Bài tập Ngữ văn lớp 6 tập 2 trang 3

Xuất bản ngày 14/04/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 152 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần luyện tập hướng dẫn soạn bài Ôn tập về dấu câu

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 152 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi luyện tập và soạn bài Ôn tập về dấu câu ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp:

- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta

- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi

- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.

Trả lời bài 3 trang 152 SGK văn 6 tập 2

Cách trình bày 1

- Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta!

- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm Động Phong Nha quê tôi!

- Động Phong Nha còn cất giữ biết bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người chưa biết hết.

Cách trình bày 2

- Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta (!)

- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm Động Phong Nha quê tôi (!)

- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết (.)

-----------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 152 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Ôn tập về dấu câu trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp

Giải toán 6 tập 1 lớp 6 kết nối tri thức

Giải toán 6 tập 2 lớp 6 kết nối tri thức

Giải công dân 6 kết nối tri thức

Giải lịch sử và Địa lí 6 kết nối tri thức

Giải khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức

Giải âm nhạc 6 kết nối tri thức

Giải tin học 6 kết nối tri thức

Giải công nghệ 6 kết nối tri thức

Giải hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức

Giải mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Câu 3

Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĂN TRỘM TÁO

  Ba con Xin là ông Xung hành nghề hốt thuốc Bắc. Nhà ông có dãy tủ gỗ mít đen bóng ốp sát tường, ngăn kéo san sát. Mỗi lần đến nhà con Xin, chạy nhảy ngoài sân chán tôi lại vào nhà xem ông hốt thuốc.

  Trước tiên ông nghiêm nghị bắt mạch người bệnh với ba ngón tay, sau đó hỏi han đủ thứ, rồi ông vạch mí mắt người bệnh ra xem, bắt người bệnh thè cả lưỡi ra nữa. Những lúc đó trông ông rất oai, như một ông vua, bảo làm gì là khách nghe theo răm rắp.

  Nhưng tôi vào nhà không phải để xem ông khám bệnh. Tôi hồi hộp đợi tiết mục tiếp theo. Đó là lúc ông hốt thuốc.

  Ông mở ngăn kéo này, hốt một nắm vỏ quýt, mở ngăn kéo kia hốt một nắm cam thảo. Có vô số ngăn như vậy, mỗi ngăn chứa một loại thảo dược khác nhau.

  Sau khi hốt đủ các vi thuốc cần thiết, cuối cùng bao giờ ông cũng bắc ghế trèo lên thò tay vào ngăn trên cùng, bốc vài quả táo Tàu cho vào thang thuốc.

  Qủa táo Tàu to bằng cái ngon tay cái, khô quắt queo và đen thùi lùi nhưng cắn vào nghe sừng sực và ngọt lịm, con nít đứa nào cũng mê tơi.

  Lần nào cũng vậy, thấy tôi đứng thập thò sau quầy ngăn giương cặp mắt thèm thuồng ra nhìn ông, thế nào ông Xung cũng lấy thêm một quả táo chìa ra trước mặt tôi, vui vẻ:

- Bác cho con nè.

  Trăm lần như một, hễ tôi có mặt lúc ba con Xin hốt thuốc bao giờ tôi cũng có phần.

  Nhưng không phải lúc nào ông Xung cũng có khách. Những lúc đó, thèm táo quá, tôi nhìn dáo dác không thấy ai liền đánh liều bắc ghế trèo lên các ngăn tủ. Ngăn đựng táo quá cao, tôi phải chồng một lúc ba cái ghế mới với tới.

  Ba lần ăn vụng táo đều trót lọt.

  Tới lần thứ tư, tôi kiễng chân mạnh quá, chồng ghế lộn nhào hất tôi lăn kềnh dưới nền nhà, ê ẩm cả người.

  Sợ ông Xung nghe tiếng động chạy ra, tôi nén đau tập tễnh chuồn ra trước sân, rồi chân thấp chân cao vù thẳng một mạch về nhà.

  Hôm sau gặp con Xin trên lớp, mặt tôi cứ lấm la lấm lét. Tôi chờ nó chửi tôi là đồ ăn vụng. Ghét tôi, nó quàng ba chữ “đồ trộm cắp” lên đầu tôi, tôi chỉ có khóc.

  Nhưng tôi rình nó suốt cả buổi sáng, chẳng thấy nó có thái độ gì khác lạ. Con Xin vẫn nói cười tỉnh bơ, cứ như thể nhà nó chưa từng có trộm đột nhập. Chắc là ông Xung không biết tôi đã vào nhà trộm táo. Nhìn thấy mấy chiếc nghế đồ chồng kềnh, chắc ông nghĩ do bọn chó mèo gây ra. Tôi thở phào nhẹ nhõm và vài ngày sau tôi lại lơn tơn mò sang nhà nó.

   Chơi u, chơi cướp cờ với tụi bạn chán, đến trò trốn tìm tôi nhìn quanh không thấy đứa nào đề ý lại chui tọt vào nhà.

   Phòng khám của ông Xung vắng hoe, ba chiếc ghế con xếp thành một hàng ngay ngắn trong góc.

   Tôi liếc lên dãy ngăn kéo im lìm, phân vân không biết có nên bắc ghế leo lên một lân nữa không.

   Đang lưỡng lự, ánh mắt tôi chợt chạm phải một ngăn kéo dưới thấp và lập tức mắc kẹt luôn ở đó.

   Đó là ngăn kéo duy nhất có dán nhãn bên ngoài, độc một chữ “TÁO”.

   Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đông cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.

   Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thập hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.

   Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều đuy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa. Tôi cảm thây xấu hỗ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.

    Ông “vẽ đường cho hươu chạy” chẳng qua ông sợ tôi té ngã khi phải bắc ghế trẻo lên cao.

   Nhưng kể từ hôm đó tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện lây trộm táo của ông nữa, chẳng hiểu tại sao!

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, 2010)

a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Nhân vật nào là nhân vật chính?

c. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:

   Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đồng cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.

  Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thập hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.

   Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều đuy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa.  Tôi cảm thấy xấu hỗ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.

d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?

e. VB viết về đề tài gì?

g. Nêu chủ đề của truyện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

a. Truyện có những nhân vật như: "tôi", Xin, ông Xung

b. Nhân vật chính là nhân vật "tôi", vì các sự việc trong truyện đều xoay quanh nhân vật "tôi"

c. Một số chi tiết miêu tả ý nghĩ và hành động của nhân vật "tôi":

- Miêu tả ý nghĩ:

+ "Tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực"

+ "Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc"

+ "Cảm thấy xấu hổ"

- Miêu tả hành động:

+ "Vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. Chạy tuốt ra đường"

+ "Bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo"

d. Những chi tiết này cho thấy nhân vật "tôi" có nét tính cách của trẻ con: ngây thơ, hồn nhiên.

đ. Những chi tiết đó thể hiện tính cách:

- Lòng nhân hậu, thương người của ông Xung.

- Sự thấu hiểu tâm lí nhân vật "tôi" của ông Xung nên có cách giáo dục nhân vật "tôi" nhận ra lỗi lầm một cách tế nhị.

- Niềm tin của ông Xung vào bản chất lương thiện của nhân vật "tôi".

e. Đề tài của VB: cách giáo dục trẻ em khi trẻ phạm lỗi lầm

g. Chủ đề của VB này là cách giáo dục trẻ em tế nhị của người lớn khi trẻ phạm lỗi lầm, góp phần khơi dậy lòng hướng thiện của đứa trẻ

Loigiaihay.com