Bài kiểm tra văn 1 tiết tiếng việt hk2 năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Để chứng minh cho luận điểm “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp”, tác giả Đặng Thai Mai đã xây dựng luận cứ như thế nào? Em hãy phân tích nghệ thuật xây dựng luận cứ của tác giả?

Câu 2. (5 điểm)

Tục ngữ có câu:

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

Em hãy viết bài văn chứng minh cho lời khuyên trên.

Quảng cáo

Bài kiểm tra văn 1 tiết tiếng việt hk2 năm 2024

Lời giải chi tiết

Câu 1. Câu hỏi này, các em phải dựa vào văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” để phân tích hiệu quả nghệ thuật trong xây dựng luận cứ của tác giả.

- Để chứng minh cho luận điểm “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp”, tác giả xây dựng luận cứ sau:

+ Luận cứ 1: Tiếng Việt đẹp về ngữ âm.

♦ Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú. Có sự hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và nhịp điệu.

♦ Tiếng Việt giàu thanh điệu (6 thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng và thanh ngang).

♦ Tiếng Việt là thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm.

+ Luận cứ 2: Tiếng Việt hay trong việc trao đổi tình cảm, ý nghĩa giữa người với người.

♦ Tiếng Việt có vốn từ vựng phong phú đa dạng; bản thân tiêng Việt có khả năng sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ví dụ: những từ ngữ hiện đại như tin học, vi tính, in-tơ-net...

♦ Tiếng Việt có khả năng trau dồi về hình thức diễn đạt. Cú pháp tiếng Việt có yêu cầu tự nhiên về sự hài hòa, cân xứng.

♦ Tiếng Việt có khả năng Việt hóa những từ ngữ và cách nói của dân tộc anh em để thỏa mãn nhu cầu thê hiện tình cảm, tâm hồn người Việt.

\=> Tác giả đã đưa ra những chứng cứ đầy đủ, toàn diện; sắp xếp chứng cứ theo trình tự khoa học, hợp lí.

Câu 2. Đây là đề quen thuộc, tích hợp đọc văn, làm văn.

*Hướng dẫn làm bài:

- Mở bài:

+ Muốn biến ước mơ thành hiện thực, mỗi con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, có ý chí, nghị lực vượt lên nhưng khó khăn gian khổ.

+ Vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính quan trọng dẫn đến thành công.

\=> Câu tục ngừ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên hữu ích đúng với mỗi con người và mọi thời đại.

- Thân bài:

+ Giải thích nghĩa đen: chú ý các từ, cụm từ.

“Công” là công sức lao động; mồ hôi, nước mắt.

“Sắt” là vật rắn, cứng. “Kim” là vật dụng dùng trong sinh hoạt.

- Nghĩa bóng: Làm bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất cũng phải kiên trì và nhẫn nại, vượt qua thử thách mới có ngày thành công.

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 - Đề 2 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, kèm lời giải chi tiết cho các bạn đánh giá so sánh, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 9 này. Mời các bạn cùng tham khảo

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 - Đề 2

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Câu: “Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang” sử dụng phép liên kết nào?

  1. Phép nối
  1. Phép thế
  1. Phép lặp
  1. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa

2. Trong các thành phần sau, đâu không phải là thành phần biệt lập

  1. Thành phần tình thái
  1. Thành phần cảm thán
  1. Thành phần trạng ngữ
  1. Thành phần phụ chú

3. Thành phần in đậm trong câu: “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ” đóng vai trò là:

  1. Chủ ngữ b. Khởi ngữ c. Vị ngữ d. Trạng ngữ

4. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hàm ý:

  1. Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ
  1. Tôi không phải là cái kho
  1. Chẳng ai biết lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy
  1. Ồ, việc quan chứ không phải như chuyện đàn bà của các chị

5. Từ in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bi bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  1. Thành phần trạng ngữ
  1. Thành phần tình thái
  1. Thành phần phụ chú
  1. Thành phần cảm thán

6. Trong các câu dưới đây, câu nào có chứa thành phần khởi ngữ:

  1. Tôi là con gái Hà Nội
  1. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
  1. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương
  1. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá

II. Tự luận (7 điểm)

1. (3đ) Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng các phương thức liên kết câu. Chỉ ra phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó và hiệu quả của phương tiện liên kết đó đối với đoạn văn em vừa tạo lập.

2. (2đ) Câu thơ sau sử dụng thành phần biệt lập nào? Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng thành phần biệt lập đó:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

3. (2đ) Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ được sử dụng trong các câu sau:

  1. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. ( Kim Lân – Làng)
  1. Tôi thì tôi xin chịu (Nam Cao)

Đáp án và thang điểm kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

a

c

b

c

b

b

II. Phần tự luận

1.

- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu. (0.5đ)

- Đoạn văn có sử dụng phương thức liên kết. (1đ)

- HS chỉ ra được phương thức liên kết (0.75đ)

- HS phân tích được hiệu quả của phương thức liên kết có trong đoạn văn. (0.75đ)

2.

- Câu thơ sử dụng thành phần tình thái: Hình như (1đ)

- Sự cảm nhận chưa dứt khoát, chưa chắc chắn về mùa thu của tác giả. Câu thơ diễn tả sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thầm hỏi đầy bối rối, mơ hồ của Hữu Thỉnh. Tâm hồn thi sĩ thật tinh tế và nhạy cảm biết chừng nào! (1đ)

3.

  1. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. ( Kim Lân – Làng) (1đ)
  1. Tôi thì tôi xin chịu (Nam Cao) (1đ)

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 - Đề 2 được VnDoc chia sẻ trên đây. Đây là liệu giúp các bạn ôn tập, rèn luyện trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19 nhằm củng cố kiến thức, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

  • Đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 2
  • Đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 4
  • Đề kiểm tra 1 tiết phần Truyện Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 1
  • Đề kiểm tra 1 tiết phần Truyện Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 2
  • Đề kiểm tra 1 tiết phần Truyện Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 3
  • Đề kiểm tra 1 tiết phần Truyện Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 4
  • Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 - Đề 1
  • Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 - Đề 3

.............................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 - Đề 2. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt