Bài tập tiếng hàn sơ cấp 1 solf năm 2024

Bài học tiếng Hàn qua video tiếp theo của Hàn Ngữ SOFL trong trình độ tiếng Hàn sơ cấp 1 đó là Bài 2: Trường học. Chúng ta sẽ cùng làm quen với những mẫu câu yêu cầu, chỉ vị trí đồ vật, các từ nối và học một số từ vựng sơ cấp liên quan.

I. Mục tiêu bài học

- Học viên nắm được những mẫu câu giao tiếp tiếng Hàn cơ bản như yêu cầu, chỉ ra vị trí các đồ vật bằng tiếng Hàn - Làm quen và sử dụng được những từ vựng tiếng Hàn sơ cấp liên quan đến đồ vật, đồ dùng học tập - sinh hoạt, các từ nối - Thực hành làm bài tập và nói được những đoạn hội thoại giao tiếp về trường học - Học cách biến âm khi các phụ âm ㄱ,ㅍ,ㅎ gặp ㅖ.

II. Nội dung bài học

1. Từ vựng tiếng Hàn chủ đề Trường học và đồ vật - Đồ dùng học tập 책상: Bàn học 연필: Bút chì 볼펜: Bút bi 자: Thước kẻ 책: Sách 공책: Vở 색연필: Bút màu 펜: Bút mực 필통: Hộp bút 책가방: Cặp sách 컴퓨터: Máy vi tính 2. Từ vựng cơ bản liên quan đến đồ dùng sinh hoạt 시계: Đồng hồ 모자: Cái mũ 우산: Cái ô 신문: Tờ báo 카메라: Máy ảnh 사전: Từ điển 안경: Kính mắt 휴대 전화: Điện thoại di động3. Ngữ pháp

  1. N이/가있어요 [없어요] 있어요: Có ⇒ N이/가있어요: Có N 없어요: Không có (chỉ sự không tồn lại) ⇒ N이/가없어요: Không có N - Danh từ kết thúc bằng patchim + 이있어요 [없어요] - Danh từ không có patchim + 가있어요 [없어요]. Ví dụ: A: 신문이 있어요? - Bạn có báo không? B: 신문이 없어요. - Tôi không có báo.
  1. 이거는 [그거는, 저거는] N이에요/예요 Đây là các đại từ chỉ vị trí - 이거/이것: Cái này. Chỉ danh từ ở vị trí gần người nói xa người nghe - 그거/저것: Cái đó. Chỉ danh từ ở vị trí gần người nghe xa người nói. - 저것: Cái kia. Chỉ danh từ ở vị trí xa cả người nói và người nghe. Cách viết tắt: 이거 + 는 ⇒ 이거는 ⇒ 이건 그거 + 는 ⇒ 그거는 ⇒ 그건 저거 + 는 ⇒ 저거는 ⇒ 저건
  1. N 주세요 Sử dụng khi muốn yêu cầu đối phương đưa gì đó cho mình. Ví dụ: 카메라 좀 주세요 - Đưa giúp tôi cái máy ảnh với. - “좀” dịch là “Một chút, một vài”. Tuy nhiên đi với cấu trúc này không thể dịch là “Đưa giúp tôi một chút máy ảnh” được vì như vậy câu sẽ không tự nhiên. - Người Hàn thường sử dụng “좀” để tạo cảm giác lịch sự. Nếu chỉ sử dụng nguyên cấu trúc 주세요 thì lời nói mang tính nặng nề, yêu cầu, ép buộc vì vậy sử dụng 좀 sẽ tạo cảm giác lịch sự hơn, nhẹ nhàng hơn khi nói.
  1. N 하고 N; N와/N과 - 하고: Sử dụng để nối 2 danh từ trong cùng 1 câu, nghĩa tiếng Việt là “Và, với”, thường dùng trong văn nói. Có thể kết hợp 3 danh từ liên tiếp nhau dựa vào mẫu: N 하고, N 하고 , N 하고. - N 와 (không patchim) /과 (có patchim) Đi sau danh từ thể hiện sự liên kết giữa 2 danh từ ⇒ và/với Ví dụ: 시계와 신문 - Đồng hồ và báo. - N하고/와 /과 / + 함께 ⇒ Làm việc gì đó cùng với ai. Chú ý: ⇒ Khi thực hiện chức năng liệt kê sự việc, sự vật, có thể gắn N 하고 vào cả danh từ đầu và danh từ cuối nhưng không thể kết hợp như vậy với 와/과 ⇒ Không dùng chung các tiểu từ này trong cùng một câu.

III. Phát âm Khi ㄱ,ㅍ,ㅎ gặp ㅖ thì được phát âm thành ㅔ.

Cùng trung tâm tiếng Hàn Ngữ SOFL học một số ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp thông dụng để ứng dụng vào làm bài tập, luyện thi Topik cấp I và giao tiếp cơ bản nhé!

Cùng trung tâm tiếng Hàn Ngữ SOFL học một số ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp thông dụng để ứng dụng vào làm bài tập, luyện thi Topik cấp I và giao tiếp cơ bản nhé!

Ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình học tiếng Hàn của mỗi người. Nắm chắc những mẫu câu cơ bản này bạn sẽ có khả năng diễn đạt tiếng Hàn trong các tình huống giao tiếp cơ bản tốt hơn. Đặc biệt, nếu bạn muốn ôn thi để luyện thi Topik I thì đừng bỏ lỡ các cấu trúc tiếng Hàn sơ cấp này.

