Bài tập 1 trang 121 ngữ văn 10 tập 2 năm 2024

Mãi mãi tuổi hai mươi là một cuốn sách hay được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Chính vì vậy, hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi, rất hữu ích.

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

Hy vọng với tài liệu soạn văn lớp 10 được giới thiệu, các bạn học sinh sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

Câu 1. Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết - sáng tác…)

- Tình hình đất nước: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang trong giai đoạn phức tạp.

- Cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả: Tác giả vốn đang là một chàng sinh viên của Trường Tổng hợp (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhưng đã gia nhập quân ngũ trở, lên đường vào Nam.

- Điều kiện viết - sáng tác: Trên đường hành quân vào Nam.

\=> Tác phẩm là một cuốn nhật kí ghi lại hành trình gian khổ của người lính trên con đường giành lại độc lập cho đất nước, nhân dân.

Câu 2. Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết.

- Quan điểm nhìn nhận đời sống của người viết:

  • Bước ra khỏi cánh cửa giảng đường, sống cuộc đời của người lính, Nguyễn Văn Thạc trở nên sống có trách nhiệm hơn.
  • Mỗi chặng đường, anh đều ghi chép tỉ mỉ những sự kiện đã diễn ra. Cuốn nhật ký này không chỉ được viết bởi sự kiện, mà còn đan xen vào đó những ý nghĩ, suy nghĩ và đánh giá nhìn nhận bằng con mắt của người lính.
  • Qua những lần hành quân đã giúp người con trai ấy trở nên gần gũi thân quen hơn với cuộc sống thực tế.

- Cảm xúc, tâm trạng của người viết:

  • Tự hào, vui sướng khi được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh - “Một màu xanh bất diệt của sự sống”, hạnh phúc khi nhận ra được những điều ý nghĩa.
  • Bồi hồi, xúc động, nghẹn ngào vì sự thiêng liêng của buổi chia tay, tình cảm của người đưa tiễn.
  • Nhớ nhà, nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với Như Anh.

Câu 3. Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản.

- Giọng điệu trần thuật: Hồi tưởng về quá khứ, tự hào vui sướng trước hiện tại.

- Mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản: Tác giả suy ngẫm về sự lựa chọn của mình, hồi tưởng về ngày chia tay, trở về thực tại với niềm hạnh phúc, sung sướng khi được khoác lên bộ quân phục màu xanh.

Câu 4. Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.

Thông điệp của văn bản: Khơi gợi cho thế hệ trẻ ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Từ đó, chúng ta cần có được lí tưởng cao đẹp, xác định niềm đam mê để trở thành người có ích cho xã hội.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 121 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Văn bản Văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(1)

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

* * *

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

  1. Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.
  1. Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?

TRẢ LỜI BÀI 1 LUYỆN TẬP TRANG 121 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

  1. Văn bản là một bài thơ văn xuôi của Nguyễn Đình Thi. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng như nhau:

- Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

- Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.

Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng.

  1. Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống. Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là "Nơi dựa” cho người đàn bà; bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.

Cách trả lời 2

  1. Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: mở bài – kết bài.
  1. Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:

+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con mới chập chững biết đi.

+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững.

\=> Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” – chỗ dựa tinh thần – tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Văn bản Văn học tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chủ đề