Bài tập cho bé bị bàn chân bẹt năm 2024

Như đã nói ở bài trước, chứng bàn chân bẹt (bàn chân phẳng, sụp vòm bàn chân) về lâu dài có thể gây ra các chứng bệnh về cơ xương khớp và cột sống. Theo thống kê của y khoa thế giới, có khoảng 30% dân số bị chứng bàn chân bẹt, bình thường thì nó không gây ra biến chứng gì, chỉ khi lớn tuổi và về già thì mới thấy rõ rệt. Trong Y học thể thao có một số bài tập giúp cải thiện chứng bàn chân bẹt, mời anh em tham khảo.

Lưu ý: Nếu nghi ngờ mình bị chứng bàn chân bẹt, anh em nên đi khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể theo từng trường hợp cụ thể.

Bài tập căng gót chân

  • Đứng dựa vào tường hoặc ghế (mục đích là cố định gót chân không di chuyển)
  • Bước chân kia lên trước, hay tay chống ngang hông
  • Đứng thẳng lưng, hạ đầu gối chân trước để cúi người tới trước, chân sau cố định để căng gót và gân Achilles
  • Giữ 30s
  • Làm mỗi chân 4 lần

Bài tập lăn banh tennis, banh golf

  • Ngồi trên ghế, thẳng lưng
  • Dùng lòng bàn chân lăn 1 trái banh tennis hoặc banh golf
  • Tập trung lực vào phần lõm của bàn chân (vòm bàn chân)
  • Lăn 2-3 phút rồi đổi chân

Bài tập chà khăn

  • Tương tự bài tập lăn banh tennis, bài này chúng ta dùng 1 cái khăn
  • Ngồi trên ghế, thẳng lưng, cố định gót chân
  • Dùng mũi chân lăn chiếc khăn vào trong
  • Làm 2-3 nhịp, mỗi nhịp 10-15 lần rồi đổi chân

Bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật khá phổ biến ở các nước Châu Á và phương Tây. Bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của bàn chân và gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ có bàn chân bẹt là gì? Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ càng sớm, hiệu quả hồi phục càng cao. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ từ 3 – 7 tuổi để phát hiện những bất thường, chữa trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau. Để tìm hiểu rõ hơn về hội chứng bàn chân bẹt, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury (Phòng khám ACC) qua video dưới đây:

Bàn chân bẹt hay bàn chân phẳng, là một tình trạng chân thiếu chức năng cơ học phổ biến tại Việt Nam. Đặc trưng của Bàn chân bẹt là thiếu kiến trúc ở vòm bàn chân, do đó lòng bàn chân thường áp sát với mặt đất.Trẻ nhỏ thường có một bàn chân phẳng cho đến khi gân, dây chằng và xương ở bàn chân trưởng thành. Người lớn có bàn chân bẹt thường gặp phải vấn đề về Viêm cân gan chân, viêm gân Achilles, đau gân xương chày hoặc cơ bắp chân sau. Khi có vấn đề bàn chân bẹt, gân và dây chằng ở bắp chân, bàn chân và mắt cá chân bị phá hỏng hoặc rách, các cấu trúc trong chân, đầu gối bị mài mòn và thoái hóa nhanh hơn những người có bàn chân trung lập.

Ảnh Chụp Xương Vòm Bàn Chân Bẹt Trước và Sau Trị Liệu

Nguồn gốc của bài tập Bàn Chân Bẹt?

Những bài tập bàn chân bẹt là tài liệu quý giá của Spenco Medical, mục đích chia sẽ chuyên môn giúp hàng triệu người thoải mái hơn trên mỗi bước đi. " Spenco Medical Corp. được sáng lập từ năm 1967 bởi Bác Sĩ người Mỹ Dr.Wayman Spence, ông đã đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu quan trọng về Y Học Thể Thao và Bàn Chân con người.

Cảm ơn Dr. Spence!

Lời khuyên: "Bạn hãy kiên nhẫn tập luyện nâng cao sức khỏe bàn chân của bạn và gia đình bạn. Các bài tập này có thể áp dụng cho trẻ nhỏ có bàn chân bẹt, giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như phát triển xương bàn chân đúng"

Bài Tập 1:

Tư thế ngồi như hình, đặt hai bàn chân dưới sàn, sau đó ngữa bàn chân mà vẫn tựa gót dưới sàn. Sau đó, co quắp nhanh các ngón chân. Nhớ giữ gót chân ở sàn. Tập 10 lần/ngày.

