn lộ nguyên hình là một tên Dong Joan có chứng chỉ. Chẳng đếm hết bao nhiêu chuyện mà hắn đã gây ra cho mình. Mình hận hắn đến tận xương tủy, mình đã nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ mình tha thứ cho hắn, mỗi một cuộc điện thoại, một tin nhắn của hắn là một nỗi ám ảnh với mình. Một năm, hai năm, ba năm… rồi năm năm trôi qua. Hắn vẫn cái kiểu ấy, vẫn liên lạc, vẫn bạn bè như chưa bao giờ hắn gây tổn thương cho mình.

Như mọi năm, hắn vẫn đến chúc Tết gia đình mình, mọi lần mình vẫn để mặc kệ hắn nói chuyện với mẹ mình, mình cứ trốn trong phòng làm việc riêng hoặc đi lanh quanh nhà hàng xóm. Vậy mà Tết năm rồi, hắn đến, mình lại vui vẻ với hắn, mình cởi mở hơn với hắn, mình nói chuyện với hắn như hai người bạn, mình lắng nghe những lời tâm sự của hắn. Mình đã ghét hắn vì mình chưa bao giờ là hắn. Ít ra bây giờ mình đã không còn coi hắn là kẻ thù nữa.

Tình huống 5: Em gái

Mình có cô em gái năm nay lên 17, ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu này” người ta hay ví như có cái “bom nổ chậm” trong nhà, dĩ nhiên là không loại trừ ba mẹ mình. Vậy là cứ hễ bất cứ khi nào có cơ hội là ba mình lại lôi con bé ra làm đề tài nóng bỏng để dạy dỗ, khuyên răng, và bất kể khi em phạm một sai lầm nào là ba quy hết về tội không nghe lời, không lo học hành, vv và vv…Em xem mình là cứu cánh cuối cùng mỗi khi bị như vậy. Những dòng tin nhắn đại loại như “chị ơi, em buồn quá”, hay “ở nhà hoài vầy chắc em chết quá”, “em tức ba mình ghê”… Những khi như thế mình luôn lắng nghe em nói, mình luôn đặt mình vào vị trí của em để hiểu được em đang nghĩ gì, cần gì. Mình lắng nghe em cả khi em lầm lỗi. Có lẽ phần nào là vì mình cũng từng là đề tài nóng bỏng của gia đình khi ở tuổi của em. Cách nhau 10 tuổi nhưng em đã xem mình như người bạn tâm tình trong những câu chuyện buồn vui của em.

Tình huống 6: Bạn đi lấy chồng

Một cú điện thoại bất ngờ, “mày về ăn đám cưới tao nhé”. Shock quá, “mày nói thật không đó?”. “Thật! mày nhớ thu xếp về ăn đám cưới tao đấy”. “Lạ thật, bạn ấy mới chia tay người yêu cách đây 3 tháng mà? Cưới ai nhỉ?”.

Ngày mình về dự đám cưới bạn ấy, mình mới biết bạn ấy quyết định cưới một anh chàng bộ đội sau 3 tháng quen nhau chỉ vì… tự ái, vì giận người yêu cũ. Bạn ấy tâm sự với mình, “thôi kệ, người này cũng tốt, cưới rồi sẽ yêu, lấy người yêu mình hơn lấy người mình yêu…”. Có cái gì đó chưa trọn vẹn trong quyết định này. Mình luôn trung thành với chủ nghĩa “yêu mới cưới”, lúc đầu mình giận bạn ấy lắm, sao bạn ấy lại quyết định vội vàng như vậy? sao ngốc thế?. Kết thúc lễ đưa dâu, vậy là bạn ấy lên xe hoa về nhà chồng, mình không giận bạn ấy nữa, nếu mình là bạn ấy, mình sẽ cư xử sao? Mình có làm khác đi không? Không dám nói trước được điều gì. Mình cầu mong cho bạn ấy được hạnh phúc, cầu mong cho “kẻ xa lạ” kia yêu thương bạn ấy trọn đời.