Ở trình độ tiếng Hàn sơ cấp người học sẽ làm quen với những mẫu câu giới thiệu bản thân, hỏi đường, các hoạt động hàng ngày, bày tỏ mong muốn bản thân, miêu tả sự vật hiện tượng...

Trung tâm tiếng Hàn SOFL hướng dẫn bạn học một số cấu trúc tiếng Hàn sơ cấp thông dụng sau đây:

1) Giới thiệu bản thân

Chủ ngữ + Tên/Nghề nghiệp/Chức vụ + 이다: Tôi là...

Dùng để nói với người lạ chưa thân thiết, người bề trên, người có địa vị xã hội như bố mẹ, anh chị, ông bà, giáo viên, bác sĩ… (kính ngữ) thì chia động từ 이다 thành 입니다. Dạng lịch sự nhưng thân thiết, gần gũi hơn sẽ chia là 예요/이에요.

Ví dụ:

저는 흐엉입니다: Tôi (tên) là Hương

의사예요: Tôi là bác sĩ.

Dùng để nói với bạn bè, người ít tuổi hơn, người thân quen thì không cần thêm đuôi 요 hoặc 입니다.

Bài tập tiếng hàn sơ cấp 1 solf năm 2024

Làm bài tập tiếng Hàn Sơ Cấp 1 ra sao?

2) Diễn tả địa điểm

Chủ ngữ + Danh từ địa điểm + 에 + Động từ (thường là 가다, 오다, 있다): Đi/Đến/Ở địa điểm

Ví dụ:

저는 집에 있습니다: Tôi ở nhà

학교에 가요: Tôi đi đến trường

  1. Diễn đạt địa điểm của hành động

Chủ ngữ + Danh từ địa điểm + 에서 + Động từ: Làm gì ở địa điểm

Ví dụ:

저는 서울에서 살았습니다: Tôi sống ở Seoul

학교에서 공부해요: Tôi học ở trường.

Lưu ý: Chú ý hai mẫu câu 2 và 3 đều là những mẫu câu nói về địa điểm nhưng trạng từ thì không được sử dụng giống nhau. Ta dùng 에 khi nói về địa điểm không diễn ra hành động. Ví dụ như câu “학교에 가요: Tôi đi đến trường” - ở đây là hành động diễn ra trên đường chứ không phải diễn ra trong trường học. Sử dụng 에서 khi nói về địa điểm có diễn ra hành động như “학교에서 공부해요: Tôi học ở trường.” - trường chính là nơi đang diễn ra việc học của nhân vật “tôi” nên đi với 에서.

4) Bày tỏ mong muốn

Gốc động từ + 고 싶다: Tôi/em muốn…

Gốc động từ + 고 싶어하다: Anh ấy/cô ấy muốn...

Cấu trúc 1:

Dùng cho ngôi thứ nhất là câu trần thuật, nói về mong muốn của chính bản thân mình.

Ví dụ: 한국에 가고 싶습니다: Tôi muốn đến Hàn Quốc

Dùng cho ngôi thứ 2, dạng câu hỏi, tìm hiểu mong muốn của người khác.

Ví dụ: 흐엉 씨는 사진가가 되고 싶어요?: Hương có muốn trở thành thợ chụp ảnh không?

Cấu trúc 2: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ 3 như cô ấy, anh ấy, em trai, em gái, họ…

Ví dụ: 동생이 모자를 사고 싶어해요 - Em tôi muốn mua mũ.

5) Khuyên nhủ: Đừng làm gì

Gốc động từ + 지 말다: Đừng...

Mẫu câu này thường được dùng với đuôi câu đề nghị, cầu khiến: 세요.

Ví dụ:

걱정하지 마세요 - Bạn đừng lo lắng (kính ngữ)

걱정하지 마 - Đừng lo lắng (thân mật)

이 책을 사지 마세요 - Xin đừng mua quyển sách này (kính ngữ)

이 책을 사지 마라 - Đừng mua sách này! (thân mật, gần gũi).

6. Diễn tả sở thích

취미가 + sở thích + 이다: Sở thích của tôi là…

Chủ ngữ + sở thích + 좋다: Tôi thích...

Ví dụ:

나는 한국을 좋아해요: Tôi thích tiếng Hàn.

취미가 쇼핑이다: Sở thích của tôi là mua sắm.

Lưu ý: Khi học những ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp này cần chú ý trong giao tiếp thực tế, người Hàn Quốc thường có xu hướng lược bỏ chủ ngữ trong câu. Khi nói với những người có mối quan hệ thân mật, thân thiết nếu không lược bỏ chủ ngữ thì họ thường lược bỏ trợ từ chủ ngữ và tân ngữ để câu nói thêm thân thiết. Người Hàn coi trọng việc xưng hô có trật tự, kỷ luật vậy nên phải luôn chú ý chia kính ngữ và động từ cho đúng đối tượng.

Trên đây là những ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp cơ bản và thông dụng nhất được người bản ngữ sử dụng thường xuyên khi giao tiếp. Hàn Ngữ SOFL chúc bạn học ngữ pháp chăm chỉ và hiệu quả.