Bài tập kế toán mua bán hàng hóa trong nước năm 2024

Để làm được bài tập kế toán quá trình mua hàng, trước hết bạn cần biết và hiểu về các tài khoản sử dụng khi hạch toán.

1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 152: Vật liệu

– Công dụng: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế trong các doanh nghiệp, chi tiết từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư, hàng hóa theo từng đơn vị bán.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ.

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ.

+ Số dư Nợ: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ.

Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ

Công dụng: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại công cụ dụng cụ theo giá thực tế trong các doanh nghiệp, chi tiết từng loại công cụ dụng cụ.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế công cụ dụng cụ nhập kho trong kỳ.

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ.

+ Số dư Nợ: phản ánh giá trị thực tế công cụ dụng cụ tồn kho trong kỳ.

Tài khoản 156: Hàng hóa

Công dụng: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng hóa theo giá thực tế trong các doanh nghiệp, chi tiết từng loại, từng nhóm, từng kho, từng quầy hàng theo từng thứ tự hàng hóa.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế hàng hóa nhập kho trong kỳ.

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế hàng hóa xuất kho trong kỳ.

Tài khoản 151: Hàng đang đi đường

Công dụng: dùng để phản ánh tất cả các loại vật tư, hàng hóa mà đơn vị đã mua hoặc đã chấp nhận mua (thuộc quyền sở hữu của đơn vị), cuối kỳ vẫn chưa kiểm nhận nhập kho.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế hàng mua đang đi đường tăng trong kỳ

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế hàng mua đang đi đường giảm trong kỳ

+ Số dư Nợ: phản ánh giá trị thực tế hàng mua đang đi đường còn lại cuối kỳ

Tài khoản 331: Phải trả người bán

Công dụng: dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ… kể cả ứng tiền trước cho người bán.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh số tiền đã trả hoặc ứng trước cho người bán

+ Bên Có: phản ánh số tiền phải trả người bán hoặc số tiền thừa người bán trả lại

+ Số dư Có: phản ánh số tiền còn phải trả người bán.

+ Số dư Nợ (nếu có): phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền trả thừa cho người bán.

Tài khoản 331 được theo dõi chi tiết cho từng chủ nợ, khách nợ và không được bù trừ số dư khi lên bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra, khi hạch toán quá trình mua hàng còn sử dụng một số tài khoản như: 111, 112. 141, 311, 133…

2. Trình tự hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu

– Trường hợp mua hàng nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

– Khi thanh toán tiền hàng cho người bán và chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho người bán:

Nợ TK 331: phải trả người bán

Có TK 111, 112, 141: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng

– Trường hợp hàng đã mua hay chấp nhận mua nhưng cuối tháng chưa về kho:

Nợ TK 151: hàng đang đi đường

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

– Trường hợp hàng đang đi đường kỳ trước về nhập kho:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Có TK 151: hàng đang đi đường

– Trường hợp mua hàng nhập khi nhưng cuối tháng hóa đơn chưa về, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

– Khi hóa đơn về, kế toán điều chỉnh:

* Cách 1: + Xóa toàn bộ bút toán đã ghi theo giá hạch toán bằng bút toán đỏ:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

+ Ghi lại bút toán mới theo giá thực tế:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

* Cách 2: kế toán ghi phần chênh lệch:

+ Ghi bổ sung phần chênh lệch (nếu giá tạm tính < giá thực tế):

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

+ Ghi đỏ hoặc ghi âm phần chênh lệch (nếu giá tạm tính > giá thực tế):

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

Chú ý: nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì cách hạch toán tương tự trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác giá trị nhập kho là giá bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Mẫu bài tập kế toán quá trình mua hàng

Ví dụ: Có tình hình thu mua vật tư tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau:

Bài tập kế toán quá trình mua hàng

  1. Số dư đầu kỳ 1 số tài khoản:

– TK 152: 120.000.000

– TK 153: 10.000.000

– TK 151: 65.000.000

– TK 331 (Công ty K): 60.000.000

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Mua vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho người bán (Công ty K), trị giá 220.000.000 trong đó đã có thuế GTGT 10%.

2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trên về kho 1.500.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.

3. Mua vật liệu và công cụ dụng cụ, giá mua chưa thuế GTGT 80.000.000 (trong đó vật liệu 30.000.000, công cụ dụng cụ 50.000.000), thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng hàng chưa về nhập kho.

4. Hàng mua đang đi đường kỳ trước đến nay đã về nhập kho đầy đủ 65.000.000, trong đó vật liệu 40.000.000, công cụ dụng cụ 25.000.000.

Chủ đề