Tình huống 7: Tâm sự với bé T.

Bé T. là bạn học của em gái mình, ba em đi làm ăn xa mỗi năm chỉ về thăm nhà một lần. Em hay tâm sự mỗi lần ba về thăm nhà là em như sống trong địa ngục. Ba luôn tìm cớ ghen tuông với mẹ em, rồi gắt gỏng với chị em em. Chuyến về thăm nhà lần này của ba em cũng không nằm trong sự mong đợi của em, với một minh chứng mà em không thể nào quên được, em đã nghĩ vì sao người đó lại là ba mình?. Đó là một cái tát như trời giáng vào mặt em chỉ vì em đi học thêm về muộn hơn 30 phút, ba em mặc kệ mọi lời giải thích của em và cho rằng em trốn học đi chơi với bạn trai.

Lúc đầu em hơi ngần ngại không dám nói chuyện với mình, nhưng sau đó em dần dần cởi mở hơn. Mình lắng nghe chia sẻ của em, những câu chuyện buồn vui em đang mang, mình chia sẻ với em thời mình còn đi học, những câu chuyện tình yêu tình báo không đầu không đuôi và đủ thứ trò nghịch ngợm trên đời của tuổi học trò. Khoảng cách dần được rút ngắn. Bây giờ mỗi khi gặp vấn đề, em lại “chị ơi, tâm sự với em một chút nhé”.

Tell: 0987 178 051

Vào 16:09 Ngày 01 tháng 6 năm 2011, Lê Hoàng Long <[email protected]> đã viết:

Lan Hương

unread,

Jun 1, 2011, 7:11:42 PM6/1/11

to [email protected]

LẮNG NGHE ĐỒNG CẢM

Tình huống 1: Những ngày sau khi em gái mình mất. Không khí gia đình mình vô cùng ảm đạm, mẹ và ba đau khổ. Và mình cũng vậy. Nhưng chỉ khác là ba và mẹ thì tha hồ khóc và thể hiện điều đó, mình thì không. Mình cho rằng không nên đau khổ. Và mình đã chối bỏ nỗi đau của mình. Những ngay đó mình hay nói chuyện với mẹ. Mình cố làm đúng vai trò là 1 chỗ dựa, do vậy mình càng không thể như ba mẹ, có thể khóc. Nhưng khi mẹ chia sẻ kỷ niệm, và nỗi đau, mình vừa nghe vừa động viên thoe kiểu là ai cũng có lúc phải chết, rằng đau khổ không được gì, rằng phải vững vàng lên, mẹ mất con còn con mất em ,... ...

Cho đến khi mẹ nói: khi nào con lớn lên, con sinh con, con làm mẹ, con sẽ hiểu mẹ. Anh em mất nhau khác với mẹ mất con ...

Mình giờ nhìn lại thấy rằng cả khoảng thời gian đó mình không hề lắng nghe, mà chỉ có tìm cách để xây cái hàng rào trong lòng để ngăn những yếu đuối của mình bộc phát ra ngoài, do vậy nỗi đau của mình không liên hệ được với mẹ, và mình cũng không nhìn vào nó.

Tình huống 2: Gần đây, có 1 lần mình đến gặp 1 người bạn, và chị ấy đang buồn chán và mất phương hướng. Chị cố nói cho mình hiểu tình trạng của chị ấy. Rằng chị không biết mình sẽ lm2 gì đây, ...

Nhưng mình cứ làm ra vẻ bề ngoài gật gật nhưng thật ra bên trong không hiểu được chị đang như thế nào. Cho đến ngày hôm qua, khi mình cũng rơi vào tình trạng như thế, mình buồn chán và thấy thất vọng về mình. Mệt mỏi. KHông biết mình sẽ đi tới đâu. Muốn bỏ việc, muốn nghỉ ngơi .... Mình chia sẻ với bạn mình và anh. Nhưng mình nói rồi lại thấy mình cần phải giải quyết chính mình. và mình thấy mình giống chị, mà lúc nói chuyện mình đã không cảm nhận điều này.

