Bác sĩ phục hồi chức năng là gì năm 2024

Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hưng hiện đang sống và làm việc Kiên Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của các bác sĩ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được quy định tại Mục 55 Phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:

  1. NHIỆM VỤ:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sử dụng thuốc.

2. Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.

3. Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.

4. Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát, xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường.

5. Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:

  1. Người bệnh nặng, nguy kịch.
  1. Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh thuyên chuyển chậm hoặc không có kết quả.

6. Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do trưởng khoa phân công. Trước khi thực hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho người bệnh.

7. Hàng ngày phải kiểm tra.

  1. Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh.
  1. Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ ngay.
  1. Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

8. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho bác sĩ thường trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh.

9. Tham gia thường trực theo lịch phân công của trưởng khoa.

10. Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của giám đốc và trưởng khoa.

11. Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.

12. Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa.

13. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự phân công của trưởng khoa và giám đốc bệnh viện.

14. Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.

15. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

16. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các công việc được phân công.

17. Tiếp đón người bệnh đến khám theo đúng quy chế công tác khoa khám bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và phục hồi chức năng thích hợp.

18. Thực hiện các kỹ thuật về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, hướng dẫn kỹ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kỹ thuật phục hồi và sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu.

19. Tham gia công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

II. QUYỀN HẠN:

1. Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh theo quy chế bệnh viện.

2. Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.

3. Chỉ định và hướng dẫn các phương pháp điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phần quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được khả năng hoạt động với sức mạnh ban đầu, trở lại với cuộc sống bình thường. Người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu & phục hồi chức năng theo giáo án được chỉ định bởi kỹ thuật viên và bác sĩ để đảm bảo được mức độ an toàn trong điều trị, nâng cao khả năng hồi phục.

Bác sĩ phục hồi chức năng học gì?

Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng là ngành học đào tạo ra các bác sĩ nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại các chức năng đã bị giảm hoặc bị mật cho người tàn tật để họ xử trí tốt hơn tình trạng tàn tật của mình. Mục tiêu của ngành học là đào tạo và rèn luyện đội ngũ bác sĩ có phẩm chất đạo đức đúng mực.

Tại sao phải phục hồi chức năng?

Mục đích của phục hồi chức năng Mục tiêu quan trọng nhất của phục hồi chức năng là giúp người bệnh có thể hồi phục các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, từ đó có thể tự lập trong sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ: Người đã bị đột quỵ cần phục hồi chức năng để có thể mặc quần áo hoặc tắm rửa mà không cần trợ giúp.

Phục hồi chức năng gồm những gì?

Phục hồi chức năng là một tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh và người khuyết tật (sau đây gọi chung là người bệnh) phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, ...

Bác sĩ phục hồi chức năng tiếng Anh là gì?

Rehabilitation là một chuyên khoa của bác sĩ (rehabilitation doctor or physician \= BS PHCN), physiotherapy là một chuyên khoa của hệ thống KTYH (physiotherapist = KTV VLTL).