Bài 1 trang 27 sgk văn 8 tập 1 năm 2024

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 27 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Bố cục của văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, có bạn dự đinh sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau:

  1. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

– Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước.

– Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.

– Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

  1. Giải thích câu tục ngữ:

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn.

Theo em, cách sắp xếp trên đã hợp lý chưa? Nếu chưa hợp lý thì nên sửa lại như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 27 SGK Ngữ văn 8 tập 1

- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.

+/ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

+/ Sau đó chứng minh:

Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích ⟶ các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước ⟶ trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian)

Ghi nhớ

• Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

• Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

• Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

-----

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 27 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Bố cục của văn bản trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 27 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Bố cục của văn bản ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời bài 2 trang 27 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tham khảo câu trả lời

Trả lời chi tiết

Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:

– Khi sống trong những lời giả dối, thâm độc, xúc phạm của bà cô:

  • Dù non một năm Hồng không nhận được tin tức của mẹ nhưng em không hề trách hay ghét bỏ mẹ mình.
  • Căm ghét và mong muốn mãnh liệt muốn xóa bỏ những hủ tục đã đày đọa mẹ.
  • Bình tĩnh, tự tin đối đáp lại bà cô dù trong lòng vô cùng tổn thương.
  • Luôn tin rằng mẹ sẽ về mà không cần gửi thư bảo mẹ.

– Khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ:

  • Thoáng thấy bóng ai giống mẹ, em đuổi theo ngay.
  • Nhận ra mẹ, em thấy mẹ thật tươi đẹp lạ thường và thấy giây phút đó thật “rạo rực”
  • Được gặp mẹ Hồng sung sướng đến òa khóc, quên những tủi cực đã chịu mà chỉ tận hưởng sự vỗ về, yêu thương của mẹ.

Trả lời ngắn gọn

Văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những tình cảm yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh, dựa trên chủ đề đó chúng ta có thể sắp xếp các ý trong bài văn như sau:

  • Phản ứng tâm lí của cậu bé Hồng trước những lời xúc phạm của người cô đối với mẹ.
  • Cảm giác sung sướng hạnh phúc rạo rực ngây ngất của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

- Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:

  • Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.
  • Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.
  • Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ
  • Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.

--

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 27 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Bố cục của văn bản trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

Em được dự một buổi thuyết trình về tác phẩm văn học yêu thích. Hãy lắng nghe và ghi lại những ý chính của bài thuyết trình để làm tư liệu học tập.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thu thập và tổng hợp thông tin

Lời giải chi tiết

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.

Chủ đề