Khi mà mình lo giữ một điều gì đó. Mình hầu như quên hết đi mọi thứ xung quanh. Cho nên ai nói chuyện với mình, mình cũng chỉ là nghe vậy thôi. Còn khi mình nói chuyện với ai đó, mình chỉ biết họ và câu chuyện thôi, mình sẽ tự nhiên đồng cảm. Mình nghĩ vậy.

Thu Hoai

unread,

Jun 1, 2011, 7:27:53 PM6/1/11

to [email protected]

Tình huống 8: Chị dâu

Năm mình học lớp 12, năm ba mẹ mình cưới vợ cho anh hai, những tưởng có chị dâu về mình sẽ được sung sướng, không phải đi chợ nấu cơm, không phải dọn dẹp nhà cửa, không phải giặt quần áo,… tất cả sẽ khoán hết cho chị dâu. Việc của mình là đi học và hú hí bạn bè. Chị kia mới về làm dâu nhà bác Tám cũng vậy mà! Hihi…Nhưng tất cả đều chỉ là… tưởng tượng. Khi có chị về, mọi thứ vẫn không thay đổi, việc mình mình vẫn làm, chị chỉ lo việc của chị. Vậy là đâm ra hụt hẫng, căm ghét chị, “lẽ ra những việc này chị ta phải làm chứ?”, “lẽ ra chị ta phải biết yêu thương ba mẹ mình chứ?”, “lẽ ra” và “lẽ ra”…. Mãi đến sau này mình mới không còn ghét chị nữa, chị vẫn vậy nhưng mình không đòi hỏi chị phải như thế này hay như thế kia nữa. Mình đã hiểu được mình cần tôn trọng chị, chị có cá tính riêng của chị, có những nỗi niềm riêng của chị. Và mình cũng có những nét riêng của mình vậy, chưa chắc những cái ấy là đúng, là tốt đẹp. Sao có thể bắt chị phải sống theo ý mình? Vậy là mình quyết định thay đổi thái độ với chị, mình vui vẻ, cởi mở với chị hơn, chị cũng vậy, chị tâm sự với mình nhiều hơn, khoảng cách em chồng chị dâu bỗng nhiên được rút ngắn. Mỗi lần về thăm nhà mình lại cảm thấy yêu hơn những người thân trong gia đình mình.

Vào 16:52 Ngày 01 tháng 6 năm 2011, Thu Hoai <[email protected]> đã viết:

Doan Le Khanh

unread,

Jun 1, 2011, 8:09:42 PM6/1/11

to [email protected]

Chao Thay,

Em gui bai trong fiel dinh kem

Khanh Doan- Nhom 7

Le Khanh Doan-Nhom 7-Nghe trong su dong cam.doc

JAMES LAM

unread,

Jun 3, 2011, 6:40:17 PM6/3/11

to [email protected]

Chào thầy,

E xin gửi thầy Tình huống “lắng nghe trong đồng cảm” của e.

Việt.

TÌNH HU?NG NGHE TRONG Ð?NG C?M.docx

Quy Nguyen Duc

unread,

Jun 3, 2011, 7:07:33 PM6/3/11

to [email protected]

File docx anh doc ko duoc viet oi

Chào thầy,

E xin gửi thầy Tình huống “lắng nghe trong đồng cảm” của e.

Việt.

--

Nguyễn Đức Quý

Giám đốc TT Phát triển Nhân lực và Tài năng.

