Bài tập sgk luyen tap polime và vat lieu polime năm 2024

I- Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm polime

- Khái niệm

+ mắt xích : đơn vị nhỏ nhất tạo nên polime

+ monome : phân tử cấu tạo nên mắt xích

+ hệ số polime hóa : n

- Phân loại polime:

+ Theo nguồn gốc: thiên nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp

+ Theo phản ứng tổng hợp polime : trùng hợp , trùng ngưng

2. Cấu trúc

- Mạch không nhánh

- Mạch nhánh

-Mạch mạng không gian

3. Tính chất

  1. Tính chất vật lý
  1. Tính chất hóa học:

- Giữ nguyên mạch polime

- Cắt mạch polime

- Khâu mạch polime

4. Điều chế

Phân biệt trùng ngưng và trùng hợp

5. Vật liệu polime

- Chất dẻo

- Tơ

- Cao su

- Keo dán

- Vật liệu compozit

Để sản xuất clorin, người ta clo hóa PVC bằng clo. Polime thu được ( có tên là peclorovinyl) chứa 66,7% clo. Giả thiết hệ số polime hóa n không thay đổi sau phản ứng. a) Hãy tính xem trung bình cứ mấy mắt xích trong phân tử PVC thì có một mắt xích bị clo hóa. b) Viết công thức cấu tạo một đoạn phân tử peclorovinyl đã cho ở trên.

Xem lời giải

Giải bài tập Hóa học 12: Luyện tập Polime và vật liệu polime vừa được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 5 bài tập trong sách giáo khoa môn Hóa học lớp 12 bài 15 Luyện tập polime và vật liệu polime. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

A. Lý thuyết hóa 12 bài 15

I. Khái niệm

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

II. Cấu tạo mạch polime

Có ba kiểu cấu tạo mạch polime:

Mạch không nhánh.

Mạch có nhánh.

Mạch mạng không gian.

III. Khái niệm về các loại vật liệu polime

Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hồi.

Tơ.

Keo dán.

Thành phần chính của chất dẻo, cao su, tơ, keo dán là polime

Phản ứng trùng hợpPhản ứng trùng ngưngĐịnh nghĩaLà quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) thành phân tử lớn (polime).Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O, ...).Quá trìnhn Monome→ Polimen Monome→ Polime + các phân tử nhỏ khácSản phẩmPolime trùng hợpPolime trùng ngưngĐiều kiện của monomeCó liên kết đôi hoặc vòng kém bền.Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

B. Giải Hóa 12 bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

Bài 1 trang 76 SGK Hóa 12

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
  1. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.
  1. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
  1. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

Bài 2 trang 76 SGK Hóa 12

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?

  1. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ.
  1. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.
  1. Cao su isoprene, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ.
  1. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án B.

Bài 3 trang 77 SGK Hóa 12

Cho biết các monomer được dùng để điều chế các polime sau:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  1. CH2=CHCl
  1. CF2 = CF2
  1. CH2=C(CH3)-CH=CH2
  1. H2N-[CH2]6-COOH
  1. HOOC-C6H5-COOH và HO - CH2 - C6H5-CH2-OH
  1. H2N-[CH2]6-NH2 và HCOOC-[CH2]4-COOH

Bài 4 trang 77 SGK Hóa 12

Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

  1. PVC (làm vải giả da) và da thật.
  1. Tơ tằm và tơ axetat.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  1. Đốt hai mẫu tơ giả và tơ thật sau đó úp lên bề mặt ngọn lửa một phễu lọc có tẩm dung dịch AgNO3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng thì đó là PVC (làm da giả)

PVC + O2 → HCl + ...

HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

Mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật.

  1. Tơ tằm khi cháy có mùi khét như tóc cháy, còn tơ axetat thì không.

Bài 5 trang 77 SGK Hóa 12

  1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:.

- Stiren → polistiren.

- Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).

  1. Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

- Stiren → polistiren.

- Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).

C. Trắc nghiệm Hóa học 12 bài 15

Bài trắc nghiệm số: 195

-----

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chủ đề