Bài Tập 2:

Ngồi tư thế thẳng lưng, xoay hai lòng bàn chân vào trong áp vào nhau, gót chạm sàn nhưng phần mũi chân không được chạm sàn.Khi làm như vậy, hai đầu gối phải được kẹp gần nhau.Giữ trong 20 giây, làm 5 lần/ngày

Bài Tập 3:

Co quắp nhanh các ngón chân của bạn. Hướng hai lòng bàn chân vào nhau. Sau đó kéo chân về phía cẳng chân. Làm 5 lần mỗi ngày.

Bài Tập 4:

Ngồi chống hai tay ở sau như hình. Tập kéo các ngón chân về phía bàn chân.Nâng cao phần lõm. Tập 10 lần/ngày.

Bài tập 5:

Đặt một chiếc khăn nhỏ hoặc vải bên dưới ngón chân của bạn. Nắm bắt nó,nhấc nó lên khỏi sàn nhà và nâng lên ngang tầm mắt, rồi đặt xuống sàn, tiếp tục với các ngón chân khác và lần lượt thay đổi chân. Tập mỗi bên 10 lần/ngày.

Bài tập 6:

Dùng ngón chân chụp nhanh lấy mẫu vải, tạo xung lực như chuột rút, nhằm luyện cơ gân chân. Tập mỗi chân 5 lần/ngày.

Bài Tập 7:

Đặt cây gậy nhỏ tròn bên dưới các ngón chân. Uốn cong ngón chân giữ gậy, kéo về phía cơ thể và đẩy ngược lại về phía trước. Tập mỗi 6-10 lần/ngày

Bài tập 8:

Chống cánh tay ở phía sau lưng. Nâng cao hông và chuyển trọng lượng dần xuống phần gót, lưu ý nâng phần mũi bàn chân không chạm đất. Tập 6-10 lần/ngày.

Bài tập9:

Đặt lòng bàn chân này, chéo lên mu bàn chân kia như hình. Chân phía dưới nâng lên, chân phía trên chống lại, để khoảng 10 giây, sau đó đổi chân, lặp lại 5 lần.

Bài tập10:

Từ vị trí chỗ ngồi, nâng hông của bạn, đồng thời dùng gót chân làm điểm tựa, tiếp đó chuyển trọng lượng từ gót đến ngón chân, chú ý giữ phần hông nâng ở trên. Sau đó dời lại về vị trí chỗ ngồi, lặp lại 5 lần

Bài tập11:

Mở đầu gối của bạn và áp lòng bàn chân và gót chân vào nhau. Giữ hai bàn chân nối liền nhau tại phần gót. Sau đó mở dần các ngón chân về hai hướng như hình. Làm 5 lần mỗi ngày

Bài Tập 12:

Bắt đầu từ vị trí với hai chân mở rộng. Tương tự như bài tập trên, bây giờ bạn chỉ tách đôi phần gót chân của bạn.Các Ngón của hai bàn chân vẫn nối liền với nhau. Làm 5 lần mỗi ngày.

Bài tập 13:

Ngồi thẳng, xem theo hướng mũi tên, di chuyển bàn chân từ mặt sàn và kéo về phía cẳng chân, giữ 3 giây, sau đó hạ bàn chân xuống gần sàn, lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập 14:

Tập Tương tự như trên, khi giữ 3 giây hãy kết hợp lung lay các đầu ngón chân của bạn

Bài tập 15:

Ngồi và đặt hai bàn chân của bạn gần nhau, quay lòng bàn chân để chúng áp vào với nhau.Đầu gối phải được giữ thẳng. Giữ nguyên 5 giây, lặp lại 5 lần

Bài tập 16:

Mở đầu gối của bạn một chút. Giữ gót chân không được di chuyển, sau đó, đưa hai đầu ngón chân cái chạm vào nhau, đồng thời rướn bàn chân về phía cẳng chân. Tập rướn như vậy 5 lần một ngày

Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn //spencovietnam.com là vi phạm bản quyền

Làm sao biết bé bị bàn chân bẹt?

Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt.

Chân bé bước đi không thẳng mà hình chữ V..

Khớp gối bị lệch theo hướng xoay chụm vào nhau..

Cổ chân xoay đổ ra ngoài hoặc vào trong..

Bàn chân không có lõm, dấu chân không để lại vết khuyết..

Chưa bàn chân bẹt hết bao nhiêu tiền?

Ghi chú.

Điều trị bàn chân bẹt mất bao lâu?

Theo ông, khả năng điều trị bàn chân bẹt thành công sẽ giảm dần theo độ tuổi. Cụ thể, những trẻ từ 15-16 tuổi, thời gian để trẻ cải thiện bàn chân bẹt là 5 năm, đối với người trưởng thành thì bàn chân bẹt không thể điều trị khỏi.

Tại sao bị bàn chân bẹt?

Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi. Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.

Chủ đề