DĐ: 0955496303

Chuyên môn

- Tư vấn, đào tạo cho cá nhân:

+ Nâng cao năng lực Lãnh đạo và Lãnh đạo bản thân

+ Nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) và Quản lý Stress

+ Giải phóng tiềm năng sáng tạo của bản thân

+ Nâng cao năng lực làm việc hiệu quả

- Tư vấn, đào tạo cho tổ chức, doanh nghiệp:

+ Xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc chủ động

+ Lãnh đạo sự thay đổi và phát triển tổ chức

+ Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

+ Khai thác và phát triển năng lực nhân viên

+ Xây dựng môi trường làm việc gắn kết nhân viên cho DN TC

- Hỗ trợ đánh giá năng lực của nhân sự cấp cao.

Viện Khoa học Phát triển Nhân lực và Tài năng

254 đường Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Bình, TPHCM

Tel: 0838906003

Fax: 0838484036

Lê Hoàng Long

unread,

Jun 3, 2011, 8:07:37 PM6/3/11

to [email protected]

Em copy lại ra đây bài của Việt:

  1. Tình huống 1:

Đã lâu rồi chưa gặp lại Thầy, người mà tôi từng quý mến nhất thời trung học.Thầy là người cùng quê, nhưng dạy môn tiếng Anh rất hay. Thời đó, thầy và trò thân nhau như anh em. Gặp lại thầy, tôi hỏi:

- Dạo này thầy khỏe không ah?

- Thầy khoẻ lắm

- Thầy nói khoẻ sao e thấy thầy nói không có tự nhiên cho lắm?

- Ah, do thầy đang bị lỡ miệng, không mở miệng ra được

- Ui, vậy hả, thầy bị lở như thế nào?

- Thầy cứ bị lở hoài, hết chỗ này lại lan sang chỗ khác, đau chịu không nổi. Mỗi lần ăn gì là nước mắt nước mũi cứ ứa ra. Thầy không ăn được gì hết em àh.

- Oh, e cũng bị như thế rồi thầy ạh, đau lắm. Thế thầy có dùng thuốc gì chưa?

- Thầy dùng rồi e nhưng mà không bớt.

- E cũng bị miết, khoảng 2 tuần mới khỏi được. Ah, e nhớ có một người bạn có thuốc trị cái này. Thuốc gia truyền, mua ở Hà Tây đó thầy.

- Ừa, vậy e hỏi giúp thầy nhé. Cảm ơn E nhiều.

- Dạ, để em hỏi cho. Nhưng trong thời gian chưa có thuốc, thầy mua Listerine về xúc miệng hàng ngày nha. Nhiều lúc vi khuẩn cũng làm cho lâu bớt đó thầy.

- Ừa , cảm ơn e.

  1. Tình huống 2:

Nguyên là bạn thân của tôi. Thằng này nổi tiếng là có nhiều người theo đuổi và có khả năng chinh phục phụ nữ rất nhanh. Một hôm cậu ta gọi điện cho tôi:

- Việt ơi, bé Bình breakup tao rồi mày!

- Trời, sao vậy? Tao tưởng mày với nó vẫn tốt đẹp chứ.

- Không đâu.

- Lý do là gì vậy?

- Vì bé ấy biết tao vẫn còn yêu bé Quỳnh.

- Vậy mày có thấy đau không?

- Không, chỉ hơi buồn buồn thôi.

- Sao mày không thấy đau, tao nghĩ mày yêu nó mà?

- Không, tao nghĩ tao yêu vì nó quá hoàn hảo

- Vậy có cái gì mày không thích ở bé không?

- Bé đó cái gì cũng ổn hết, chỉ là tao hông yêu được thôi

- Vậy mày yêu bé Quỳnh ở chỗ nào?

- Giá mà tao cắt nghĩa được điều đó

- Ừa, tao hiểu mà, không dễ quên một người. Thế lần này break up, bé Bình có đau không mày?

- Không, vậy mới đau chứ! L

- Ủa, mày không yêu sao lại đau?

- Tao tưởng là tao yêu nhưng té ra là tao không yêu.

- Mày đau vì mày lừa dối bản thân mình?

- Uhm

- Tại sao mày lại lừa dối bản thân mày?

- Tao không biết, khi break up tao mới biết

- Ừa, tao hiểu cảm giác đó như thế nào. Thường người ta yêu bằng lý trí nhưng thực sự con tim không có nghe theo.

- Chính xác luôn, đúng tim đen tao luôn. Tao yêu bé Bình bằng lý trí nhưng thực sự con tim tao không có nghe theo.

- Ừa, tao hiểu. Lý trí nó yêu trên lý lẽ, suy diễn nhưng con tim thì không như thế. Con tim thì chân thật và mù quáng. Nó không cần lý lẽ gì hết.

- Quá đúng đó mày. Wow, sao hôm nay mày lại sâu sắc quá vậy! Tuy tao không đau, nhưng tao không muốn breakup, nhưng bé Bình đã đọc thấu tim đen của tao. Bé Bình nói tao quen bé chỉ để quên bé Quỳnh.

- Haha, chứ còn gì nữa. Người ta đã phát hiện sớm hơn dự kiến, đúng không nào?

- Uhm

- Thôi, mày nên bắt đầu một mối quan hệ khác một cách thận trọng hơn. Hãy tập lắng nghe con tim mày. Cách tốt nhất là tìm thấy sự thống nhất giữa lý trí và con tim thì mới có một mối quan hệ bền vững được. May cho mày lần này, người ta đã phát hiện sớm chứ không sẽ bị tổn thương lắm đấy.

- Ừa, cảm ơn mày.

JAMES LAM

unread,

Jun 3, 2011, 9:32:20 PM6/3/11

to [email protected]

TÌNH HU?NG NGHE TRONG Ð?NG C?M.doc

Lê Hoàng Long

unread,

Jun 6, 2011, 2:07:43 PM6/6/11

to [email protected]

Một câu chuyện về lắng nghe đồng cảm:

Một người bạn thân chia sẻ với tôi những lo lắng về cậu con trai - mà theo anh ấy là “hỗn xược”, “bất trị” và “vô ơn bạc nghĩa”.

- Stephen, tôi không biết phải làm gì nữa đây! Tình hình căng thẳng đến mức nếu tôi bước vào phòng định xem tivi cùng thằng con trai thì ngay lập tức, nó sẽ tắt ti-vi và bỏ ra ngoài. Tôi đã cố gắng hết sức để gần gũi nó nhưng không thể.

Vào thời gian đó, tôi đang giảng cho một vài lớp về những vấn đề liên quan đến 7 thói quen - mà tôi sẽ bàn đến trong cuốn sách “7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc” - nên tôi đã nêu lên đề nghị:

- Tại sao anh không tới lớp học của tôi bây giờ nhỉ, chúng tôi đang thảo luận về Thói quen thứ 5 - hãy lắng nghe và hiểu người khác trước khi muốn người khác hiểu mình. Tôi đoán rằng con trai anh đang cảm thấy anh không hiểu nó.

- Tôi hiểu con tôi mà. - Anh bạn tôi nói. - Thậm chí tôi còn biết trước nó sẽ gặp phải chuyện gì nếu nó không nghe lời tôi.

- Hãy coi như anh chưa hiểu gì về con mình cả. Hãy thử lắng nghe mà không đưa ra phán xét gì hết. Anh đến lớp nhé, để tìm hiểu sự lắng nghe với sự tôn trọng.

Và anh bạn tôi đã đến dự lớp học. Nhưng anh ấy chủ quan đến mức cho rằng chỉ cần sau một buổi học là quá đủ để thông hiểu mọi việc. Anh ấy tới gặp cậu con trai và bảo: “Lâu nay con cho rằng bố không hiểu con, bây giờ bố muốn nghe con. Nào, nói đi!”. Cậu con trai đáp lại: “Bố chưa bao giờ hiểu con cả, chưa bao giờ…”. Rồi cậu bỏ ra ngoài.

Ngày hôm sau, anh bạn đến gặp tôi, nói:

- Stephen à, biện pháp của anh không hiệu quả, tôi đã cố hết sức nhưng nó vẫn bất hợp tác! Tôi chỉ muốn nói thẳng vào mặt nó, “Ngốc ạ! Chả lẽ con không nhận ra những gì bố đã và đang cố gắng làm vì con sao?”. Tôi không biết liệu còn chút hy vọng nào nữa không?

Tôi đáp:

- Cậu bé chỉ đang muốn kiểm tra sự chân thành của anh mà thôi. Và nó đã tìm thấy điều gì? Nó thấy rằng anh không thực sự muốn hiểu mà chỉ muốn áp đặt.

- Chẳng qua là nó quá ngạo mạn. Nó thừa hiểu mọi hành động của nó đang làm mọi việc rối tung cả lên.

Tôi nói:

- Hãy nhìn lại bản thân mình xem. Anh đang tức giận nghĩ mình gặp thất bại. Anh chỉ làm ra vẻ cố gắng lắng nghe là có thể khiến con trai mình mở lòng ra được sao? Anh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của anh. Dần dần anh sẽ học được cách yêu thương vô điều kiện, yêu con theo đúng bản chất của nó, chứ không phải yêu vì nó cư xử theo cách mà anh muốn. Anh phải học cách lắng nghe, nếu cần, hãy xin lỗi cho những lời phán xét hay những sai lầm trước đây của anh.

Anh ấy đã hiểu ra: hành động vừa qua của anh, kỳ thực, chỉ làm ra vẻ là muốn hiểu con, chứ anh chưa học được cách lắng nghe thật chân thành và kiên nhẫn, bất kể kết quả như thế nào.

Vì thế anh ấy quay lại lớp học, thay đổi suy nghĩ và động lực của mình, bằng một thái độ mềm mỏng, tế nhị và cởi mở hơn.

Cuối cùng anh ấy nói:

- Tôi đã sẵn sàng. Tôi sẽ thử lại một lần nữa.

Tôi nhắc:

- Cậu bé sẽ kiểm tra sự chân thành của anh đấy.

- Có lẽ nó sẽ từ chối bất cứ đề nghị nào của tôi. Nhưng tôi vẫn sẽ trò chuyện cùng nó, vì tôi tin rằng thằng bé xứng đáng nhận được sự quan tâm.

Tối hôm đó, bạn tôi đã ngồi xuống bênh cạnh cậu con trai, tâm sự: “Bố biết con vẫn nghĩ là bố không hề hiểu con, nhưng bố mong con tin rằng bố đang và sẽ cố gắng không ngừng để hiểu được con”.

Một lần nữa, cậu bé lạnh nhạt đáp “Bố chưa bao giờ hiểu con cả”. Nó đứng dậy, bỏ đi. Nhưng ngay khi nó vừa bước đến cửa thì bạn tôi cất tiếng: “Trước khi con đi, bố muốn xin lỗi con vì đã làm con phải xấu hổ trước mặt bạn bè tôi hôm trước”.

Cậu bé quay lại, nói: “Bố không biết là con đã xấu hổ thế nào đâu”. Mắt cậu bé ngân ngấn nước.

Sau lần nói chuyện đó, anh ấy nói với tôi:

- Stephen, những lời hướng dẫn và động viên của anh thực sự đã tác động đến tôi vào khoảnh khắc tôi thấy con trai mình khóc. Tôi không ngờ điều đó lại quan trọng đối với nó đến như vậy, không ngờ nó đã bị tổn thương đến thế. Lần đầu tiên, tôi thực sự muốn lắng nghe.

Vậy là bạn tôi đã tạo được cầu nối với con. Cậu bé dần cởi mở hơn. Họ nói chuyện đến nửa đêm, khi vợ anh ấy bước vào nhắc nhở hai bố con rằng đã đến giờ đi ngủ thì cậu bé nói: “Con với bố muốn nói chuyện thêm một chút nữa, đúng không bố?”. Và họ tiếp tục trò chuyện cho tới tận sáng.